Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 59 - 76)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

2.2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã

Sau khi có Quyết định giao dự toán, kế toán xã phân bổ chi tiết dự toán chi và lập dự toán chi ngân sách cấp xã theo quý, năm trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

b) Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp xã

+ Phương thức tổ chức quản lý các khoản thu ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Nam Định:

Căn cứ vào dự toán thu theo tháng, quý đã báo cáo Chủ tịch UBND xã, trước khi đến thời điểm huy động Bộ phận tài chính, kế toán xã báo cáo lại UBND xã, đồng thời thông báo rộng rãi, công khai cho các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp chuẩn bị sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ nộp của mình.

UBND các xã căn cứ vào đặc điểm hình thành nguồn thu của mỗi khoản thu, Bộ phận tài chính, kế toán xã lựa chọn thời điểm huy động cho phù hợp. Như đối với khoản thu hoa lợi công sản nên lựa chọn thời điểm thu theo mùa vụ thu hoạch thì người nộp dễ thực hiện nghĩa vụ của họ.

Tùy theo phạm vi phát sinh của mỗi khoản thu mà tổ chức lực lượng thu và địa điểm thu nộp cho phù hợp. Nếu phạm vi phát sinh của một khoản thu nào đó rộng thì cần sử dụng thêm lực lượng ủy nhiệm thu. Cụ thể như đối với khoản thu đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng của xã được tính theo đầu người, theo độ tuổi cần sử dụng ủy nhiệm thu tại các xóm hoặc các đội.

Về nguyên tắc các khoản thu do Bộ phận tài chính, kế toán xã tổ chức thu cũng phải nộp kịp thời vào Kho bạc Nhà nước. Mọi khoản thu vào ngân sách xã đều phải thu bằng biên lai hoặc phiếu thu do Bộ Tài chính phát hành và ghi đủ số liên theo quy định để giao cho người nộp 1 liên và làm cơ sở để hạch toán thu ngân sách xã. Hàng tháng, kế toán xã phải lập bảng kê chi tiết để theo dõi các khoản thu nộp của người dân.

Việc tổ chức quản lý số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: UBND các xã căn cứ vào số bổ sung mà ngân sách cấp trên đã thông báo chính thức khi giao nhiệm vụ năm kế hoạch; căn cứ vào số thu bổ sung trong dự toán thu quý đã báo cáo với Phòng Tài chính huyện, hàng tháng các xã đề nghị Phòng Tài chính huyện cấp phát số bổ sung cho ngân sách xã. Căn cứ vào dự toán số cấp bổ sung cho từng xã và khả năng cân đối của ngân sách huyện, Phòng Tài chính huyện thông báo số bổ sung hàng tháng cho xã chủ động điều hành ngân sách. Phòng Tài chính huyện phải cấp ngay cho xã khi xã yêu cầu và cấp đủ số đã thông báo cho xã trong phạm vi tháng đó.

+ Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2017:

Tổng thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2013 2017 của tỉnh Nam Định là 7.324 tỷ - đồng, bình quân 1.464,8 tỷ đồng/năm; tốc độ tăng thu bình quân 17%/năm, nếu so sánh với tổng thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2008 2012 là 2.866 tỷ đồng, thì thu ngân sách - cấp xã giai đoạn 2013 2017 tăng khoảng 1,55 lần. Chi tiết các năm như sau:-

- Năm 2013 tổng thu ngân sách cấp xã toàn tỉnh là 937 tỷ đồng, bình quân một xã 4.092 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2012;

- Năm 2014 tổng thu ngân sách cấp xã toàn tỉnh là 1.383 tỷ đồng, bình quân một xã 6.039 triệu đồng, tăng 48% so với năm 2013.

- Năm 2015 tổng thu ngân sách cấp xã toàn tỉnh là 1.489 tỷ đồng, bình quân một xã 6.502 triệu đồng, tăng 8% so với năm 2014.

- Năm 2016 tổng thu ngân sách cấp xã toàn tỉnh là 1.727 tỷ đồng, bình quân một xã 7.541 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2015.

