CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3. QUY MÔ DIỆN TÍCH VÀ THỜI VỤ GIEO TRỒNG CÁC LOẠI RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.3.1. Quy mô diện tích đất trồng rau của hộ
Bảng 10: Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại rau (BQ/ hộ/năm) Loại rau Diện tích (sào) Cơ cấu (%)
1. Xà lách 1,22 25,00
2. Cải 1,42 29,07
3. Ngò 0,61 12,49
4. Rau cần 0,61 12,49
5. Tần ô 0,41 8,39
6. Rau dền 0,61 12,49
Tổng diện tích 4,88 100,00
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích dành cho trồng rau tính BQ/hộ/năm là 4,88 sào. Trong đó diện tích dành cho trồng cải là lớn nhất: 1,42 sào, chiếm 29,07% tổng diện tích trồng rau. Nguyên nhân hầu hết các hộ gia đình trồng cải với diện tích lớn là do cây cải là loại cây dễ trồng, thích hợp với thời tiết cả vụ đông xuân lẫn vụ hè thu, điều kiện đất đai của người dân ở đây lại thích hợp với việc trồng cải do đó cải được người dân trồng quay năm. Tuy nhiên diện tích trồng cải vụ hè thu lại lớn hơn vụ đông xuân, vì vụ đông xuân thời tiết lạnh nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cải. Ngoài ra, diện tích trồng xà lách cũng chiếm tỷ lệ lớn, sau trồng cải là 1,22 sào tức chiếm 25% tổng diện tích trồng rau, diện tích trồng xà lách thấp hơn diện tích trồng cải là do xà lách là cây khó trồng, không thích hợp với thời tiết nắng nóng của mùa cũng như giá lạnh của mùa đông, nhưng với kinh nghiệm cũng như điều kiện đất đai thuận lợi cho trồng xà lách nên diện tích trồng xà lách vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích trồng rau.
Diện tích trồng ngò, rau cần, rau dền là bằng nhau và bằng 0,61 sào chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng diện tích trồng rau là 12,49%. Lý do diện tích những loại rau bằng nhau là phần lớn người dân dành diện tích để trồng rau cải và xà lách, nên diện
Trường Đại học Kinh tế Huế
tích trồng các loại cây trên là không lớn, đồng thời mỗi loại rau chỉ được trồng vào một vụ nhất định do chịu ảnh hưởng của thời tiết, ví dụ cây ngò chỉ trồng được vụ đông xuân do không chịu được hạn, còn cây dền thì chỉ trồng vào vụ hè thu do không chịu được giá lạnh, riêng rau cần thì trồng được cả 2 vụ nhưng diện tích trồng rất ít.
Trong khi đó, tần ô là loại rau chiếm diện tích ít nhất, chỉ 0,41 sào, chiếm 8,39%
trong tổng diện tích trồng rau của hộ gia đình. Đây là loại rau thường được trồng vào vụ hè thu và là loại rau khó trồng nhất, nên người dân cũng hạn chế diện tích dành cho trồng rau tần ô.
2.3.2. Thời vụ gieo trồng các loại rau
Sơ đồ 1: Thời vụ gieo trồng các loại rau trong năm
Loại rau Các thàng trong năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. Xà lách 2. Cải 3. Ngò 4. Rau cần 5. Tần ô 6. Rau dền
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Mỗi loại cây trồng đều có một chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng của nó, do đó tuỳ theo quá trình sinh trưởng và phát triển riêng thì người dân sẽ chọn ra những loại cây thích nghi với từng thời gian khác nhau. Thời gian gieo trồng các loại rau được tính theo âm lịch. Thời gian sinh trưởng của các loại cây là trong khoảng từ 20- 25 ngày, do đó cứ khoảng 1 tháng thì người nông dân sẽ thu hoạch 1 lứa và sau khi thu hoạch thì người dân thường không trồng trong 5-7 ngày để lấy lại độ màu mỡ cho đất.
Qua bảng thời vụ gieo trồng trên ta thấy, thời vụ gieo trồng các loại cây ở các hộ điều tra nói riêng và tình hình sản xuất của xã Quảng Thành nói chung, thì thời gian gieo trồng thường là 10 tháng, và 2 tháng không gieo trồng hoặc có gieo trồng nhưng diện tích ít đó là những tháng mưa bão, thường là tháng 9, 10.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Cây xà lách, cây cải, ngò là 3 cây được các hộ gia đình ở đây hầu như trồng quanh năm, chỉ trừ 2 tháng mưa bão. Và mỗi loại cây lại có thời gian sinh trưởng phát triển mạnh trong một thời gian nhất định, như cây xà lách, cây ngò thường phát triển mạnh, cho năng suất tốt nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau khi đó thời gian rất tốt để cho cây xà lách phát triển, còn cây cải thường cho năng suất cao thường vào tháng 4 đến tháng 8.
Những tháng hè, từ tháng 4 đến tháng 8, thì tần ô và rau dền thường được người dân chọn để trồng. Khi đó, tần ô và rau dền phát triển mạnh cho năng suất cao do phù hợp với thời tiết. Người dân thường trồng rau dền và tần ô thường là 5 lứa/năm.
2.3.3. Thời vụ gieo trồng từng công thức luân canh của hộ
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng đều đòi hỏi thời vụ rất nghiêm ngặt, bởi lịch thời vụ đúng, phù hợp thì sẽ quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất rau của hộ.
Tuỳ vào thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, người nông dân sẽ chọn những loại cây và những công thức luân canh thích hợp. Khi nghiên cứu thời vụ gieo trồng của các hộ thì có thể nhận thấy rằng, ở xã Quảng Thành nói chung, những hộ điều tra nói riêng, có 2 vụ mùa rõ rệt, đó là vụ hè thu và vụ đông xuân. Từ 2 vụ mùa đó thì người dân sẽ chọn những cây trồng thích hợp cho từng vụ. Các hộ nông dân ở đây thường sử dụng các công thức luân canh chủ yếu là: Xà lách - cải - ngò - rau cần, xà lách - cải - ngò - tần ô và xà lách - cải - ngò - rau dền.
Sơ đồ 2: Thời vụ gieo trồng từng công thức luân canh của hộ
Stt Công thức 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Xà lách – cải – ngò – rau cần 2 Xà lách – cải – ngò
– tần ô 3 Xà lách – cải – ngò
– rau dền
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Do xà lách, cải, ngò là 3 cây được trồng quanh năm nên người nông dân thường dựa trên 3 loại cây trên với một loại cây thích hợp với từng thời vụ để gieo trồng. Với
Trường Đại học Kinh tế Huế
công thức luân canh thứ 1 do rau cần chỉ thích hợp trồng ở vụ đông xuân nên thời gian gieo trồng của công thức này là từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau tính theo âm lịch. Đối với công thức thứ 2,3 thì cây tần ô và rau dền đều chỉ thích hợp trồng vào vụ hè thu nên thời gian gieo trồng của 2 công thức này là gần như nhau, bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 8 tính theo âm lịch.