Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH

2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của huyện Krông Năng giai đoạn 2008–2012

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành

Là một huyện có lợi thế và truyền thống về phát triển nông nghiệp đặc biệt là những loại cây công nghiệp dài ngày, vì thế lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp là rất lớn, cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 16: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp

2008 2009 2010 2011 2012

Quy mô lao động ngành nông nghiệp

Đvt: người

Nông lâm 56.390 56.843 57.264 57.315 57.309

Thủy sản 139 148 155 164 173

Tổng 56.529 56.991 57.419 57.479 57.482

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Đvt: %

Nông lâm 99,75 99,74 99,73 99,71 99,7

Thủy sản 0,25 0,26 0,27 0,29 0,3

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Qua số liệu bảng trên ta thấy lao động trong ngành nông lâm là chủ yếu, có xu hướng tăng nhưng tăng rất ít qua từng năm. Tổng lao động tham gia vào nhóm ngành nông lâm năm 2008 là 56.390 người thì năm 2012 tăng lên 57.309 người, tăng 919 người. Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông lâm lại có xu hướng giảm từ 99,75% (năm 2008) xuống 99,7% (năm 2012). Tỷ trọng lao động ngành thủy sản có xu hướng tăng nhẹ, nếu như năm 2008 có 139 lao động thì năm 2012 tăng lên thành 173 lao động, tăng 34 lao động sau 4 năm, như vậy lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp rất ít thay đổi mặc dù có sự tăng chậm qua các năm. Bởi vì huyện có ít các chương trình về phát triển thủy sản mặt khác điều kiện tự nhiên của huyện đa số thuận lợi cho việc phát triển ngành nông lâm.

Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch lao động nội bộ ngành nông nghiệp vẫn chú trọng đến ngành nông lâm, mặc dù tỷ trọng lao động ngành thủy sản có tăng. Tốc độ tăng ngành thủy sản khá chậm vì quy mô ngành này nhỏ, lao động trong ngành nông nghiệp là chủ yếu so với các ngành khác. Huyện cần có những chính sách và giải pháp đầu tư hợp lí để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.1.2. Ngành công nghiệp

Theo thống kê ta có bảng quy mô, cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp như sau:

Bảng 17: Quy mô lao động nội bộ ngành công nghiệp năm 2008 – 2012

2008 2009 2010 2011 2012

CNKT 20 49 57 70 96

CNCB 901 953 1.133 1.110 1.143

CNSX 0 24 25 46 53

Tổng 921 1.026 1.215 1.226 1.292

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Qua bảng trên ta nhận thấy rằng lao động trong nội bộ ngành công nghiệp của huyện tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất sản phẩm bằng kim loại. Nếu như năm 2008 lao động tham gia vào nhóm ngành này là 901 người thì đến năm 2012 số lao động đã tăng lên 1.143 người gấp 1,3 lần so với năm 2008. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và ga có mức tăng thấp nhất, năm 2008 không có lao động nào và đến năm 2012 tăng lên 53 lao động. Nhìn chung trong nội bộ ngành công nghiệp số lượng lao động trong các ngành đều có xu hướng tăng đều qua các năm.

Tương ứng với quy mô lao động trên ta có bảng cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp:

Bảng 18: Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp

Đvt: %

2008 2009 2010 2011 2012

CNK

T 2,17 4,78 4,69 5,7 7,4

CNC

B 97,83 92,89 93,25 90,5 88,46

CNS

X 0 2,33 2,06 3,8 4,14

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ta thấy lượng lao động tập trung vào ngành công nghiệp chế biến là chủ yếu nên tỷ trọng lao động ở ngành này là khá lớn năm 2008 chiếm 97,83%, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2012 giảm xuống còn 88,46%. Tỷ trọng lao động ngành CNKT và CNCSX có xu hướng tăng. Đặc biệt là ngành CNSX năm 2008 không có lao động nào nhưng đến năm 2012 tỷ trọng lao động của ngành này tăng lên 4,14%. Tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm, việc tăng tỷ trọng lao động của các ngành trong nội bộ ngành công nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết vì thế huyện cần phải tập trung quản lí tốt để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt không có khả năng phục hồi từ đó tăng dần tỷ trọng lao động của nhóm ngành khai thác và sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

2.1.3. Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ chia thành 3 nhóm nhỏ sau:

 Thương mại.

 Du lịch.

 Khách sạn nhà hàng.

Dưới đây là quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 19: Quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị: Người

Năm 2008 2009 2010 2011 2

012 Thương

mại

4.215 4.352 4.302 4.440 4

.500

Du lịch 21 21 21 21 2

1

Khách sạn 576 526 662 805 8

24

Tổng 4.812 4.899 4.985 5.266 5

.345 Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đvt: % Thương

mại 87.5 88.8 86.2 84.3 8

4.1

Du lịch 0.6 0.5 0.6 0.5 0

.5

Khách sạn 11.9 10.7 13.2 15.2 1

5.4 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Qua bảng trên ta thấy lao động trong nhóm ngành thương mại chiếm số lượng cao nhất và giữ vị trí chủ đạo, so với các nhóm ngành khác nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất lớn, nếu như năm 2008 tỷ trọng lao động tham gia vào nhóm ngành này chiếm 87.5% thì năm 2012 chiếm 84.1% có giảm nhẹ so với các năm trước tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao. Sự biến động của ngành này không ổn định giao động tăng trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2009 và có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến năm 2012.

Từ năm 2008 – 2012 lao động trong ngành này có sự gia tăng về số lao động, trung bình mỗi năm số lao động trong nhóm ngành này tăng thêm hơn 71 người mặc dù số lượng lao động tăng lên không đáng kể nhưng so với các nhóm khác trong ngành dịch vụ nó vẫn chiếm số lượng lớn. Nhóm ngành khách sạn có sự gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng lao động còn nhóm ngành du lịch có xu hướng giữ nguyên qua các năm.

Như vậy nhìn chung trong nội bộ ngành dịch vụ đã có xu hướng thay đổi tỷ trọng lao động tuy nhiên sự thay đổi này còn chậm so với yêu cầu phát triển hiện nay, xu hướng chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành dịch vụ chưa được hợp lý cho nên huyện cần phải có nhiều chính sách tích cực để tăng cường hơn nữa sự phát triển của các nhóm ngành này, đẩy mạnh tỷ trọng lao động của nhóm ngành kinh doanh thương mại mang tính chất thị trường.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)