CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.6. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH
2.6.2. Tình hình tiêu thụ rau ở các hộ điều tra
Qua điều tra các hộ nông dân, ta có thể xây dựng được các kênh phân phối rau chủ yếu. Ta có sơ đồ kênh phân phối sau để có thể thấy được kênh tiêu thụ rau của nhóm hộ trồng rau.
Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ rau của nhóm hộ điều tra
con đường phân phối chính từ nông dân và thương lái Nông dân
Chợ lẻ
Người bán buôn/
thương lái
Chợ đầu mối
Người tiêu dùng
Nhà hàng, khách sạn 64%
Người bán lẻ 22%
Trường Đại học Kinh tế Huế14%
2.6.2.1. Đặc trưng các thành phần tham gia 2.6.2.1.1. Hộ nông dân
Sơ đồ 4: Nông dân và các mối quan hệ trực tiếp
Hộ nông dân là nhân tố rất quan trọng của chuỗi cung ứng sản phẩm rau. Họ đã đầu tư trang thiết bị, vật tư và sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm. Với diện tích trồng rau bình quân của hộ là1,63, thì có thể thấy được rằng, người nông dân ở xã Quảng Thành giành rất ít diện tích cho trồng rau.
Qua sơ đồ 4, ta thấy rõ được, các hộ trồng rau có 3 mối quan hệ trực tiếp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, người nông dân thường bán cho những người bán buôn hay thương lái hoặc có thể bán cho những người bán lẻ, một số ít đem ra chợ ở xã bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Thông thường, nếu đúng qui trình thì rau được thu hoạch vào lúc sáng sớm vì khi đó rau trông tươi mát, chưa mất nước và cân nặng nhất trong ngày. Nếu được nông dân tự vận chuyển ra chợ bán lẻ hoặc đến điểm thu mua ngay.
Tuy nhiên trên thực tế của nghiên cứu, nếu nông dân bán cho các thương lái hay người bán buôn thì rau được thu hoạch vào lúc chiều (từ 4-5 giờ) khi đó rau khô ráo để tránh giập nát khi vô bao bì và dễ vận chuyển về đêm.
2.6.2.1.2. Người bán buôn/ thương lái
Họ là mắc xích trung gian giữa người sản xuất và những người bán lẻ, hoặc giữa người sản xuất và người tiêu dùng, hoặc các tác nhân trung gian khác.
Nông dân
Người bán lẻ
Người bán buôn/
thương lái
Người tiêu dùng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sơ đồ 5: Người bán buôn/ thương lái và các mối quan hệ trực tiếp
Với người bán buôn thì hoạt động phân phối là hoạt động chính. Họ thu mua rau của các hộ trong khu vực với khối lượng lớn, ổn định và yêu cầu chất lượng cao, từ đó họ đưa tới các chợ đầu mối để cung cấp lại cho những người bán lẻ hoặc những nơi khác như nhà hàng, khách sạn…
2.6.2.1.3. Người bán lẻ
Người bán lẻ buôn bán quanh năm, thường thu mua những sản phẩm từ nông dân hay thương lái. Rất nhiều những người bán lẻ tự sản xuất và tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân).Thông thường họ tập trung tại chợ, họ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cung ứng cho các nhà hàng nhỏ.
Sơ đồ 6: Người bán lẻ và các mối quan hệ trực tiếp
Người bán lẻ sau khi mua hàng từ nông dân hoặc thương lái thì họ sẽ đem sản phẩm đến nơi họ thường buôn bán như ở các chợ lẻ và khách hàng của người bán lẻ là người tiêu dùng. Ngoài ra một số lượng lớn cấp cho các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, căng tin, các nhà trẻ....cùng mục đích phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
2.6.2.1.4. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là nhân tố cuối cùng của chuỗi cung rau và là tác nhân trực tiếp đến thu nhập của các nhân tố trong cả toàn bộ khâu phân phối, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất cũng như các quyết định sản xuất của người nông dân.
Người bán buôn/ thương lái
Nông dân Chợ đầu mối
Nhà hàng, khách sạn
Chợ đầu mối Nông dân
Người bán lẻ Chợ lẻ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Người tiêu dùng ở đây có thể là những khách sạn, nhà hàng cao cấp hay các nhà hàng bình dân hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Những nhóm người tiêu dùng khác nhau sẽ có những đòi hỏi khác nhau về sản phẩm rau.
