CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA CCLĐ VÀ CDCCLĐ
1. Khái niệm và nội dung của CDCCLD
1.2. Nội dung và chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch CCLĐ theo ngành
Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đó là chuyển dịch chất lượng lao động về chuyên môn kỹ thuật.
Hướng chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động là nhằm đáp ứng mục tiêu chung về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cần xác định rõ qui mô, phương hướng đào tạo phải theo nhu cầu sử dụng lao động, phương hướng phát triển kinh tế cũng như trình độ kỹ thuật của nước ta.
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong thời gian tới là giảm mạnh tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp.
Ở các vùng nông thôn cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang các ngành nghề khác, đặc biệt là khôi phục và phát triển truyền thống. đây là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng thừa lao động ở nông thôn. hơn nữa cần phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ sản xuất phục vụ cho đồi sống của vùng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch
1.2.2.1. Tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện thông qua sự thay đổi về tỷ trọng lao động giữa các ngành của nền kinh tế theo thời gian. Thông qua tỷ trọng lao động giữa các ngành xác định được:
Số lao động tham gia vào hoạt động của ngành, nhóm ngành trong nền kinh tế.
Đánh giá mức độ thu hút lao động của các ngành, từ đó thấy được xu hướng chuyển dịch lao động giữa các ngành hoặc nội bộ ngành.
Xu hướng và tốc độ biến đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành là căn cứ để đánh giá quá trình dịch chuyển có phù hợp không. Nếu như tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng thì có thể nói quá trình dịch chuyển lao động theo ngành hợp lý và tiến bộ. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối vì ở mỗi giai đoạn khác nhau xu hướng cũng như tốc độ dịch chuyển khác nhau do tốc độ và xu hướng dịch chuyển phụ thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế.
1.2.2.2. Hệ số chuyển dịch cơ cấu lao động
Phương pháp này lượng hóa mức độ chuyển dịch giữa 2 thời điểm t0 và t1 bằng công thức sau:
Si(t0) Si(t1) Cos=
S2i(t0)S21(t1) Trong đó:
Si(t)là tỷ trọng lao động trong ngành i tại thời điểm t.
được coi là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(to) và S(t1), coscàng lớn bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược lại.
Khi cos = 1: góc giữa 2 vector này bằng 0 điều đó có nghĩa là hai cơ cấu lao động đó đồng nhất.
Khi cos = 0: góc giữa 2 vector này bằng 900 và các vector cơ cấu là trực giao với nhau.
Do đó: 0 ≤≤ 900
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Như vậy tỷ số/900phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, từ đó dự kiến xu hướng vận động của lao động giữa các ngành trong tương lai.
1.2.2.3. Hệ số co giãn của lao động theo GDP
Hệ số co giãn phản ánh sự thay đổi của biến số này tạo nên sự thay đổi của biến số khác. Độ co giãn của việc làm với GDP cho biết khi GDP tăng hoặc giảm 1% thì số việc làm tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành sử dụng một trong những chỉ tiêu đó là xác định mối tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được xem xét dựa vào hệ số co giãn của lao động theo GDP của nền kinh tế, của từng vùng, từng địa phương, từng ngành thậm chí từng doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu của nền kinh tế ta tính hệ số co giãn theo từng ngành..Để tính được hệ số co giãn của việc làm với GDP của một ngành nào đó cần phải thu thập các số liệu về GDP và việc làm qua nhiều năm. Sau đó sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản, chúng ta sẽ xác định được hệ số co giãn của lao động với GDP của ngành đó.
gl el/g=
gk
Trong đó: gl: là tốc độ tăng trưởng lao động.
gk: là tốc độ tăng trưởng kinh tế.
el/g: là hệ số co giãn của lao động theo GDP.
Hệ số co giãn lao động theo GDP có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nhu cầu lao động trong nền kinh tế. Bởi thông qua hệ số co giãn này ta xác định được nhu cầu về lao động của từng ngành. Hệ số này càng lớn thì nhu cầu lao động cho ngành đó càng cao.
Nhu cầu tăng trưởng lao động cho từng ngành được xác định bằng công thức:
gl =gkx el/g
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trên cơ sở tính lao động cho từng ngành, tổng hợp lại ta có được tổng nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành.
1.2.2.4. Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động ngành Theo các nhà kinh tế học, có mối tương quan chặt chẽ giữa GDP/người và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Thông qua GDP bình quân đầu người ta sẽ xác định được cơ cấu lao động tương ứng với mức GDP đó. GDP bình quân đầu người càng cao thì chuyển dịch lao động càng có sự thay đổi, sự thay đổi này theo chiều hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.
