TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Năng lực sản xuất của hộ điều tra được thể hiện qua bảng tình hình lao động, việc sử dụng các nguồn lao động đó được thể hiện qua việc sử dụng đất đai, tư liệu lao động, vốn sản xuất và kết quả ma họ đạt được qua mỗi năm. Việc đánh giá năng lực sản xuất của hộ điều tra sẽ giúp chúng ta thấy được những lợi thế và những hạn chế mà các hộ nông dân đang gặp phải trong quá trình sản xuất.

2.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Có thể nói lao động là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người, không có một quá trình sản xuất nào mà không có sự tham gia của lao động, con người là trung tâm của mọi vấn đề vì thế sử dụng tốt lao động là cơ sở để tạo thu nhập và nâng cao mức sống đối với bất kỳ ngành nghề nào. Do đó việc sử dụng và phân phối lao động là một vấn đề đang đặt ra cho toàn xã Quảng Thành nói chung và từng hộ trên địa bàn xã nói riêng. Qua quá trình điều tra 50 hộ trồng rau trên 3 thôn của xã Quảng Thành, thì tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu- lao động của các hộ điều tra năm 2011 (tính bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ trọng

(%)

1. Số nhân khẩu Khẩu 4,68 100,00

- Nam Khẩu 2,32 49,57

- Nữ Khẩu 2,36 50,43

2. Số LĐ 3,60 76,92

- LĐ NN LĐ 2,00 55,56

- LĐ phi NN LĐ 1,60 44,44

3. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 52,02 -

4. Số năm kinh nghiệm Năm 20,58 -

5. Số nhân khẩu/LĐ Khẩu/LĐ 1,30 -

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số nhân khẩu bình quân/hộ là 4,68 khẩu. Trong đó tỷ lệ nam và nữ khá cân bằng nhau, nếu đối với nam là 2,32 khẩu chiếm 49,57% tổng số nhân khẩu, còn số nhân khẩu nữ là 2,36 khẩu chiếm 50,43% tổng số nhân khẩu.

Trong tổng số hộ điều tra thì số lao động bình quân đạt 3,6 lao động, chiếm 76,92%

tổng số khẩu của hộ. Trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 2,00 lao động chiếm 55,56% tổng số lao động của các hộ điều tra.

Về độ tuổi của chủ hộ và số năm kinh nghiệm, độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 52,02 tuổi đây là mức tuổi trung niên và số năm kinh nghiệm khá dài là 20,58 năm, thì cho thấy các chủ hộ là những người có khá nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, do đó các chủ hộ đã nắm khá rõ về kiến thức sản xuất, các quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, những kinh nghiệm chăm sóc. Mặt khác, với kinh nghiệm trồng rau khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, khả năng nắm bắt các thông tin thị trường vẫn tốt ở các chủ hộ. Vì vậy, đây là một lợi thế của địa phương khi muốn mở rộng quy mô sản xuất rau cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất rau.

Số nhân khẩu/LĐ phản ánh mức đảm nhận của lao động đối với cuộc sống của gia đình. Ở đây, số nhân khẩu/LĐ là 1,30 tức là 1 lao động phải nuôi 1,30 khẩu, tỷ lệ này thuộc mức độ trung bình, do đó khả năng nâng cao thu nhập từ trồng rau càng được nâng cao.

2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ

Bên cạnh năng lực sản xuất của hộ được xét về dân số, lao động thì năng lực sản xuất của hộ còn được phản ánh qua quy mô diện tích đất đai. Số liệu về tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ năm 2011 (tính bình quân/ hộ)

Chỉ tiêu Diện tích (sào) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 4,91 100,00

1. Đất vườn nhà, ở 0,34 6,92

2. Đất canh tác 4,57 93,08

- Đất trồng lúa 2,94 64,33

- Đất trồng rau 1,63 35,67

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hoạt động của các hộ sản xuất nông nghiệp ở đây bao gồm trồng rau và trồng lúa.

Số liệu ở bảng trên cho thấy, quỹ đất bình quân của mỗi hộ là 4,91 sào. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất canh tác là 4,57 sào chiếm tỷ lệ lớn 93,08%, còn lại là diện tích đất vườn nhà ở với diện tích là 0,34 sào, chiếm tỷ lệ 6,92% tổng diện tích đất canh tác.