- Năm 2017 tổng thu ngân sách cấp xã toàn tỉnh là 1.788 tỷ đồng, bình quân một xã 7.808 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2016.

Bảng số 2.2: Thu ngân sách cấp xã tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Tổng cộng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng thu 7.324 937 1.383 1.489 1.727 1.788

1 Thu thường xuyên 780 135 163 151 158 173

Thu thường xuyên cố định

tại xã 444 80 85 88 94 97

Thu điều tiết để chi thường

xuyên 336 55 78 63 64 76

2 Thu không thường xuyên 2.045 276 403 395 457 514

3 Thu bổ sung 4.499 526 817 943 1.112 1.101

(Nguồn: Phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định– )

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.3: Thu ngân sách cấp xã tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2017

Qua phân tích, so sánh thu ngân sách giữa các năm ta thấy tốc độ tăng trưởng thu ngân sách cấp xã khá cao nhưng xét về cơ cấu thu ngân sách cấp xã chưa bền vững còn phụ thuộc nhiều các khoản thu không thường xuyên và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Cơ cấu thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2013-2017: thu không thường xuyên chiếm 28% tổng thu ngân sách và thu bổ sung (bao gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu) chiếm 61% tổng thu ngân sách cấp xã, trong khi đó các khoản thu thường xuyên (bao gồm thu thường xuyên cố định và thu điều tiết để chi thường xuyên) chỉ chiếm tỷ trọng 11% tổng thu ngân sách, điều này cho thấy những mặt còn hạn chế trong khả năng khai thác các nguồn thu mang tính thường xuyên, ổn định tại các xã trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Thu thường xuyên cố định tại xã; 6%

Thu điều tiết để chi thường xuyên; 5%

Thu không thường xuyên; 28%

Thu bổ sung; 61%

Thu thường xuyên cố định tại xã Thu điều tiết để chi thường xuyên Thu không thường xuyên

Thu bổ sung

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn thu ngân sách cấp xã tỉnh Nam Định

Theo tính chất các khoản thu ngân sách cấp xã, có thể phân nguồn thu ngân sách cấp xã thành các loại nguồn thu sau: các khoản thu thường xuyên; các khoản thu không thường xuyên và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

* Thu thường xuyên ngân sách cấp xã

Thu thường xuyên ngân sách cấp xã là những khoản thu mang tính chất ổn định cao, khoản thu này bao gồm các khoản như: thu từ quỹ đất công ích 5%, thu hoa lợi công sản, thu hoạt động sự nghiệp, thu phí và lệ phí, thu khác ngân sách và các khoản thu điều tiết ngân sách cấp xã được hưởng theo quy định.

Các khoản thu này có vị trí quan trọng trong tổng thu ngân sách cấp xã, là nguồn thu chủ yếu để đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách cấp xã như: chi cho con người, chi hoạt động của cơ quan Đảng, chính quyền đoàn thể, chi đảm bảo xã hội, chi an ninh quốc phòng.

Tổng thu thường xuyên ngân sách cấp xã 5 năm (2013 2017) của tỉnh Nam Định - là 780 tỷ đồng; bình quân 681 triệu đồng/xã/năm; so với giai đoạn (2008-2012) là 648 triệu đồng/xã/năm, tăng 5%. Tốc độ tăng thu giữa các năm không ổn định, cá biệt có năm thu thường xuyên tại xã còn bị giảm, cụ thể: năm 2013 so với năm 2012 tăng 13%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 20%; năm 2015 so với năm 2014 giảm 7%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 5%; năm 2017 so với năm 2016 tăng 9%.

