Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Quảng Thành

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Quảng Thành

Đã bám sát cơ cấu kinh tế, để tập trung chỉ đạo xây dựng và huy động các thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào sản xuất, ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỷ thuật, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quan tâm phát triển các mô hình sản xuất mới, tăng cường các biện pháp đối với ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tích cực động viên nhân dân nhân rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạng bỏ vốn đầu tư để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nhờ vậy mà đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2011, tạo được sự chuyển biến tích cực, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

- Sản xuất nông, ngư nghiệp

Với quyết tâm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị sản xuất, vì vậy năm 2011 UBND xã tiếp tục chỉ đạo ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư thâm canh để duy trì phát triển ổn định ở cả 3 vùng sản xuất:

Vùng sản xuất Lúa: 513 ha Vùng sản xuất Rau: 67 ha Vùng nuôi Thủy sản: 67,9 ha

Bảo đảm cơ cấu phù hợp về diện tích và khai thác có hiệu quả các điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa bàn dân cư và đã mang lại thu nhập khá cao cho nhân dân.

+ Trồng trọt Đối với cây lúa

Trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như rét đầu vụ, thời tiết nắng nóng kéo dài ... nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, của Ban Thường vụ Đảng ủy xã. UBND xã đã tập trung chỉ đạo 2 Hợp tác xã nông nghiệp, nâng cao vai trò quản lý, điều hành, hướng dẫn sản xuất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bà con nhân dân, khắc phục các yếu tố bất lợi, thực hiện chặt chẽ lịch thời vụ, đồng bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

các biện pháp để rút ngắn thời gian sản xuất. Năm 2011 toàn xã đã gieo cấy 513 ha (cả 2 vụ) với tỷ lệ giống xác nhận trên 97% diện tích, Đặc biệt đã hoàn thành thu hoạch lúa vụ Hè thu trước 15/9, đưa năng suất lúa đạt 140 tạ/ha (vụ Đông xuân: 72,5 tạ/ha;

vụ Hè thu: 67,5 tạ/ha) với tổng sản lượng cả năm là 7.182 tấn, bước đầu đã thực hiện có hiệu quả biện pháp 3 giảm, 3 tăng tiết kiệm được chi phí sản xuất. Mặt khác năm nay giá thóc ổn định ở mức cao, nên hạch toán thu nhập trên 50 % so với giá trị sản xuất, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của vùng lúa ước đạt 41,384 tỷ đồng

Đối với cây rau

Xác định đây là cây trồng có giá trị cao gấp hơn 2 lần so với trồng lúa, là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, năm 2011 toàn xã đã tổ chức sản xuất với diện tích 67 ha, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, rau trái vụ, phù hợp thị trường tiêu thụ và điều kiện canh tác. Đã đẩy mạnh thâm canh, thực hiện ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất rau an toàn, nhờ vậy đã nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha trồng rau lên trên trên 170 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 600 hộ với trên 1.100 lao động tại chỗ. Mặt khác nhờ mở rộng được thị trường tiêu thụ ở thành phố Huế và các địa bàn lân cận, nên qua hạch toán người dân thu nhâp khoản 75% so với giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất của vùng rau ước đạt 10,209 tỷ đồng.

Giá trị của ngành trồng trọt ước đạt 51,593 tỷ đồng.

+ Chăn nuôi

Trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm của các địa bàn lân cận, UBND xã đã tập trung nổ lực triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, tích cực triển khai tiêu độc khử trùng, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ cao, ngoài ra UBND xã đã liên hệ với các cơ quan để tổ chức các lớp tập huấn cho một số hộ nông dân để chuyển giao ứng dụng một số kỹ thuật mới như chế phẩm EM vào chăn nuôi lợn, nuôi vỗ béo trâu, bò. Bên cạnh đó, UBND xã đã thường xuyên vận động nhân dân nuôi lợn theo hướng gia trại, tổ chức quy hoạch các vị trí chăn nuôi vịt đàn... Nhờ vậy Tổng đàn cả năm tiếp tục được ổn định cụ thể là: Đàn trâu, bò 282 con; Đàn lợn 7.100 con; Đàn gia cầm 40.000 con.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mặt dù năm nay Tổng đàn không đạt so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên nhờ làm tốt công tác phòng dịch, nên qua hạch toán người chăn nuôi có lãi khoản 35% so với giá trị sản xuất.

Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi ước đạt 24,481 tỷ đồng.

+ Thủy sản

Đã thực hiện đa dạng hóa phương thức và đối tượng nuôi theo hướng ổn định, bền vững, có lãi, từng bước tìm ra hướng đi thích hợp hơn trong việc phát triển kinh tế vùng đầm phá.

Trong đó:

Diện tích vùng nước lợ 60 ha, 100% diện tích đều nuôi xen, với số lượng con giống thả nuôi cụ thể như sau: Tôm: 632 vạn con, Cua: 20.000 con, Cá các loại: 40 vạn con, sản lượng thu hoạch vùng nước lợ ước đạt 47,4 tấn. Đã đem lại giá trị sản xuất khoản 3,864 tỷ đồng, đồng thời giải quyết việc làm ổn định cho 56 hộ ngư dân vùng đầm phá.

Diện tích nuôi cá lúa được duy trì 6,7 ha với 35.000 con cá các loại, đây là mô hình đa dạng hóa được hình thức canh tác trên diện tích úng trũng, tiết kiệm được chi phí sản xuất so với trồng chuyên lúa, tận dụng được các yếu tố có lợi để tăng giá trị sản xuất, mỗi ha cá lúa chỉ riêng phần cá thu được 27,3 triệu đồng. Giá trị sản xuất vùng cá lúa ước đạt 0,184 tỷ đồng.

Ngoài ra, diện tích nuôi chuyên cá nước ngọt ao hồ 1,2 ha (với 7.000 con cá các loại) và cá lồng 34 lồng (với 8.400 con các loại) cũng đã được quan tâm đầu tư và mang lại thu nhập cho một số hộ, đồng thời giải quyết việc làm cho một bộ phận nhân dân trong thời gian nông nhàn. Giá trị sản xuất ước đạt 0,408 tỷ đồng.

Năm nay lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản mặt dù không đem lại giá trị cao, nhưng nhìn chung toàn vùng các hộ nuôi đều có lãi, không có hộ bị thua lỗ, qua hạch toán bình quân ngư dân có lãi khoản 45% so với giá trị sản xuất. Tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực nuôi thuỷ sản ước đạt 4,456 tỷ đồng, .

Bên cạnh nhiệm vụ nuôi trồng việc khai thác và đánh bắt thủy sản đầm phá cũng được xem là một nghề cho thu nhập cao. Toàn xã có khoản 75 hộ sinh sống chuyên về nghề đánh bắt, bình quân cả năm thu được giá trị khoản 20 triệu đồng/hộ, có khoản

Trường Đại học Kinh tế Huế

120 hộ không chuyên bình quân đánh bắt từ 4-5 tháng/năm, thu được giá trị khoản 7 triệu đồng/hộ, giá trị thu được từ nguồn đánh bắt thủy sản đạt 2,34 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất của ngành thủy sản ước đạt 6,796 tỷ đồng.

Như vậy tổng giá trị sản xuất của ngành nông, ngư nghiệp ước đạt 82,834 tỷ đồng.

- Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Đây là một chương trình kinh tế trọng điểm quan trọng nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, vì vậy UBND xã đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhờ vậy năm 2011 tiểu thủ công nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực, một số cơ sở ngành nghề sản xuất đã có đầu tư lớn để mở rộng cả về số lượng và quy mô sản xuất.

Toàn xã đã có 139 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp các loại như: Cưa xẻ gổ, mộc dân dụng, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất Bờ lô, sản xuất nước đá, xay xác, làm bún, bánh mì, may mặt, cơ khí, gò, rèn... Đã tạo được việc làm ổn định thường xuyên cho khoảng 690 lao động tại địa bàn, bình quân mỗi lao động thu nhập được khoảng 25 triệu đồng/năm, đem lại giá trị thu nhập từ lĩnh vực này ước đạt 17,25 tỷ đồng.

