ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 85)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU TẠI XÃ QUẢNG THÀNH - Tiếp tục chỉ đạo để duy trì sản xuất ổn định khoảng 60 ha, đồng thời phải đa dạng hóa các chủng loại giống cây trồng, rau trái vụ phù hợp với điều kiện ở địa phương và nhu cầu của thị trường. Quan tâm đến chất lượng của vùng rau bằng các giải pháp như: ứng dụng công nghệ sinh học, các qui trình chăm bón, tập huấn kỷ thuật… Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vùng rau có chất lượng cao theo tiêu chuẩn ViệtGáp, tiến tới xây dựng thương hiệu “Rau an toàn Quảng Thành

- Trên cơ sở chủ trương và sự nhất trí của huyện Quảng Điền, xã Quảng Thành cùng với các cơ quan chức năng của huyện cần tiến hành rà soát và quy hoạch lại vùng sản xuất rau

- Cần quy hoạch và mở rộng hơn nữa, thu hút người dân tham gia vào sản xuất rau an toàn, để từ đó có thể ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nghiên cứu và áp dụng các giống rau mới cho năng suất cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ nông dân và tiến tới một nền sản xuất rau an toàn và bền vững.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao kiến thức của người dân trong sản xuất, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất rau, hạn chế sử dụng các chất kích thích độc hại trong sản xuất.

- Đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thông tiêu thụ rau, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của người dân vào mùa khô.

- Giới thiệu và quảng bá rau trên thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, từng bước xây dựng thương hiệu rau ở xã Quảng Thành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn bao gồm hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống chợ, thông tin liên lạc… nhằm hoàn thiện về mặt hạ tầng kỹ thuật, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất rau của mình.

- Cần tu sữa một số tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã và liên huyện nhằm đảm bảo cho việc lưu thông, vận chuyển sản phẩm được dễ dàng, giảm bớt chi phí vận chuyển, phục vụ sản xuất.

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi bao gồm hệ thống tưới tiêu cho các vùng, các thôn để phục vụ hoạt động sản xuất của người dân, tránh thiệt hại khi gặp thiên tai, lũ lụt, hạn hán.

- Đồng thời nên vận động người dân đóng góp công sức cùng các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và gắn trách nhiệm bảo vệ tài sản chung cho người dân, nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ tài sản công.

3.2.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- UBND xã cần kết hợp với trung tâm khuyến nông ngư của huyện và tỉnh, trường Đại Học Nông Lâm trong việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho người dân trồng rau, nghiên cứu và chuyển giao các giống có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, đồng thời hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc BVTV và phân bón hoá học đúng liều lượng, đúng quy trình kỹ thuật.

- Mở thêm các lớp đào tạo, dạy nghề, tập huấn chuyển giao công nghệ cho người nông dân. Tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao trong và ngoài huyện, tỉnh, xây dựng các mô hình trình diễn, vận động người dân tham gia để nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất rau.

- Nhà nước và địa phương cần xây dựng một số cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn, hỗ trợ trang thiết bị máy móc, vốn cho các cơ sở thu mua chế biến hiện có đồng thời các cơ quan chính quyền địa phương cần có các chính sách khuyến khích và ưu đãi các tổ chức cá nhân xây dựng cơ sở chế biến trên địa bàn xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

- Cần liên kết các hộ trồng rau trong một tổ chức thống nhất, cùng tham gia liên kết sản xuất, tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng và người thu mua nhằm giúp nhau phát triển đồng thời chia sẽ được những rủi ro.

- Chính quyền địa phương nên xây dựng một kênh thông tin cho người dân về tình hình sản xuất rau, sự biến động giá cả các loại rau, nhu cầu của thị trường về sản phẩm từ rau để người dân thuận tiện trong việc sản xuất và mua bán.

- Điều quan trọng nhất là chính quyền cần tạo điều kiện để người dân giới thiệu sản phẩm của mình đồng thời cần có các giải pháp để xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau sạch, rau an toàn cho các hộ nông dân trồng rau trong xã

- Cần có chính sách ưu đãi về thuế, môi trường về chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp thu mua.

3.2.4. Giải pháp về vốn

- Lượng vốn để sản xuất rau thường không lớn. Nhưng để sản xuất được rau sạch, rau an toàn, sản xuất theo hướng thâm canh thì đòi hỏi người dân phải đầu tư nhiều về tư liệu sản xuất, do đó nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân, cho người dân vay vốn ưu đãi.

- Đồng thời khi cho người dân vay vốn phải hướng dẫn người dân cách sử dụng vốn hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, trách tình trạng thất thoát vốn và không có khả năng trả nợ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)