Sở dĩ tình hình thu thường xuyên tại xã có biến động như vậy là do nguyên nhân khách quan: những năm 2015, 2016 là những năm bị khủng hoảng kinh tế của cả nước cũng như của toàn cầu tác động, các xã, phường, thị trấn đã xây dựng phương án bán đất để xây dựng hạ tầng nhưng thị trường bất động sản năm 2015 bị đóng băng dẫn đến các khoản thu điều tiết như thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thuế nhà đất); lệ phí trước bạ không thực hiện được như dự toán đầu năm. Mặt khác, khủng hoảng kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu thuế GTGT + thuế TNDN trên địa bàn bị suy giảm. Đến năm 2017, khi nền kinh tế đã bước đầu có khởi sắc thì các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết trên địa bàn các xã, phường, thị trấn đã dần đã dần được cải thiện.

Trong thu thường xuyên ngân sách cấp xã gồm: thu thường xuyên cố định tại xã và thu điều tiết:

- Thu thường xuyên cố định tại xã:là các khoản thu phát sinh thường xuyên hàng năm, do chính quyền xã tổ chức thu và ngân sách cấp xã hưởng 100%. Tổng thu cố định tại xã 5 năm (2013 2017) là 444 tỷ đồng, chiếm 57% trong tổng thu thường xuyên, bình - quân 388 triệu đồng/xã/năm so với giai đoạn 2008 2012 là 425 triệu đồng/xã/năm giảm - 9%. Sở dĩ có tình trạng này là do giai đoạn này tỉnh Nam Định quy hoạch theo hướng phát triển nông thôn đa ngành nghề, lấy đất công ích để phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống do đó diện tích quỹ đất công ích ngày càng bị thu hẹp dẫn đến nguồn thu từ quỹ đất công ích ngày càng giảm.

Bảng số 2.3: Thu thường xuyên ngân sách cấp xã 5 năm 2013-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Tổng

cộng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 I Thu thường xuyên cố định

tại xã 444 80 85 88 94 97

1 Thu từ quỹ đất công ích và

HLCS 275 52 57 56 56 54

2 Thu hoạt động kinh tế và SN 21 5 4 3 5 4

3 Phí và lệ phí 71 13 13 14 15 16

4 Thu khác 77 10 11 15 18 23

II Thu điều tiết để chi thường

xuyên 336 55 78 63 64 76

1 Thuế sử dụng đất nông

nghiệp

2 Thuế thu nhập cá nhân 62 16 14 14 18

3 Thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp 73 16 18 12 13 14

4 Thuế môn bài 29 5 6 6 6 6

5 Lệ phí trước bạ 26 4 6 5 4 7

6 Thuế GTGT+TNDN NQD 131 28 28 23 24 28

7 Thu cho thuê mặt đất, mặt

nước 12 1 2 3 3 3

8 Thu điều tiết khác 3 1 2

Tổng thu thường xuyên 780 135 163 151 158 173 (Nguồn: Phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định– ) Trong thu thường xuyên cố định tại xã gồm: thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản; thu hoạt động sự nghiệp; thu phí và lệ phí và thu thường xuyên khác. Số thu cụ thể được thể hiện qua biểu sau:

Bảng số 2.4: Tổng thu thường xuyên cố định tại xã trong 5 năm và tỷ trọng các khoản thu

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ

trọng

Bình quân/năm

Bình quân/xã/năm Thu thường xuyên cố

định tại xã 444.000 100%

1 Thu từ quỹ đất công ích

và HLCS 275.000 62% 55.000 240

2 Thu hoạt động kinh tế

và SN 21.000 5% 4.200 18

3 Phí và lệ phí 71.000 16% 14.200 62

4 Thu khác 77.000 17% 15.400 67

(Nguồn: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định)

Thu từ quỹ đất công ích và HLCS; 62%

Thu hoạt động kinh tế và SN; 5%

Phí và lệ phí; 16%

Thu khác 17%; Thu từ quỹ đất công ích và

HLCS

Thu hoạt động kinh tế và SN

Phí và lệ phí Thu khác

Hình 2.5: Tỷ trọng các khoản thu thường xuyên cố định tại xã trong 5 năm

Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy các khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; thu phí và lệ phí có số thu ổn định giữa các năm và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu thường xuyên cố định tại xã, tuy nhiên khoản thu hoạt động sự nghiệp có số thu rất thấp, không đáng kể.

