CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH
2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của huyện Krông Năng giai đoạn 2008–2012
2.1. Thực trạng chuyển dịch theo 3 nhóm ngành
2.1.5. Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động ngành
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu lao động theo ngành diễn ra ở các nước đang phát triển như sau:
Bảng11: Quan hệ giữa GDP\người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển
GDP/ người( USD) và cơ cấu lao động (%)
GDP/người 320 960 1.600 2.560 3.200
Cơ cấu lao động(%) 100.00 100 100 100 100
Nông nghiệp 66 49 39 30 25
Công nghiệp 9 21 26 30 33
Dịch vụ 25 30 35 40 42
Nguồn: Giáo trình kinh tế lao động Theo mối quan hệ này với các mức GDP/người khác nhau sẽ xác định được tỷ lệ lao động trong các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tương ứng. Ví dụ: Thu nhập bình quân đầu người 960(USD) tương ứng với mức thu nhập đó thì tỷ lệ lao động trong các khu vực như sau: 49%, 21%, 30%. Hoặc nếu thu nhập bình quân nằm trong khoảng 800 – 900 (USD) thì lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 50%.
Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 23%, thương mại dịch vụ là 27%.
Còn đối với huyện Krông Năng, mối quan hệ này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 12: Quan hệ giữa GDP\người và cơ cấu lao động theo ngành ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk (tính theo GTSX)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
GDP/ người (trđ) 9,89 10,42 11,21 12,23 13,33
Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 100
Nông nghiệp 90,79 90,58 90,25 89,85 89,64
Công nghiệp 1,48 1,63 1,9 1,92 2,01
Dịch vụ 7,73 7,79 7,85 8,23 8,35
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bảng Như vậy, ứng với thu nhập 9,89 triệu đồng/năm thì cơ cấu lao động tương ứng là 90,79% nông nghiệp, 1,48%công nghiệp,và 7,73% dịch vụ, tỷ lệ này thay đổi khi mức thu nhập tăng lên 13,33 triệu đồng/ năm, đến lúc này % nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 89,64%, thay vào đó là sự gia tăng của công nghiệp và dịch vụ với tỷ lệ % tương ứng là 2,01%, 8,35%.từ bảng trên ta thấy sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với sự thay đổi cơ cấu lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, điều
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
này cho thấy lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình CNH – HĐH đất nước, mặc dù cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
Một trong những động lực quan trọng và là nguyên nhân chính để người dân quyết định chuyển dịch lao động đó là vấn đề thu nhập, sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị càng lớn thì việc thúc đẩy chuyển dịch lao động càng cao. Qua khảo sát GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp – phi nông nghiệp sẽ phần nào phản ánh sự khác biệt giữa thu nhập nông thôn và thành thị.
Bảng 13: GO/người trong các lĩnh vực kinh tế
Đvt: triệu đồng.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Nông
nghiệp 7,4 7,5 7,9 8,2 8,3
Công
nghiệp 1,2 1,3 1,4 1,7 2,5
Dịch vụ 1,3 1,6 1,8 2,3 2,6
Tổng 9,9 10,4 11,1 12,2 13,4
Nguồn: Niên giám thống kê huyện krông Năng 2012 Bảng 13 cho thấy GTSX/người của huyện theo giá so sánh năm 1994 trong giai đoạn 2008 - 2012 tăng bình quân 0,08%/năm, từ 9,9 triệu đồng (2008) lên 13,4 triệu đồng (2012). Trong khi đó GTSX/người trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng từ 7,4 triệu đồng (2008) lên 8,3 triệu đồng (2012), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2008 - 2012 là 0,03%/năm.GTSX/người trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng từ 2,5 triệu đồng (2008) lên 5,1 triệu đồng (2012), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2008 - 2012 là 0,2%/năm.
Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân trên đầu người tính theo GTSX của người dân trong huyện tăng qua các năm, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhưng tốc độ chậm hơn nhiều so với lĩnh vực phi nông nghiệp. Đô thị hóa và công nghiệp hóa đã thực sự thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động trong thời gian qua 2008 - 2012, với sự chênh lệch thu
nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa, các yếu tố này tác động rất lớn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chính vì vậy cần có chính sách giúp cho người lao động nông thôn chuyển đổi ngành nghề phù hợp nhằm tăng thu nhập.