CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
2.5.2. Phân tích bằng phương pháp phân tổ thống kê
Chi phí sản xuất chiếm một phần lớn trong tổng chi phí sản xuất của hộ sản xuất, để đánh giá ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất, tôi phân chi phí sản xuất thành 4 tổ ứng với mức đầu tư khác nhau. Mối quan hệ giữa chi phí trung gian và kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 15: Mức đầu tư chi phí sản xuất cho việc trồng rau của các hộ điều tra (BQ/sào/năm)
Khoảng cách tổ (1000đ)
Hộ Chi phí
đầu tư BQ (1000đ)
GO (1000đ)
MI (1000đ)
MI/C (lần)
Số hộ %
<3600 7 14,00 3573,35 23.749,96 20.176,61 5,65
3600-3700 22 44,00 3647,74 25.548,36 21.900,63 6,00
3700-3800 11 22,00 3741,54 27.467,16 23.725,62 6,34
>3800 10 20,00 3857,09 33.563,00 29.705,92 7,70
BQC 50 100,00 3699,77 27.321,65 23.621,88 6,38 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Mức chi phí đầu tư sản xuất bình quân của một hộ là 3699,77 nghìn đồng/sào/năm. Đây là mức đầu tư khá cao.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, mức độ đầu tư chi phí sản xuất của các hộ tỉ lệ thuận với cả hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế. Cụ thể, xét trên chỉ tiêu kết quả thì ở nhóm có mức đầu tư thấp nhất có GO/sào là 23.749,96 nghìn đồng/sào, nhóm hộ có mức đầu tư cao nhất thì có GO/sào là 33.563,00 nghìn đồng/sào. Bên cạnh đó chỉ tiêu hiệu quả của nhóm hộ có mức đầu tư thấp có MI/C là 5,65 lần, nhóm hộ có mức đầu tư cao thì chỉ số MI/C là 7,70 lần. Nguyên nhân của tình trạng trên là do việc sử dụng chi phí đầu vào quá mức như phân bón quá nhiều làm giảm năng suất của cây trồng, mặt khác đầu tư chi phí trung gian quá mức, không hợp lý gây lãng phí làm giảm hiệu quả như sử dụng giống quá mức, không hợp lý.
Đồng thời qua bảng trên ta có thể thấy được, chỉ có 7 hộ gia đình có mức đầu tư dưới 3600 nghìn đồng/sào/năm, có chi phí đầu tư BQ là 3573,35 nghìn đồng/sào/năm và thu nhập hỗn hợp bình quân của một hộ gia đình nằm trong nhóm này là 20.176,61 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 5,65 lần. Có 22 hộ có mức đầu tư nằm trong khoảng từ 3600 nghìn đồng đến 3700 nghìn đồng/sào/năm, đây là nhóm hộ được trưng của mức chi phí đầu tư của các hộ điều tra khi chiếm 44% tổng số hộ được điều tra, thu nhập hỗn hợp bình quân chung của nhóm này là 21.900,63 nghìn đồng/sào/năm, với chỉ số MI/IC là 6,00 lần. Và có 11 hộ có mức đầu tư nằm trong khoảng từ 3700 nghìn đồng đến 3800 nghìn đồng/sào/năm, chiếm 22% tổng số hộ được điều tra, thu nhập hỗn hợp bình quân chung của nhóm này là 23.725,62 nghìn đồng/sào/năm, với chỉ số MI/IC là 6,34 lần. Số còn lại (10 hộ) có mức đầu tư trên 3800 nghìn đồng/sào/năm, chiếm 20% tổng số hộ được điều tra. Những hộ này có mức thu nhập hỗn hợp bình quân và chỉ số MI/IC là lớn nhất với thu nhập hỗn hợp bình quân của hộ gia đình thuộc nhóm này là 29.705,92 nghìn đồng/sào/năm và chỉ số MI/IC là 7,70 lần.
Qua phân tích mối quan hệ giữa mức độ đầu tư chi phí sản xuất với kết quả và hiệu quả sản xuất chúng ta có thể thấy các hộ sử dụng chi phí sản xuất bước đầu đã đạt được hiệu quả. Nhưng để nâng cao hiệu quả sản xuất hơn nữa các hộ cần nâng cao hiệu quả sử dụng các loại chi phí, sử dụng tiết kiệm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.5.2.2. Ảnh hưởng của chi phí lao động
Trong sản xuất rau, thì chi phí lao động ở đây là chi phí lao động tự có, là công chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch rau. Ta có bảng đánh giá ảnh hưởng của chi phí lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra.