Trong cơ cấu thu thu thường xuyên cố định tại xã khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản có ý nghĩa quan trọng (chiếm 62%) và là nguồn thu chủ yếu cho nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách cấp xã. Từ đó, chính quyền địa phương cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ khoản thu này. Nhược điểm của khoản thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản là bị hạn chế về quy mô do quỹ đất có hạn nên để đảm

bảo hiệu quả trong việc khai thác khoản thu này, hàng năm chính quyền cơ sở phải tổ chức kiểm kê, kiểm soát, xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất công theo hướng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; đồng thời phải có kế hoạch tổ chức đấu thầu, khoán thầu quỹ đất công hợp lý, tuân theo đúng quy định để tăng nguồn thu cho ngân sách cấp xã.

- Thu điều tiết ngân sách cấp xã để chi thường xuyên: là các khoản thu điều tiết các cấp ngân sách trong đó có phần ngân sách cấp xã được hưởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

Bảng số 2.5: Cơ cấu các khoản thu điều tiết giai đoạn 2013-2017

TT Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 Thu điều tiết để chi thường xuyên 100% 100% 100% 100% 100%

1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 0% 0% 0% 0% 0%

2 Thuế thu nhập cá nhân 0% 21% 22% 22% 24%

3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 29% 23% 19% 20% 18%

4 Thuế môn bài 9% 8% 10% 9% 8%

5 Lệ phí trước bạ 7% 8% 8% 6% 9%

6 Thuế GTGT+TNDN NQD 51% 36% 37% 38% 37%

7 Thu cho thuê mặt đất, mặt nước 2% 3% 5% 5% 4%

8 Thu điều tiết khác 2% 3% 0% 0% 0%

(Nguồn: Phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định– ) Trong những năm qua, các khoản thu điều tiết được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo sát sao. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về giao dự toán thu ngân sách hàng năm, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn lập và phân giao dự toán thu ngân sách cho các xã, phường, thị trấn đảm bảo dự toán tỉnh giao.

Hàng năm, cơ quan thuế phối kết hợp với hội đồng tư vấn thuế đã tiến hành điều tra, kê khai và duyệt bộ thuế đối với các hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn. Các xã, phường, thị trấn đã tích cực chủ động kết hợp với cơ quan thu và các ngành chức năng triển khai đôn đốc thu nộp ngân sách. Cùng với sự quan tâm đó, quy mô các khoản thu ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Trong cơ cấu các khoản thu điều tiết cho xã có một số khoản thu tương đối ổn định và ngày càng có vai trò quan trọng là khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: khoản thu này bao gồm các khoản thu chủ yếu là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. Tổng số thu 5 năm từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 160 tỷ đồng, chiếm 20,5% trong tổng thu thường xuyên, bình quân 140 triệu đồng/xã/năm.

Nhìn trong dài hạn, để đảm bảo cho sự tăng trưởng về thu ngân sách đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngoài việc phải chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu thì chính quyền các cấp phải có các biện pháp chống nợ đọng, thất thu thuế. Việc áp dụng cơ chế ủy nhiệm thu cho UBND xã có thể là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng tính chủ động cho chính quyền xã và tăng thu ngân sách cấp xã.

* Thu không thường xuyên: bao gồm các khoản thu như thu đóng góp tự nguyện của nhân dân, thu cấp quyền sử dụng đất, thu lao động công ích, thu kết dư ngân sách; các khoản thu này phần lớn dành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản của xã.

Tổng thu không thường xuyên ngân sách cấp xã giai đoạn (2013-2017) là 2.045 tỷ đồng, chiếm 28% trong tổng thu ngân sách cấp xã, bình quân 1.786 triệu đồng/xã/năm, tốc độ tăng thu bình quân vào khoảng 18%/năm. So với giai đoạn 2005- 2009 là 922 triệu đồng/xã/năm, tăng 94%.

