CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

Bảng 1: Tình hình sản xuất rau của Việt Nam qua 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

Diện tích Nghìn ha 722,00 766,04 783,66 44,04 106,10 17,62 102,30 Năng suất Tấn/ha 15,90 16,31 16,46 0,41 102,58 0,15 100,92 Sản lượng Nghìn tấn 11.479,80 12.494,10 12.899,00 1014,30 108,84 404,90 103,24

(Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn chung năng suất, sản lượng, diện tích trồng rau của cả nước đều tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng này không đều giữa các năm.

Cụ thể, so với năm 2009 thì ta thấy sản lượng rau của năm 2010 đạt 108,84%, tăng 8,83% hay tăng 1.014,3 nghìn tấn. Sản lượng tăng là do diện tích tăng 6,10%, tức là tăng 44,04 nghìn ha và năng suất tăng 2,58%, tăng 0,41 tấn/ha

Và tổng sản lượng rau của năm 2011 đạt 103,24% tăng 3,24% hay tăng 404,9 nghìn tấn so với năm 2010, trong đó tổng diện tích trổng rau các loại trên cả nước tăng 2,3% tức tăng 17,62 nghìn ha đồng thời năng suất tăng 0,92%, tức tăng 0,15 tấn/ha.

Sở dĩ có sự tăng lên qua các năm là do hoạt động trồng rau đang ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Từ đó người dân đã chủ động chuyển dịch diện tích trồng cây có hiệu quả thấp sang trồng rau.

Sản xuất rau hướng nông nghiệp công nghệ cao đang dần hình thành. Nhiều vùng đã có mô hình trồng rau trong nhà kính để chống lại những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết cũng như hạn chế sâu bệnh phá hoại, và đã từng bước áp dụng nghiên cứu khoa học trong trồng rau như nghiên cứu ra các giống với tăng năng suất.

Đồng thời Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng có những chính sách để thúc đẩy phát triển vùng rau an toàn, rau sạch, phát triển một số loại rau bản địa có giá trị kinh tế cao, coi đây là cây trồng quan trọng để xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Và theo định hướng của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam thì không ngừng nâng cao năng suất, diện tích trồng rau trên cả nước, và sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ngay thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.

1.2.2. Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2: Tình hình sản xuất rau của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

Diện tích Ha 4479,06 4783,13 4927,19 304,07 106,79 144,06 103,01

Năng suất Tấn/ha 9,10 9,32 9,51 0,22 102,42 0,19 102,04

Sản lượng Tấn 40.781,87 44.602,65 46.887,13 3820,78 109,37 2284,48 105,12 (Nguồn: Báo cáo thống kê diện tích gieo trồng cây hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế)

Diện tích sản xuất rau hàng năm trên toàn tỉnh từ năm 2009 đến năm 2011 biến động liên tục, đều tăng qua các năm, nhưng tăng không đều nhau qua các năm. Năm 2010 tổng diện tích sản xuất rau đạt 106,79% , tăng 6,79% tức tăng 304,07 ha so với năm 2009, và tổng diện tích sản xuất rau năm 2011 so với năm 2010 chỉ đạt 103,01%, tăng 3,01% tức chỉ tăng 144,06 ha. Nguyên nhân là trong 2 năm 2010 và 2011 người dân đã chủ động phòng chống lũ bão và hạn hán kéo dài nên đã hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng bất lợi của thời tiết đến tổng diện tích sản xuất rau.

Năng suất qua các năm đã có sự chuyển biến rõ, nhưng mức tăng không đáng kể.

Năng suất liên tục tăng qua 3 năm, với mức tăng cao nhất 0,22 tấn/ha của năm 2010 so với năm 2009, và tăng 0,19 tấn/ha năm 2011 so với năm 2009. Sự tăng lên của năng suất là do người dân đã phần nào áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau, và đã đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cùng với sự tăng lên của diện tích và năng suất thì sản lượng cũng tăng qua các năm. Cụ thể, sản lượng năm 2010 tăng 3820,78 tấn so với năm 2009, và sản lượng năm 2011 tăng 2284,48 so với năm 2010.

Có thể nói, sự tăng lên trong kết quả sản xuất rau của toàn tỉnh ngoài những nhân tố khách quan thì cần nói đến sự chỉ đạo của các cấp ban ngành đến hoạt động sản xuất.

Và trong những năm gần đây,tỉnh đã đầu tư, thí điểm những dự án và mô hình trồng rau an toàn ở các huyện, cùng với sự tập huấn kỹ thuật cho người nông dân của trung tâm khuyến nông, trường Đại học Nông Lâm Huế, đã phần nào làm tăng năng suất sản xuất rau của tỉnh. Riêng huyện Quảng Điền,tỉnh đang thí điểm mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Quảng Thành và bước đầu đã đem lại hiệu quả cao.

1.2.3. Tình hình sản xuất rau ở huyện Quảng Điền

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp rộng lớn, nằm trong vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất rau thì trồng rau được xem là một nghề có từ lău năm tại huyện Quảng Điền. Trồng rau không những làm tăng thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn là một hoạt động đóng góp không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sản xuất rau do thay đổi sản xuất rau theo hướng hàng hoá.

Bảng 3: Tình hình sản xuất rau của huyện Quảng Điền giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 10/09 11/10

+/- % +/- %

Diện tích Ha 641,1 682,4 729,5 41,3 106,4 47 106,9

Năng suất Tạ/ha 135,0 135,6 126.5 0,6 100,4 -9,1 93,3 Sản lượng Tạ 86.548,5 92.533,4 92.281,8 5984,9 106,9 -251,6 99,7

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyên Quảng Điền) Cùng với xu hướng trồng rau của tỉnh,thì diện tích rau của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Diện tích sản xuất rau năm 2010 đã tăng 6,4% tương đương 6,4 ha so với diện tích trồng rau năm 2009. Và đến năm 2011, diện tích trồng rau toàn huyện là 729,50 ha,chiếm 14,8% tổng diện tích trồng tau toàn tỉnh và tăng 6,9% tương đương tăng 47,1 ha so với năm 2010.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cùng với sự tăng lên của diện tích thì năng suất của huyện năm 2010 tăng 0,4%

tương đương tăng 0,6 tạ/ha so với năm 2009. Tuy nhiên, năng suất của năm 2011 chỉ đạt 126,5 tạ/ha, giảm 6,7% tương ứng với giảm 9,1 tạ/ha so với năm 2010, nguyên nhân dẫn đến năng suất giảm là do người dân tăng diện tích sản xuất rau lên cao trong khi lại chưa kịp đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau như hệ thống nhà lưới, hệ thống phun nước… và các gia đình đều sử dụng giống tự có hoặc mua từ các cửa hàng không rõ nguồn gốc nên chất lượng giống không cao.

Sản lượng được quyết định bởi năng suất và diện tích, do đó khi diện tích hoặc năng suất thay đổi thì sẽ dẫn đến sự biến động của sản lượng. Cụ thể, khi diện tích, năng suất của 2010 đều tăng thì làm cho sản lượng của năm 2010 cũng tăng. Sản lượng năm 2010 tăng 6,9%, tương ứng với tăng 5984,9 nghìn tạ. Nhưng đôi khi diện tích tăng, năng suất giảm thì làm cho sản lượng giảm, điển hình là khi diện tích sản xuất rau của năm 2011 tăng so với năm 2010, nhưng năng suất giảm thì là cho sản lượng của năm 2011 giảm 251,6 nghìn ha, giảm 0.3% so với sản lượng của năm 2010.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)