Kết quả và hiệu quả sản xuất rau ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.4.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau ở các hộ điều tra

Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra, thì tôi sử dụng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất (C) và thu nhập hỗn hợp (MI), chỉ số MI/GO, chỉ số MI/C.

Kết quả và hiệu quả sản xuất rau trên một sào/năm được thể hiện rõ ở bảng sau.

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất từng loại rau của các hộ điều tra (BQ/hộ/sào/năm)

Chỉ tiêu Loại rau

GO (1000đ)

C (1000đ)

MI (1000đ)

MI/GO (lần)

MI/C (lần)

Xà lách 5664,52 653,95 5010,57 0,88 7,66

Cải 6126,51 639,10 5487,41 0,90 8,59

Ngò 5844,41 604,46 5239,95 0,90 8,67

Cần 3688,68 489,90 3198,78 0,87 6,53

Tần ô 1811,47 854,96 956,51 0,53 1,12

Rau dền 4186,07 457,40 3728,67 0,89 8,15

Tổng 27.321,65 3699,77 23.621,88 0,86 6,38

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nếu xét trên chỉ số giá trị sản xuất (GO) thì cây cho giá trị sản xuất bình quân/sào cao nhất là cây cải với 6126,51 nghìn đồng/sào, tiếp đến là cây ngò với giá trị sản xuất bình quân/sào đạt 5844,41 nghìn đồng/sào. Trong 3 loại rau trồng quanh năm là xà lách, cải, ngò thì tuy diện tích trồng xà lách lớn hơn trồng ngò nhưng giá trị sản xuất của ngò lại lớn hơn xà lách do giá bán bình quân chung của ngò lớn hơn xà lách, nếu giá bán bình quân của ngò là 24,33 nghìn đồng/kg thì xà lách chỉ đạt 8,27 nghìn đồng/kg.

Và trong 3 loai cây trồng một vụ, thì cây cho giá trị sản xuất bình quân cao nhất là rau dền với giá trị sản xuất bình quân/sào đạt 4186,07 nghìn đồng/sào và cây cho giá trị sản xuất bình quân/sào thấp nhất là tần ô với 1811,07 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là cây rau dền đạt giá trị sản xuất cao là do diện tích trồng, năng suất của rau dền đạt khá cao và giá bán cũng cao hơn rau tần ô, giá bán rau dền bình quân là 9,35 nghìn đồng/kg, còn rau tần ô là 7,82 nghìn đồng/sào.

Xét trên chỉ số chi phí sản xuất (C), ta có thể thấy rau tần ô là loại cây có chi phí sản xuất/sào cao nhất 854,96 nghìn đồng/sào, còn rau cần có chi phí sản xuất thấp nhất là 489,90 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do chi phí giống của tần ô là lớn rất lớn.

Xét trên chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp (MI), nhìn chung thì thu nhập hỗn hợp từ sản xuất rau bình quân/sào là khá lớn đạt 23.621,88 nghìn đồng/sào/năm/hộ. Nguyên nhân là dẫn đến kết quả đó là lượng chi phí tự có của người dân chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh đó quy mô sản xuất thấp, tư liệu sản xuất chưa lớn nên giá trị khấu hao hầu như không có.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ, loại rau cho thu nhập hỗn hợp lớn nhất là rau cải với thu nhập hỗn hợp đạt 5487,41 nghìn đồng/sào và loại rau cho giá trị thấp nhất là rau tần ô với thu nhập hỗn hợp chỉ đạt 956,51 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do rau cải là loại rau dễ trồng và trồng được quanh năm, chi phí sản xuất cho cải cũng thấp, ngược lại rau tần ô là loại rau khó trồng nhất nên người dân ở đây dành diện tích cho việc trồng rau tần ô là thấp nhất thêm vào đó chi phí đầu tư cho rau tần ô trong một năm cũng đạt rất cao, gần 900 nghìn đồng/sào.

Trong các loại rau trên thì các cây cải, ngò và rau dền là những cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất và cây tần ô là cây rau cho hiệu quả thấp nhất ở cả chỉ số MI/GO, MI/C.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về chỉ số MI/GO, nhìn chung trên tất cả các loại thì chỉ số này rất cao. Trong đó, chỉ số MI/GO của cải, ngò là bằng nhau và bằng 0,90, chỉ số này cho biết cứ mỗi đồng doanh thu thu được từ việc trồng rau của các hộ dân thì sẽ có 0,90 đồng thu nhập hỗn hợp. Tuy cây rau tần ô có chỉ số MI/GO khá cao là 0,53 nhưng xét trên các loại rau thì tần ô lại mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất.

Còn về chỉ số MI/C, thì ngò có chỉ số lớn nhất là 8,67, tức 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về 8,67 đồng thu nhập hỗn hợp. Tiếp đến là rau cải, chỉ số MI/C là 8,59; chỉ số MI/C của rau dền là 8,15. Cây tần ô là cây mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất, chỉ số MI/C là 1,12, do cây tần ô là loại cây khó trồng nhất, đòi hỏi chi phí đầu tư cao nhất. Tuy nhiên, do đặc điểm sinh học của từng loại rau mà mỗi loại chỉ trồng được trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, rau dền là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả cây xà lách được trồng quanh năm, nhưng chỉ trồng được từ tháng 4 đến tháng 8.

2.4.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của một số công thức luân canh rau Việc lựa chọn công thức luân canh rau có ý nghĩa quan trọng trong việc mang lại thu nhập cho người nông dân. Công thức luân canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và ngược lại. Các hộ trồng rau ở xã Quảng Thành lựa chọn cho mình những công thức luân canh khác nhau. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các công thức luân canh chủ yếu của các hộ trồng rau ở đây được tổng hợp ở bảng sau.