Bảng 16: Mức chi phí lao động đầu tư cho việc trồng rau của các hộ điều tra (BQ/sào/năm)
Khoảng cách tổ (1000đ)
Hộ Chi phí lao động BQ
(1000đ)
C (1000đ)
GO (1000đ)
MI (1000đ)
MI/C (lần)
Số hộ %
<17.000 12 24,00 16.800 3647,19 23.371,82 19.724,64 5,41 17.000-18.000 17 34,00 17.600 3653,78 25.287,38 21.633,59 5,92 18.000-19.000 10 20,00 18.400 3709,61 27.982,67 24.273,06 6,54
>19.000 11 22,00 19.200 3819,53 33.872,98 30.353,97 7,95 BQC 50 100,00 17.920 3699,77 27.321,65 23.621,88 6,38
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Nhìn chung thì các hộ đã chú ý vào đầu tư vào chi phí lao động, có nghĩa là người dân thường xuyên chăm sóc, bảo vệ rau trong cả năm. Qua bảng trên ta thấy rằng nếu người dân đầu tư vào công chăm sóc càng lớn thì giá trị sản xuất GO/sào/năm, thu nhập hỗn hợp càng lớn và chỉ số hiệu quả càng cao. Cụ thể, nhóm có mức đầu tư lao động thấp nhất có GO/sào là 23.371,82 nghìn đồng/sào, nhóm hộ có mức đầu tư lao động cao nhất thì có GO/sào là 33.872,98 nghìn đồng/sào. Bên cạnh đó chỉ tiêu hiệu quả của nhóm hộ có mức đầu tư lao động thấp có MI/C là 5,41 lần, nhóm hộ có mức đầu tư lao động cao thì chỉ số MI/IC là 7,95 lần
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số hộ có mức đầu tư lao động 17.000 nghìn đồng/sào/năm chiếm tỷ lệ lớn là 24% tổng số hộ điều tra, có mức đầu tư chi phí cho lao động là 16.800 nghìn đồng/sào/năm, có thu nhập hỗn hợp là bình quân của hộ gia đình thuộc nhóm này là 19.724,64 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 5,41 lần. Và những hộ có mức đầu tư cao hơn sẽ có mức thu nhập hỗn hợp lớn hơn. Có 17 hộ có mức đầu tư chi phí cho lao động nằm trong khoảng từ 17.000 nghìn đồng đến 18000,00 nghìn đồng/sào/năm, chiếm tỉ lệ lớn nhất là 34% tổng số hộ điều tra và thu nhập hỗn hợp bình quân là 21.633,59 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 5,92 lần. Có
Trường Đại học Kinh tế Huế
10 hộ có mức đầu tư chi phí cho lao động nằm trong khoảng từ 18.000 nghìn đồng đến 19000 nghìn đồng/sào/năm, chiếm 20% tổng số hộ điều tra và thu nhập hỗn hợp bình quân là 24.273,06 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 6,54 lần. Còn lại, 11 hộ có mức đầu tư chi phí cho lao động lớn hơn 19.000 nghìng đồng/sào/năm chiếm 22% tổng số hộ điều tra và thu nhập hỗn hợp bình quân là 30.353,97 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C là 7,95 lần.
Tóm lại, chi phí lao động càng tăng thì hiệu quả kinh tế càng cao, chỉ số MI/C càng tăng.
2.5.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố kể trên thì còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ nông dân ở xã Quảng Thành, ví dụ như quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đầu tư và kết quả sản xuất. Và bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
Bảng 17: Quy mô sản xuất của các hộ trồng rau (BQ/sào/năm)
Khoảng cách tổ (sào)
Hộ Diện tích
rau BQ (sào)
C (1000đ)
GO (1000đ)
MI (1000đ)
MI/C (lần)
Số hộ %
<1,4 4 8,00 1,30 3623,34 22.294,67 18.671,33 5,15
1,4-1,6 22 44,00 1,47 3641,62 24.376,48 20.734,85 5,69
1,6-1,8 9 18,00 1,63 3695,92 27.073,00 23.377,08 6,33
1,8-2,0 8 16,00 1,86 3775,49 31.770,78 27.995,29 7,42
>2,0 7 14,00 2,04 3845,03 34.685,44 30.840,41 8,02
BQC 50 100,00 1,63 3699,77 27.321,65 23.621,88 6,38 ( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy được diện tích rau bình quân của các hộ là 1,63 sào.
Và hầu hết các hộ sản xuất đều có quy mô sản xuất rau nằm trong khoảng 1,4-1,6 sào, với 22 hộ, chiếm 44% tổng số hộ được điều tra với giá trị GO/sào đạt 24.376,48 nghìn đồng và thu nhập hỗn hợp MI là 20.732,85 nghìn đồng/sào/năm. Thu nhập hỗn hợp bình quân chung của các hộ đạt khá cao là 23.621,88 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số hiệu quả
Trường Đại học Kinh tế Huế
MI/C là 6,38. Điều này chứng tỏ việc sản xuất rau của các hộ nông dân cũng khá thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Những hộ có quy mô càng lớn thì hiệu quả kinh tế mang lại càng cao, chỉ số MI/C càng lớn, do đó thu nhập của những gia đình này cũng cao hơn so với những gia đình có quy mô nhỏ hơn. Nhìn chung, thì khoảng cách tổ giữa các nhóm là không lớn, khoảng cách tổ giữa các nhóm là 0,2 sào.
Nhóm tổ có quy mô sản xuất thấp nhất thì có GO/sào bằng 22.294,67 nghìn đồng/sào/năm và có chỉ số hiệu quả thấp hơn các nhóm tổ còn lại, chỉ số MI/C là 5,15 lần, số hộ nằm trong nhóm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, có 4 hộ, chiếm 8% tổng số hộ điều tra. Có 7 hộ có quy mô diện tích sản xuất rau trên 1,94 sào chiếm 14% tổng số hộ điều tra, thu nhập hỗn hợp bình quân của mỗi hộ là 30.840,41 nghìn đồng/sào/năm, chỉ số MI/C đạt cao nhất là 8,02.
Tóm lại, để nâng cao hơn nữa hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất rau các hộ cần mở rộng quy mô diện tích cho phù hợp, nên tận dụng tối đa quỹ đất của gia đình và sử dụng hợp lý đất đai.