Đặc biệt năm 2011, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đơn vị đã tạo điều kiện cho xã mở được một xưởng may gia công tại địa bàn, bước đầu cho thấy hoạt động có hiệu quả, đã tạo được việc làm thường xuyên cho trên 30 lao động tại địa phương với thu nhập bình quân khoảng 1,2 triệu đồng/tháng. Đây là mô hình có khả năng mở rộng và phát triển trong những năm tới, nhằm giải quyết việc làm tại địa phương và chuyển dần cơ cấu lao động.

Giá trị sản xuất của lĩnh vực TTCN khoản 32,050 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực xây dựng, đã có bước nâng cao về năng lực quản lý tổ chức sản xuất, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, tài chính của các doanh nghiệp và trình độ tay nghề của lực lượng thợ. Bên cạnh đó UBND xã luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc đảm nhận thi công các công trình, đặc biệt là các công trình có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn. Năm 2011 đã tạo được việc làm thường xuyên cho khoản 300 lao động, bình quân mỗi lao động thu nhập được khoản 25 triệu đồng/năm và có

Trường Đại học Kinh tế Huế

khoản 400 lao động nông nghiệp làm thêm trong thời vụ nông nhàn, bình quân mỗi lao đông thu nhập được khoản 15 triệu đồng/năm.

Giá trị thu được từ lĩnh vực xây dựng ước đạt 13,5 tỷ đồng.

Như vậy tổng giá trị sản xuất của ngành TTCN-XD ước đạt 45,55 tỷ đồng - Dịch vụ thương mại

Năm 2011, các dịch vụ như: Sửa chữa xe máy, điện tử, điện dân dụng, dịch vụ ăn uống giải khác, vận tải và dịch vụ cho thuê phục vụ lễ hội, cưới hỏi... trên địa bàn xã có bước phát triển. Ngoài ra các dịch vụ trong nông nghiệp như cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ phục vụ sản xuất ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho 120 hộ trên địa bàn xã, bình quân mỗi hộ thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm, đã tạo ra giá trị thu nhập khoản 2,4 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất của lĩnh vực này ước đạt 26,5 tỷ đồng

Hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng phát triển, hàng hoá đa dạng, hệ thống cửa hàng, đầu mối mua bán được mở rộng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại ở chợ Tây Ba, chợ Kim Đôi, chợ Cầu Phú LươngA và ở các khu dân cư đang mở ra, tiếp tục phát triển cả về số lượng và quy mô kinh doanh. Đến nay toàn xã có 352 cơ sở kinh doanh thương mại, giải quyết việc làm cho khoản 470 lao động, bình quân mỗi cơ sở thu nhập được khoảng 22 triệu đồng/năm, đã đem lại giá trị thu nhập từ lĩnh vực này khoản 10.34 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất của lĩnh vực này ước đạt 42,24 tỷ đồng

Như vậy tổng giá trị sản xuất của ngành DV-TM ước đạt 68,74 tỷ đồng.

Ngoài ra toàn xã có khoản 1.700 lao động đang tham gia lao động các ngành nghề - dịch vụ ở ngoại tỉnh, bình quân thu nhập khoản 35 triệu đồng/lao động/năm, đem lại giá trị thu nhập khoản 59,5 tỷ đồng. Mặt khác có khoản 650 lao động nông nghiệp tham gia dịch vụ làm thuê, mua bán tại thành phố Huế và các địa bàn lân cận trong thời vụ nông nhàn, thu nhập khoản 10 triệu đồng/lao động/năm, đem lại giá trị thu nhập khoản 6,5 tỷ đồng, đã góp phần giải quyết việc làm, giảm dần lao động thuần nông, tăng thu nhập, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và tăng cơ cấu thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)