Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Có thể nói lao động là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người, không có một quá trình sản xuất nào mà không có sự tham gia của lao động, con người là trung tâm của mọi vấn đề vì thế sử dụng tốt lao động là cơ sở để tạo thu nhập và nâng cao mức sống đối với bất kỳ ngành nghề nào. Do đó việc sử dụng và phân phối lao động là một vấn đề đang đặt ra cho toàn xã Quảng Thành nói chung và từng hộ trên địa bàn xã nói riêng.

Theo số liệu thống kê xã, tình hình dân số và lao động của xã Quảng Thành đều tăng qua các năm.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy số hộ của xã tăng lên qua từng năm, năm 2010 đã tăng 2,67% tức tăng lên 65 hộ so với năm 2009, và tổng số hộ năm 2011 tăng 3,72%

tức tăng lên 93 hộ so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng lên số hộ qua từng năm một phần là do sự tăng lên nhanh của dân số, mặt khác là do xu hướng tách hộ trong gia đình ngày càng phổ biến. Trong sự tăng lên của số hộ thì hộ nông nghiệp đều có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng tỷ trọng trong tổng số hộ lại có biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể là năm 2009 thì hộ nông nghiệp là 1602 hộ (chiếm 65,76% tổng số hộ) đến năm 2010 là thì hộ nông nghiệp là 1609 hộ (chiếm 64,33%

tổng số hộ) tăng 0,44% tức tăng 7 hộ, đối với năm 2011 thì hộ nông nghiệp là 1686 hộ (chiếm 64,99% tổng số hộ) tăng 4.79% tức tăng 77 hộ so với năm 2010.

Số nhân khẩu tăng lên tất yếu làm cho số hộ tăng thêm, theo đó sẽ làm cho số lao động tăng thêm. Qua bảng số liệu thì ta có thể thấy lực lượng lao động của xã khá dồi dào và có sự biến động tăng qua các năm. Nếu năm 2010 thì toàn xã chỉ tăng 84 lao động, tăng 1,39% so với năm 2009 thì đến năm 2011 đã có sự biến động lao động lớn với lao động toàn xã tăng 4,84% tức tăng 295 lao động so với năm 2010. Xét về thành phần lao động trên địa bàn thì lao động nông nghiệp tăng dần qua các năm, nhưng tỉ lệ lao động trong tổng lao động lại giảm dần. Cụ thể năm 2009 số lao động nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

là 2958 lao động (chiếm 49,21% tổng số lao động) đến năm 2010 là 2964 lao động (chiếm 48,63% tổng số lao động) tăng 0,21% tức tăng 6 lao động. Và năm 2011 là 2985 lao động (chiếm 46,71% tổng số lao động) tăng 0,71% tức tăng 21 lao động so với năm 2010. Điều này cho chúng ta thấy rằng tỷ lệ % hộ sống bằng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, phần nào khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt ở đây xu hướng dịch chuyển lao động của xã khá cao, lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm mạnh điều này cho thấy tỷ trọng nông nghiệp có chiều hướng giảm và tỷ trọng dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác có chiều hướng tăng. Với tình trạng như vậy sẽ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp số lao động bị ít và bị già hoá.

Ngoài ra, tình hình dân số và lao động của xã còn thể hiện qua các chỉ tiêu như số nhân khẩu bình quân/hộ, bình quân lao động/hộ và bình quân lao động nông nghiệp/hộ.

Với chỉ tiêu số nhân khẩu bình quân/hộ chỉ tiêu phản ánh quy mô hộ của địa bàn nghiên cứu. Số liệu cho thấy quy mô hộ ngày càng nhỏ, năm 2009 bình quân mỗi hộ là 4,75 khẩu/hộ đến năm 2010 là 4,66 khẩu/hộ đã giảm 1,89% tức giảm 0,09 khẩu/ hộ.

Đến năm 2011 là 4,52 khẩu/ hộ giảm 3.01% tức giảm 0,14 khẩu/hộ so với năm 2010.

Điều này phản ánh là đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt trong nhận thức của người dân về thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

Về chỉ tiêu bình quân lao động/hộ có sự tăng giảm không ổn định qua các năm.

Cụ thể, năm 2009 số bình quân lao động/hộ là 2,47 lao động/hộ đến năm 2010 là 2,44 lao động/hộ đã giảm 0,03 lao động/hộ tức giảm 1,21%. Tuy nhiên đến năm 2011 thì số bình quân lao động/hộ là 2,46 lao động/hộ đã tăng 0,02 lao động/hộ tức đã tăng 0,82%

so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến số bình quân lao động/hộ của năm 2011 tăng lên là do bình quân lao động phi nông nghiệp/hộ đã có sự thay đổi đáng kể trong khi bình quân lao động nông nghiệp/hộ vẫn giảm số lao đông/hộ qua các năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Quảng Thành giai đoạn 2009-2011

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

SL % SL % SL % 10/09 11/10

I Tổng số hộ Hộ 2436 100 2501 100 2594 100 102,67 103,72

1 Hộ NN Hộ 1602 65,76 1609 64,33 1686 64,99 100,44 104,79

2 Hộ phi NN Hộ 834 34,24 892 35,67 908 35,01 106,95 101,79

II Tổng số nhân khẩu Người 11572 100 11647 100 11731 100 100,65 100,72

1 Nam Người 5701 49,27 5763 49,48 5792 49,37 101,09 100,51

2 Nữ Người 5871 50,73 5884 50,52 5939 50,63 100,22 100,93

III Tổng số LĐ Lao động 6011 100 6095 100 6390 100 101,39 104,84

1 Lao động NN Lao động 2958 49,21 2964 48,63 2985 46,71 100,21 100,71

2 Lao động phi NN Lao động 3053 50,79 3131 51,37 3405 53,29 102,54 108,75

IV Các chỉ tiêu khác

1 BQ NK/hộ Người/hộ 4,75 - 4,66 - 4,52 - 98,11 96,99

2 BQLĐ/hộ Lao động/hộ 2,47 - 2,44 - 2,46 - 98,79 100,82

3 BQLĐNN/hộ Lao động/ hộ 1,21 - 1,19 - 1,15 - 98,35 96,64

(Nguồn: Báo cáo số liệu thống kê xã Quảng Thành)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)