Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra thông qua hàm COBB-DOUGLAS

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.5.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra thông qua hàm COBB-DOUGLAS

2.5.3.1. Xây dựng mô hình

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả trồng rau của các hộ điều tra ở xã Quảng Thành, tôi xây dựng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Mô hình có dạng:

Y=A*X1α1*X2α2*X3α3*X4α4*eβD(1)

Trong đó: Y: Thu nhập hỗn hợp đạt được trên một sào trồng rau (1000đ/sào/năm) X1: Chi phí giống rau (1000đ/sào/năm)

X2: Chi phí phân bón (1000đ/sào/năm) X3: Chi phí lao động (1000đ/sào/năm)

X4: Kinh nghiệm trồng rau của chủ hộ (năm)

D : Biến giả chỉ tình hình tập huấn của chủ hộ ( D=0 chỉ các chủ hộ chưa qua tập huấn, D=1 các chủ hộ đã qua tập huấn)

Logarit hoá 2 vế của (1), ta được:

LnY= lnA + α1lnX1+ α2lnX2+ α3lnX3+ α4lnX4+ βD

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến doanh thu và thu nhập hỗn hợp của hoạt động sản xuất rau. Nhưng trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đánh giá sự tác động của các nhân tố chủ quan: chi phí phân bón, chi phí giống, chi phí lao động, kinh nghiệm trổng rau của hộ và với biến giả là tình hình tập huấn của chủ hộ.

2.5.3.2. Phân tích kết quả thu được từ mô hình

Khi đánh giá ảnh hưởng các nhân tố đến thu nhập hỗn hợp, tôi đã dùng phần mềm trong Excel để chạy hàm sản xuất Cobb-Douglas. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 18: Kết quả ước lượng của mô hình sản xuất rau

Các biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn t Stat Sig (P_value)

R Square 0,9526

Số quan sát 50

F 176,7541

Hệ số tự do A -12,2205 3,2285 -3,7851 0,0005

LnX1 0,9800 0,3004 3,2621 0,0021

LnX2 0,5843 0,2746 2,1276 0,0390

LnX3 0,9361 0,2449 3,8225 0,0004

LnX4 0,4750 0,1328 3,5765 0,0009

D (tập huấn) 0,0521 0,0211 2,3561 0,0230

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra năm 2011) Qua số liệu phân tích hàm sản xuất, ta được 5 biến có ý nghĩa đối với mô hình vì có mức ý nghĩa sig <0,05 và phù hợp với thực tế. Hệ số R2 cho biết phần trăm biến động của biến phụ thuộc do các biến giải thích trong mô hình gây ra. Với R2=0,9526 tức là các biến đưa vào mô hình giải thích được 95,26% sự biến động của biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp tính trên một sào/năm. Và F=176,7541 với mức ý nghĩa là 0,05, do đó bác bỏ giả thiết H0 rằng các biến Xi không làm ảnh hưởng đến MI bình quân/sào/năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra có dạng:

Y=0,00000493 * X10,9800*X20,5843X30,9361* X40,4750 * e0,0521D Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của thu nhập hỗn hợp (MI):

Hệ số hồi quy của chi phí giống rau là α1=0,9800 có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tăng chi phí giống lên 1% thì thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,8368% . Giống là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau. Sử dụng giống hợp lý thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, từ đó thu nhập của người dân cũng tăng, ngược lại nếu sử dụng giống không hợp lý, gây lãng phí thì sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên từ đó làm thu nhập của người dân giảm đi. Do đó các hộ trồng rau ở đây cần sử dụng giống hợp lý hơn nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.

Nhân tố chi phí phân bón, với hệ số hồi quy là α2=0,5843 có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu tăng chi phí phân bón lên 1% thì thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,6045%. Phân bón là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau, vì bón phân đầy đủ và hợp lý thì đất đai mới màu mỡ, cây trồng mới phát triển tốt. Các hộ nông dân ở đây do đã được tập huấn thường xuyên nên việc bón phân hay đặc biệt là bón phân chuồng theo đúng tỷ lệ hợp lý làm cho chi phí phân chuồng tăng lên làm thu nhập hỗn hợp của các hộ gia đình cũng có xu hướng tăng. Để tăng năng suất, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cần đảm bảo hợp lý tỷ lệ bón giữa các loại phân, bón đầy đủ và hợp lý theo quy định.

Với hệ số hồi quy α3=0,9361, nếu tăng chi phí lao động lên 1%, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thu nhập hỗn hợp sẽ tăng lên 0,9361%.

Trong sản xuất rau cần rất nhiều công lao động như chăm sóc, thu hoạch, do đó nếu công chăm sóc tăng lên thì sẽ làm cho hiệu quả kinh tế cũng tăng. Đối với các hộ sản xuất rau ở xã Quảng Thành, nếu muốn tăng thu nhập của sản xuất rau cần đầu tư chi phí hơn nữa vào lao động, đặc biệt là tận dụng tối đa lao động tự có.

Kinh nghiệm sản xuất rau của các hộ điều tra là rất lớn, hầu hết các hộ trồng rau ở xã Quảng Thành rất có kinh nghiệm trong trồng rau, họ có khả năng phản ứng tốt và linh hoạt trước sự biến động thất thường của thời tiết và những rủi ro trong quá trình sản xuất rau từ đó thu nhập của họ thường rất cao. Với hệ số hồi quy α4= 0,4750, nếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh nghiệm trồng rau của hộ tăng lên 1% , trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì sẽ làm cho thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,4750%. Tuy nhiên, các hộ dân trồng rau nếu muốn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nữa cần kết hợp giữa kinh nghiệm trồng rau của người dân với những kiến thức sản xuất và kỹ thuật tiên tiến.

Kết quả phân tích trên cũng cho thấy hệ số biến giả β=0,0521, tức là khi cố định các yếu tố khác, nếu các hộ có tham gia tập huấn thì thu nhập hỗn hợp sẽ tăng thêm 0,0521% so với các hộ không tham gia tập huấn. Điều này chứng tỏ, nếu các hộ có tham gia tập huấn thì sẽ bồi dưỡng thêm những kiến thức trong sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng rau, do đó tăng hiệu quả kinh tế mang lại thu nhập cao cho hộ.

Nhìn chung các nhân tố đưa vào mô hình đều ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động sản xuất rau và đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp.

Vì vậy trong quá trình sản xuất, các hộ muốn tăng thu nhập hỗn hợp lên thì cần chú trọng, quan tâm đến các nhân tố trên như cần sử dụng tối đa, bố trí lao động hợp lý đặc biệt là lao động tự có, đầu tư hợp lý các loại phân bón, giống và thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất rau theo hướng an toàn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)