2.6.2.2. Phân tích kênh tiêu thụ rau của các hộ trồng rau
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy rõ người trồng rau ở xã thường bán sản phẩm của mình cho nhiều nơi khác nhau, họ có thể bán cho người bán buôn, đồng thời có thể bán cho người bán lẻ hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung, kênh tiêu thụ rau ở xã Quảng Thành có 3 kênh phân phối chủ yếu sau:
- Kênh 1: Người sản xuất - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Đây là kênh dài nhất, có nhiều tác nhân tham gia nhất trong kênh tiêu thụ rau ở xã Quảng Thành. Theo kênh này, rau phải qua 2 trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các hộ trồng rau sẽ được các thương lái hay người bán buôn tới trực tiếp nhà, hoặc người dân sẽ mang rau của mình tới tập kết để người bán buôn tới thu mua. Thường trong một thôn có từ 2 đến 3 người bán buôn là người trong thôn, riêng thôn Thành Trung có 3 người tham gia bán buôn và có doanh nghiệp thu gom lớn là Doanh Nghiệp Thu Mua và Chế Biến Rau An Toàn Hoá Châu. Sau đó rau từ người bán buôn này sẽ đem đến phân phối đến những người bán lẻ, và người bán lẻ thường tập trung ở các đầu mối rau như chợ Bãi Dâu, chợ Đông Ba, chợ ở thị trấn Sịa…, sau đó rau từ người bán lẻ sẽ đến người tiêu dùng. Riêng có doanh nghiệp Hoá Châu thì sản phẩm rau sẽ được bán lại cho các siêu thị lớn như siêu thị BigC Huế, CoopMart hoặc bán cho những người bán lẻ ỏ các chợ lớn như chọ Đông Ba, chợ Bến Ngự, tuy nhiên số lượng thu mua từ người sản xuất thường không lớn, trung bình chỉ từ 1- 1,5tạ/ngày.
Với kênh phân phối này thì sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn về giá từ người sản xuất thu được và người tiêu dùng phải trả. Nhưng với kênh phân phối này thì người sản xuất sẽ bán được với khối lượng lớn, giúp họ trách được tình trạng hư hỏng hoặc không bán được hàng. Do đó số hộ tham gia kênh phân phối này thường rất lớn, có đến 32 hộ, chiếm 64% tổng số hộ được điều tra.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Kênh 2: Người sản xuất - Người bán lẻ - Người tiêu dùng
Kênh phân phối này đã giảm bớt một tác nhân đó là người bán buôn, do đó giá người sản xuất bán ra thường cao hơn một ít. Và người bán lẻ ở đây có thể là người sản xuất có phương tiện để vận chuyển, do đó làm tăng nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên số hộ theo kênh phân phối này chỉ có 11 hộ, chiếm 22% tổng số hộ được điều tra.
- Kênh 3: Người sản xuất - Người tiêu dùng
Đây là kênh đơn giản nhất, rau được tiêu thụ một cách trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hộ sau khi thu hoạch xong thường đem bán trực tiếp ra các chợ Tây Ba tại xã, hoặc có thể tới chợ ở các xã lân cận để bán. Người tiêu dùng sẽ mua được mua với mức giá rẽ hơn và rau tươi hơn. Tuy nhiên khối lượng rau bán theo hình thức này thường ít. Số hộ bán theo hình thức này chỉ có 7 hộ, chiếm 14% tổng số hộ được điều tra
Bảng 19: Số hộ bán theo các kênh phân phối
STT Hình thức bán Số hộ %
1 Bán cho người bán buôn 32 64,0
2 Bán cho người bán lẻ 11 22,0
3 Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 7 14,0
4 Bán cho siêu thị, khách sạn… 0 0,0
Tổng 50 100,0
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Tóm lại, kênh tiêu thụ của các hộ trồng rau xã Quảng Thành khá đầy đủ, tuy có doanh nghiệp thu mua rau để bán lại cho các siêu thị, nhà hàng, nhưng số lượng bán còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng khối lượng rau của xã.
Trường Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG III