Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG II HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT RAU Ở XÃ QUẢNG THÀNH - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.4.1. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra

Trong quá trình điều tra tìm hiểu tình hình đầu tư thâm canh của các hộ, tôi đã chia kết cấu của tổng chi phí sản xuất ra làm 2 loại là chi phí sản xuất (C) và chi phí tự có (Tc). Dưới đây là bảng chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất của các hộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 11: Chi phí sản xuất của các loại rau của các hộ điều tra ( tính BQ/sào/năm/hộ)

ĐVT: 1000đ Loại rau

Chỉ tiêu Xà lách Cải Ngò Rau cần Rau dền Rau tần ô Tổng

Tổng CP 4703,95 4709,10 4554,46 2539,90 2407,40 2704,96 21619,77

I. Chi phí sản xuất (C) 653,95 639,10 604,46 489,90 457,40 854,96 3699,77

1. Giống 249,80 224,00 221,16 292,00 227,10 632,56 1846,62

2. Phân bón 341,65 347,10 327,80 165,40 176,30 169,90 1528,15

- Phân chuồng 205,50 210,50 203,50 100,75 110,50 106,25 937,00

- Phân lân 15,25 15,50 14,50 8,15 7,20 6,50 67,10

- Phân đạm 14,20 14,25 13,15 7,25 6,35 8,15 63,35

- Phân kali 74,35 72,55 65,15 35,75 38,50 33,50 319,80

- Phân NPK 32,35 34,30 31,50 13,50 13,75 15,50 140,90

3. Thuốc BVTV 10,00 10,50 10,00 8,50 8,50 9,00 56,50

4. CP khác 52,50 57,50 45,50 24,00 45,50 43,50 268,50

II. Chi phí tự có (Tc) 4050,00 4070,00 3950,00 2050,00 1950,00 1855,00 17920,00

- CPLĐGĐ 4055,00 4070,00 3950,00 2050,00 1950,00 1855,00 17920,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả ở bảng trên cho thấy, chi phí sản xuất của các loại rau, gồm:

- Chi phí sản xuất (C) bao gồm tất cả các khoản tiền mà các hộ phải bỏ ra để đầu tư vào quá trình sản xuất trong một năm. Theo như bảng số liệu trên thì chi phí trung gian bao gồm các chi phí như: chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV và các loại chi phí khác (điện, nước…)

- Chi phí tự có là loại chi phí mà hộ gia đình tự bỏ ra để sản xuất. Qua quá trình điều tra thì chi phí tự có của các hộ chỉ có chi phí lao động, còn phân chuồng hầu như tất cả các hộ điều phải đi mua.

Ngoài ra chi phí trên thì vẫn có một số hộ có chi phí khấu hao tài sản cố định, nhưng chi phí này là rất nhỏ, và chỉ có một số ít hộ chi ra để khấu hao tài sản cố định.

Mặt khác, tình hình tình trang bị cho quá trình sản xuất của các hộ là rất thấp, và giá trị của các tư liệu sản xuất không lớn (số liệu ở bảng 9). Do đó, trong bảng chi phí đầu tư của hộ gia đình thì tôi đã không đưa vào.

Mỗi loại cây trồng khác nhau đòi hỏi một chi phí đầu tư các yếu tố đầu vào khác nhau. Qua quá trình điều tra, tôi nhận thấy rằng, các hộ trồng rau ở xã Quảng Thành thường chỉ bón phân chuồng 2 lần là đầu vụ và cuối vụ, và đó là 2 lần bón duy nhất trong 1 năm. Các loại phân khác thì tuỳ vào từng thời kỳ của cây rau mà các hộ bón cho phù hợp.

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rõ hầu hết các hộ đều chọn cây xà lách, cải, ngò là 3 cây trồng chủ yếu và được trồng quanh năm, nhưng năng suất sản lượng của 3 loại trên lại khác nhau tuỳ thuộc và điều kiện thời tiết có thích hợp hay không. Một năm có thể trồng từ 8-10 lứa xà lách, cải, ngò thì có thể từ 7-9 lứa. Do đó chi phí đầu tư cho 3 loại trên cũng cao hơn các loại cây khác và cũng khác nhau giữa 3 loại. Tổng chi phí đầu tư cho 1 sào xà lách trong 1 năm là 4703,95 nghìn đồng, cải là 4709,10 nghìn đồng và ngò là 4554,46 nghìn đồng. Các loại rau khác được trồng với số lứa trong 1 năm ít hơn cải, xà lách, ngò như rau cần 3-4 lứa/năm, rau dền 4-5 lứa/năm, tần ô là từ 3-4 lứa/năm nên chi phí đầu tư ít hơn, với mức tổng chi phí đầu tư tính BQ/sào/năm/hộ cho các loại rau này khác nhau như: rau cần là 2539,90 nghìn đồng, rau dền là 2407,40 nghìn đồng và tần ô là 2704,96 nghìn đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong tổng chi phí của tất cả các loại rau thì có thể thấy được chi phí tự có chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm 82,89% tổng chi phí chung các loại rau. Cụ thể trong tổng chi phí của xà lách thì chi phí tự có là 4050 nghìn đồng/sào/năm/hộ, chiếm 86,10% tổng chi phí dùng để sản xuất xà lách, tương tự với các loại rau còn lại lần lượt cải là 4070 nghìn đồng/sào/năm/hộ, chiếm 86,43% tổng chi phí sản xuất cải; ngò là 3950 nghìn đồng/sào/năm/hộ, chiếm 86,73%; rau cần là 2050 nghìn đồng/sào/năm/hộ, chiếm 80,71%; rau dền là 1950 nghìn đồng/sào/năm/hộ, chiếm 81,00% và rau tần ô là 1855 nghìn đồng/sào/năm/hộ, chiếm 68,39%. Ở đây ta có thể thấy chi phí tự có rất lớn bởi vì khác với ngành sản xuất khác, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng thì lao động đóng vai trò quan trọng và chủ yếu là công lao động gia đình tự có.

Sau chi phí lao động thì chi phí phân bón cũng chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất rau. Cụ thể trong sản xuất xà lách là 341,65 nghìn đồng/sào/năm/hộ, cải là 347,10 nghìn đồng/sào, ngò là 327,80 nghìn đồng/sào, rau cần là 165,40 nghìn đồng/sào, rau dền là 110,50 nghìn đồng/sào và tần ô là 169,90 nghìn đồng/sào. Trong tổng chi phí phân bón thì chi phí phân chuồng chiếm tỷ trọng lớn nhất, do sản xuất rau cần một lượng lớn phân chuồng bón lót vào thời kỳ bắt đầu sản xuất, ví dụ trong sản xuất xà lách là 205,50 nghìn đồng/sào,chiếm 60,15% tổng chi phí phân bón; cải là 210,50 nghìn đồng, chiếm 60,65%; ngò là 203,5 nghìn đồng, chiếm 62,08%.... Và qua bảng số liệu thì ta thấy được mức độ đầu tư chưa cân đối trong chi phí phân bón, đặc biệt các hộ còn lạm dụng quá nhiều phân chuồng, do đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn của rau và sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi phí giống của tất cả các loại rau cũng chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 8,54% tổng chi phí chung. Trong các loại rau thì chi phí giống của tần ô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất rau tần ô là 23,39%. Nguyên nhân là do giá tần ô khá cao do đó người dân thường dành rất ít diện tích trồng tần ô trong một lứa.

Tóm lại, mức đầu tư chi phí của các hộ trồng rau là khá hợp lý, với tổng chi phí đầu tư cho toàn bộ các loại rau là 21619,77 nghìn đồng/sào/năm/hộ. Tuy nhiên để sản xuất rau ở địa phương phát triển bền vững và có hiệu quả thì cần phải nghiên cứu để xây dựng và thực hiện các công thức bón phân hợp lý, hạn chế sử dụng phân chuồng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

cân đối giữa các loại phân bón, áp dụng các thành tựu mới trong khoa học như công nghệ sinh học để từng bước sản xuất theo hướng an toàn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở xã quảng thành, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)