Nếu xét trên cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra thì đất trồng lúa vẫn chiếm ưu thế, với diện tích bình quân của mỗi hộ là 2,94% sào, chiếm 64,33% diện tích sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra diện tích trồng rau cũng chỉ được 1,63 sào chiếm 35,67% tổng diện tích canh tác. Đối với các hộ gia đình này thì hoạt động trồng rau ngày càng lớn và nó có xu hướng chính trong thu nhập của nông hộ, cây rau là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình vì chi phí đầu tư các yếu tố đầu vào thấp, chỉ cần tốn công sức mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng cây lúa tuy ít đem lại hiệu quả kinh tế hơn cây rau nhưng diện tích vẫn chiếm tỷ lệ lớn là do tư tưởng của hộ nông dân vẫn nghĩ sản xuất nông nghiệp là phải trồng lúa, bên cạnh đó, rau là thực phẩm khó bảo quản, dễ bị hỏng, dễ bị ép giá.

Ngoài ra đất vườn cũng chiếm một phần trong tổng diện tích của các hộ điều tra, diện tích đất sử dụng để làm diện tích đất ở là 0,34 sào chiếm 6,92% tổng diện tích đất sử dụng. Bên cạnh việc sử dụng đất ở để xây dựng nhà cửa thì một số hộ còn sử dụng để trồng rau nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.

2.2.3. Tình hình trang bị tư liệu phục vụ sản xuất

Tư liệu sản xuất là nhân tố cơ bản trong việc nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao năng suất ruộng đất và giải phóng lao động cho con người. Tuy nhiên từ thực trạng về đất đai của nông hộ ta có thể thấy, đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ nên gây khó khăn cho việc đưa máy móc, cơ giới hoá vào sản xuất. Các khâu chăm sóc, thu hoạch đều chủ yếu do sức lao động của con người. Bảng sau đây nêu rõ tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Tình hình trang bị TLSX của hộ (BQ/hộ)

Loại TLSX ĐVT Số lượng Giá trị mua (1000đ)

1. Xe rùa chiếc 0,76 295,00

2. Máy bơm nước cái 0,84 698,00

3. Bình phun thuốc cái 1,00 389,30

4. Ống dẫn nước m 53,00 212,00

5.Bình tưới nước cái 1,90 285,00

6. Nông cụ khác (cuốc, cào..) cái 4,00 332,70

Tổng giá trị TLSX - - 2.212,00

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Qua thực tế điều tra về tình hình trang thiết bị kỹ thuật, TLSX phục vụ cho sản xuất rau của các hộ ở đây cho thấy sự đầu tư của các hộ còn thấp, công cụ sản xuất đơn giản và thô sơ, giá trị nhỏ. Vì cây rau cần vốn đầu tư ít nên hầu hết các hộ được điều tra đều sử dụng vốn tự có của gia đình phục vụ cho việc trồng rau, do đó không có gia đình nào vay vốn để sản xuất rau.

Qua bảng tình hình trên ta thấy, số xe rùa bình quân mỗi hộ có là 0,76 chiếc, xe rùa chủ yếu dùng để chở phân hoặc sản phẩm sau khi đã thu hoạch, do mục đích sử dụng xe hạn chế nên còn một số hộ không đầu tư mua xe rùa. Và máy bơm nước bình quân mỗi hộ chỉ là 0,84 cái với giá trị từ 800 nghìn đến 900 nghìn tuỳ từng loại, đối với nhà có quy mô sản xuất lớn thì hộ có thể đầu tư từ 1-2 máy bơm nước, ngược lại những hộ có quy mô nhỏ hoặc ít vốn thì họ thường dùng ống dẫn nước để lấy nước từ giếng các hộ lân cận thông qua sử dụng chung giếng khoan. Ngoài ra, các gia đình đều trangg bị cho mình 1 bình phun thuốc, 1-2 bình tưới nước. Những gia đình ở xa nguồn nước hoặc dùng chung giếng khoan với các hộ khác thường phải tốn bình quân 53m ống nước, với giá trị là 4nghìn đồng/mét,và người dân dùng ống nước để tưới rau thay vì dùng bình tưới nước như trước. Ngoài ra các gia đình đều có các nông cụ khác phục vụ cho sản xuất rau như: cuốc, xẻng, đòn gánh… giá trị của những vật dụng này không lớn lắm.

Tóm lại, mức đầu tư của các hộ trồng rau ở đây cho công cụ tư liệu lao động phục vụ sản xuất rau chưa lớn, tổng giá trị TLSX của mỗi hộ sản xuất rau ở đây tính trung bình chi khoảng 2,5 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)