Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 84 - 88)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại

Thứ nhất, Do nhận thúc chưa đầy đủ về tầm quan trọng và vai trò của ngân sách cấp xã nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành chưa sâu sát.

Vai trò quản lý nhà nước của các cấp các ngành trong công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên liên tục, chưa phát hiện kịp thời những sai sót, sai phạm để uốn nắn, xử lý.

Thứ hai, Chính quyền các địa phương chưa nhận thức thấu đáo các quy định của nhà nước về quản lý đất đai, quản lý tài chính ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; nên còn buông lỏng quản lý trong công tác giao đất thu tiền trái thẩm quyền; giao thầu, khoán thầu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản còn tùy tiện, vượt quá thời gian cho phép và chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở vượt thẩm quyền, sai quy định.

Quản lý, sử dụng các khoản chi hỗ trợ nhất là các khoản hỗ trợ cho dân sai mục đích, không đúng đối tượng, không công khai dân chủ gây thắc mắc khiếu kiện trong dân; đầu tư xây dựng cơ bản tính toán không chặt chẽ, vượt quá nguồn lực của xã; đối tượng thụ hưởng ngân sách quá lớn, chưa phù hợp với nguồn thu còn hạn chế của ngân sách cấp xã, dẫn tới công nợ lớn.

Thứ ba,chưa có biện pháp xử lý rõ ràng đối với người phê duyệt dự án đầu tư khi chưa có nguồn vốn, biện pháp xử lý đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong công tác quyết toán vốn đầu tư chậm trễ.

Thứ tư, Sự phối kết hợp giữa các cấp và ngành trong chỉ đạo, điều hành ngân sách cấp xã chưa thật chặt chẽ; bên cạnh những nơi phối hợp khá tốt, còn một số địa phương thực hiện chưa tốt nên khó khăn vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời, còn để tình trạng chính quyền xã, nhất là thôn, đội xảy ra những vi phạm nghiêm trọng những quy định của nhà nước phải xử lý.

Thứ năm, Mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách cấp xã nói riêng trong những năm vừa qua đã được tăng cường và

củng cố. Tuy nhiên so với yêu cầu quản lý tài chính ngân sách cấp xã trong giai đoạn mới hiện nay thì vẫn còn bất cập, đặc biệt trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách cấp xã vẫn còn thấp, có cán bộ chưa qua đào tạo. Khả năng ứng dụng tin học vào quản lý vẫn còn ở mức thấp. Việc triển khai phần mềm kế toán xã ở Nam Định đạt hiệu quả chưa cao chủ yếu do trình độ của cán bộ tài chính xã chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ sáu,do điều kiện làm việc về cơ sở vật, trang thiết bị của chính quyền xã nói chung và cho Bộ phận tài chính, kế toán xã nói riêng còn nhiều bất cập; nhiều trụ sở xã đã xuống cấp; phương tiện đi lại khó khăn; khả năng truy cập, cập nhật văn bản chế độ chính sách của nhà nước còn nhiều hạn chế. Những nhân tố khách quan này vừa ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc, vừa làm giảm khả năng cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính xã.

- Nguyên nhân bên ngoài:

Thứ nhất, Hệ thống NSNN hiện hành mang tính chất lồng ghép đã ảnh hưởng đến quá trình cân đối ngân sách cấp xã

Hệ thống NSNN của nước ta có một đặc điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. Đó là tính “lồng ghép”: NSNN bao gồm NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (NSĐP). Cả 4 cấp ngân sách hợp chung thành hệ thống NSNN.

Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Ngân sách cấp trên không chỉ bao gồm cả ngân sách cấp mình mà còn gồm cả ngân sách cấp dưới. Ngân sách cấp xã được “lồng” vào ngân sách cấp huyện. Ngân sách cấp huyện được “lồng”

vào ngân sách cấp tỉnh. Ngân sách cấp tỉnh được “lồng” vào NSTW. Do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN mà nhiều chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dưới do cấp trên ấn định. Điều này đã không khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi, lập dự toán ngân sách tích cực mà thường có xu hướng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để được nhận trợ cấp nhiều hơn.

Thứ hai, Trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương còn thấp; tiềm năng phát triển kinh tế không cao đã làm cho khả năng thu ngân sách của địa phương nói chung còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chi ngân sách cấp xã. Mặt khác, ở Nam Định đang tồn tại sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế ở các xã, phường, thị trấn như đã nêu ở trên nên nguồn thu ở các xã trong cùng một huyện có sự chênh lệch đáng kể trong khi không thể điều tiết được số thu từ xã giàu sang xã nghèo nên việc khuyến khích các xã phát triển nguồn thu gặp khó khăn.

Thứ ba, Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa bao quát hết đặc điểm riêng có của ngân sách cấp xã, còn nhiều bất cập; ngân sách cấp xã tuy là một cấp ngân sách nhưng thực chất chưa hoàn chỉnh, không điều chuyển được từ xã có số thu cao sang xã

có số thu thấp, khó khăn cho việc quản lý điều hành. Ngân sách cấp xã phải tự trang trải là chính, ngân sách nhà nước mới chỉ hỗ trợ những khoản chi thường xuyên chủ yếu để thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước; chưa thực sự thực hiện được sự cân đối thu chi và bổ sung cân đối ngân sách như các cấp ngân sách cấp trên, chi đầu – tư chủ yếu do dân đóng góp xây dựng các công trình dân hưởng lợi là chính nên khó khăn cho đầu tư các công trình công quyền như trụ sở Đảng uỷ, UBND xã.

Thứ tư, do những ảnh hưởng từ tư duy quản lý nên hoạt động của bộ máy hành chính xã còn khá trì trệ; vẫn còn những biểu hiện tuỳ tiện trong quản lý thu chi ngân sách cấp xã làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý ngân sách ở địa phương.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước còn nhiều mặt bất cập.

Công tác thanh tra chưa thường xuyên, tác dụng của thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý ngân sách cấp xã. Kỹ thuật tổ chức hệ thống kiểm soát thu, kiểm soát chi NSNN và thanh tra tài chính còn chưa được tổ chức thống nhất đồng bộ nên luôn xảy ra tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, kiểm soát, gây phiền nhiễu cho các đơn vị cơ sở trong khi vẫn không đảm bảo được hiệu quả kiểm tra, kiểm soát.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát được đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến công tác quản lý ngân sách cấp xã của tỉnh Nam Định; Phản ánh thực trạng tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã, tình hình phân cấp quản lý ngân sách cấp xã tỉnh Nam Định giai đoạn 2013 2017; Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp - xã tỉnh Nam Định từ năm 2013 đến năm 2017 từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán ngân sách cấp xã; Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách cấp xã tỉnh Nam Định; phân tích những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác quản lý ngân sách cấp xã của tỉnh Nam Định giai đoạn 2013-2017.

Những nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện ở chương 2 là một trong những cơ sở thực tiễn tạo điều kiện tốt cho những nghiên cứu và đề xuất giải pháp ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá quản lý ngân sáh nhà nướ ấp xã trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)