1.2.2.5. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu giá trị GTSX và cơ cấu lao động Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau, cơ cấu lao động thay đổi qua lại giữa các khu vực kinh tế hay các ngành trong khu vực kinh tế thì cơ cấu GTSX của khu vực đó hay các ngành trong khu vực đó phải có sự dịch chuyển tương ứng với cơ cấu lao động thì mới thúc đẩy kinh tế phát triển.
2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng CNH – HĐH
2.1. Quá trình CNH – HĐH và những yêu cầu đặt ra cho việc dịch chuyển CCLĐ theo ngành
2.1.1. Nội dung của quá trình CNH – HĐH
Nội dung của CNH – HĐH có 2 vấn đề chính: Trang bị kỹ thuật – công nghệ theo hướng hiện đại và xây dưng một cơ cấu kinh tế hợp lý. Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại trong các ngành của nền kinh tế quốc dân: Nội dung này được thực hiện theo 2 cách:
Tiến hành cách mạng khoa học – kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật để tự trang bị. Cuộc cách mạng kỹ thuật đầu tiên xuất hiện ở Anh với nội dung chủ yếu là cơ khí hoá, đến giữa thế kỷ XX xuất hiện cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Trong thập Niên gần đây con người đang chứng kiến những thay đổi rất to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.
Về mặt tự động hoá: máy tự động quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số...
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Về năng lượng: ngoài dạng năng lượng truyền thống (nhiệt điện, thủy điện), ngày nay chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ yếu.
Về vật liệu mới: về công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều vào công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất v.v…
Về điện tử và tin học: là một lĩnh vực rộng lớn và hấp dẫn nhất là lĩnh vực máy tính. Từ nội dung cách mạng khoa học – kỹ thuật, có nhiều ý kiến cho rằng cuộc cách mạng này có 2 đặc trưng chủ yếu:
Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thời gian cho một phát minh mới của khoa học ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng.
Việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại còn thực hiện thông qua nhận chuyển giao công nghệ mới từ các nước tiên tiến.
Nhận chuyển giao công nghệ mới là cách đi sớm đưa nhanh nước ta lên hiện đại gắn với rút ngắn con đường phát triển hiện đại. Việc nhận chuyển giao công nghệ mới là sự chuyển đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá kỹ thuật công nghệ từ các nước kỹ thuật tiên tiến sang các nước có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển. Nếu như hàng hoá thông thường thì sự vận động của nó đi từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, còn trái ngược lại hàng hoá kỹ thuật công nghệ thì đi từ nơi có trình độ cao đến nơi có trình độ thấp. Để thực hiện việc nhận chuyển giao cần coi trọng các điều kiện về vốn và đội ngũ làm công tác nhận chuyển giao.
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng, các lĩnh vực, các đơn vị và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay trong kinh tế thị trường, phù hợp là cơ cấu kinh tế mở cơ cấu kinh tế hướng ngoại. Thế giới đang phát triển và đa dạng vì vậy xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải hợp lý và đa dạng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chuyển dịch và xây dựng cơ cấu kinh tế phải có được tính hợp lý: Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là quy luật kinh tế. Phù hợp với xu hướng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế của đất nước.
Thực hiện sự phân công hợp tác quốc tế theo xu hướng quốc tế hoá. Nội dung chính của công nghiệp hoá hiện đại hoá được vận dụng ở nước ta: Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nông nghiệp và nông thôn. Trong đó coi trọng việc phát triển về nông, lâm, ngư nghiệp. Thực hiện thủy lợi hoá, điện khí hoá.
Phát triển công nghiệp: Ưu tiên các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghệ thông tin, một số ngành công nghiệp nặng. Xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng: khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông vận tải hiện có, nâng cấp và mở rộng thêm một số tuyến giao thông trọng yếu.
Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính. Phát triển hợp lý các vùng kinh tế lãnh thổ theo hướng triệt để khai thác các lợi thế và tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau làm cho tất cả các vùng đều phát triển. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
2.1.2. Yêu cầu về lao động của quá trình CNH – HĐH
Nguồn lao động đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học – kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới.
Trong nguồn lao động mới ấy, việc xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm vụ trọng tâm, bởi vì chỉ với một giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có trình độ làm chủ khoa học – kỹ thuật và công nghệ mới, trí thức hoá mới có thể là nòng cốt để liên minh với nông dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
và đội ngũ trí thức, tập hợp và đoàn kết với các thành phần khác, phấn đấu đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến thành công.
Để có nguồn lao động phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải đào tạo ra một cơ cấu lao động đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cán bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật... Việc xây dựng nguồn lao động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tiến hành với tốc độ, quy mô thích hợp, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, phải bố trí và sử dụng tốt nguồn lao động đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để sáng tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi nguồnlao động phải có sức khoẻ và thể lực tốt. Muốn vậy, phải bảo đảm dinh dưỡng, phát triển y tế, cải thiện môi trường sống v.v… nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ và nâng cao thể lực cho người lao động.