Bảng 14: Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của một số công thức luân canh rau của các hộ điều tra

(BQ/hộ/sào/năm) Công thức

Chỉ tiêu

ĐVT xà lách-cải- ngò-rau cần

xà lách-cải- ngò-tần ô

xà lách-cải-

ngò-rau dền Tổng

GO 1000đ 10.668,45 8327,40 8325,81 27.321,65

TC 1000đ 8110,93 7837,03 5671,81 21.619,77

- C 1000đ 1246,93 1552,03 900,81 3699,77

- Tc 1000đ 6864,00 6285,00 4771,00 17.920,00

MI 1000đ 9421,52 6775,36 7424,99 23.621,88

P 1000đ 2557,52 490,36 2653,99 5701,88

MI/GO 1000đ 0,88 0,81 0,89 0,86

MI/C 1000đ 7,56 4,37 8,24 6,38

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nghề trồng rau ở xã Quảng Thành đem lại cho người dân một thu nhập đáng kể tạo ra 27.321,65 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất và 23.595,06 nghìn đồng/sào thu nhập hỗn hợp, đồng thời tạo ra được 5701,88 nghìn đồng/sào lợi nhuận.

Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất của các công thức luân canh có sự chênh lệch, công thức luân canh xà lách-cải-ngò-rau cần (sau này được gọi là công thức (1)) là 10.668,45 nghìn đồng/sào, giá trị sản xuất của công thức luân canh xà lách-cải-ngò- tần ô (sau này được gọi là công thức (2)) và công thức luân canh xà lách-cải-ngò-rau dền (sau này được gọi là công thức (3)) đạt giá trị thấp hơn công thức (1) và gần bằng nhau lần lượt là 8327,40 nghìn đồng/sào; 8325,81 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân làm công thức (1) lớn hơn là vào thời kỳ đó thời tiết thích hợp để cây xà lách, ngò phát triển và cho năng suất lớn nhất, đồng thời giá bán của các loại rau cũng khá cao.

Tuy nhiên, khi tính đến chi phí sản xuất thì công thức (3) lại có giá trị thấp hơn là 900,81 nghìn đồng/sào. Trong khi đó chi phí sản xuất của công thức (1) và công thức (2) là khá cao, đăt biệt là công thức (2) với chi phí sản xuất là 1552,03 nghìn đồng/sào, Nhưng, nếu tính trên tổng chi phí sản xuất thì công thức (1) lại có chi phí lớn nhất là 8110,93 nghìn đồng/sào, nguyên nhân là do ở công thức (1) sử dụng nhiều lao động gia đình hơn.

Chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp phụ thuộc vào giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Với công thức (1) thì có giá trị sản xuất cao nhất nên làm cho thu nhập hỗn hợp MI đạt giá trị lớn nhất là 9421, 52 nghìn đồng/sào, trong khi đó với công thức (2) thì có chi phí sản xuất cao nhất nên làm cho thu nhập hỗn hợp MI đạt giá trị nhỏ nhất là 6756,10 nghìn đồng/sào.

Ngoài ra, nếu xét trên lợi nhuân đạt được, thì ta có thể thấy rõ, công thức (3) có giá trị lớn nhất bằng 2653,99 nghìn đồng/sào, trong khi đó công thức (2) lại có lợi nhuận rất thấp chỉ đạt 490,36 nghìn đồng/sào.

Nhưng khi đánh giá một hoặc động sản xuất kinh doanh nào đó thì không thể sử dụng kết quả để đánh giá, mà cần xem xét trên góc độ hiệu quả hoạt động đó và trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy và đặc biệt là sản xuất rau.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, công thức luân canh (3) là công thức có hiệu quả cao nhất. Trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì họ thu về được 8,24 đồng thu nhập

Trường Đại học Kinh tế Huế

hỗn hợp, tuy nhiên công thức này lại cho giá trị sản xuất thấp nhất trong 3 công thức.

Nguyên nhân là do công thức luân canh này thường được áp dụng vào mùa hè, khi đó xà lách và ngò lại không cho năng suất cao nhất nên làm giá trị sản xuất giảm đáng kể sao với hai công thức kia, tuy nhiên, do trồng vào mùa hè lại thích hợp với rau dền nên rau dền cho năng suất cao nhất. Đồng thời chi phí sản xuất của công thức này là khá thấp là 900,81 nghìn đồng/sào/năm do xà lách và ngò đạt năng suất thấp nên người dân đã hạn chế chi phí sản xuất cho 2 loại này đặc biệt là chi phí giống

Với công thức thứ (1) và công thức thứ (2) cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho hộ gia đình. Đối với công thức thứ (1), trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại 7,56 đồng thu nhập hỗn hợp. Đối với công thức thứ (2), trung bình cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang lại 4,37 đồng chi phí thu nhập hỗn hợp.

Về chỉ số MI/GO, nhìn chung trên tất cả 3 công thức luân canh trên thì chỉ số này rất cao. Trong đó, chỉ số MI/GO của công thức luân canh (1) và công thức luân canh (3) là gần bằng nhau và lần lượt là 0,88; 0,89, chỉ số này cho biết cứ mỗi đồng doanh thu thu được từ việc trồng rau của các hộ dân thì sẽ có 0,88; 0,89 đồng thu nhập hỗn hợp. Trong khi đó công thức luân canh (2) lại có chỉ số thấp nhất là 0,81 do ở công thức này có chi phí sản xuất lớn và nguyên nhân là do chi phi giống của các loại rất cao, đặc biệt là chi phí giống rau tần ô.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh học và khả năng thích nghi của từng loại rau và tuỳ thuộc vào sự biến động, nhu cầu về sản phẩm rau của thị trường, đồng thời tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng hộ khác nhau mà các hộ gia đình ở đây nên xác định lựa chọn công thức nào cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)