Bảng số 2.6: Thu không thường xuyên giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Tổng

cộng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1 Thu đóng góp tự nguyện 267 31 49 61 61 65

2 Thu tiền sử dụng đất 819 62 200 111 184 262

3 Thu đền bù khi NN thu hồi đất 153 30 48 26 28 21

4 Thu kết dư ngân sách 464 123 66 98 99 78

5 Thu chuyển nguồn năm trước 308 30 38 88 74 78

6 Thu để lại quản lý qua ngân sách 34 2 11 11 10

Tổng cộng 1.703 276 403 395 457 514

(Nguồn: Phòng Quản lý Ngân sách Sở Tài chính tỉnh Nam Định– ) Khoản thu đóng góp tự nguyện: trong 5 năm là 267 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16%

trong tổng các khoản thu không thường xuyên và có xu hướng ổn định trong các năm.

Khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân tại xã được theo cơ chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh dân chủ và thực hiện Chỉ thị số 24/CT TTg ngày 01/11/2007 của Thủ - tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh phí và

lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Theo đó:

“Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện. HĐND, Ủy ban nhân dân các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng”. Thu đóng góp tự nguyện hàng năm được dân thảo luận và thực hiện theo Nghị quyết của HĐND xã, chủ yếu để chi xây dựng cơ sở vật chất như trường học, trạm xá, đường giao thông liên thôn, liên xã, đường điện, các công trình văn hoá thuộc xã quản lý.

Thu cấp quyền sử dụng đất: là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong thu không thường xuyên và trong thu ngân sách; đây là nguồn thu chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương. Tổng thu tiền cấp quyền sử dụng đất trong 5 năm từ 2013 đến 2017 là 819 tỷ đồng, chiếm 48% tổng thu không thường xuyên và chiếm 11% tổng thu ngân sách cấp xã so với giai đoạn 2008 2012 là 529 tỷ đồng, tăng 55%. - Tuy nhiên, số thu này không ổn định giữa các năm trong giai đoạn 2013-2017.

Đây là nguồn thu được nhà nước quy định để đầu tư XDCB ở xã nhưng số thu phát sinh không đồng đều giữa các xã, do phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu cấp đất của các xã, khả năng sinh lợi từ đất, tiềm lực tài chính của dân cư. Mặt khác, nguồn thu này cũng có sự chênh lệch giữa xã ven thành phố, thị trấn, thị tứ với các xã vùng đồng bằng, nội địa và ven biển. Ngay trong một huyện, một vùng cũng có sự khác nhau, vì đất ven đô thị, ven đường giao thông lớn, những vị trí có điều kiện thuận lợi thì có giá thu cao hơn.

Tuy nhiên, nguồn thu cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh còn phụ thuộc vào:

“Quy định về tỷ lệ điều tiết cho từng cấp ngân sách và chất lượng của công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất”. Thực tế ở Nam Định cho thấy, tỷ lệ điều tiết tiền cấp quyền sử dụng đất có ảnh hưởng khá lớn tới việc quyết định có tổ chức đấu giá đất hay không của chính quyền cơ sở. Bởi vì, đất công ích khi đã cấp, bán là nguồn tài nguyên không còn được tái tạo. Mặc dù nhu cầu nguồn vốn cho đầu tư XDCB của xã rất lớn, nhưng quỹ đất ở quy hoạch lại có hạn; nếu phần ngân sách cấp xã được hưởng thấp, các xã hạn chế đấu giá đất.

Từ năm 2010, tiền thu từ cấp quyền sử dụng đất phải trích tối thiểu 30% tổng thu để lập quỹ phát triển đất theo quy định của Nghị định số 69/2008/NĐ CP của Chính - phủ và Thông tư số 18/2009/TT BTC của Bộ Tài chính trước khi phân bổ theo tỷ lệ - điều tiết cho các cấp ngân sách.

Mặt khác, thu đấu giá quyền sử dụng đất còn ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan đó là chất lượng công tác tổ chức đấu giá. Ở Nam Định quy trình tổ chức đấu giá đất được tổ chức khá nghiêm ngặt theo Quyết định số 216/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ và -

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)