Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA CCLĐ VÀ CDCCLĐ

3. Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành

3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế quyết định tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Khi tăng trưởng kinh tế cao yêu cầu tốc độ chuyển dịch lao động tăng để cung cấp lao động cho các ngành nhằm đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ, theo ngành nhanh hơn do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định.

Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến sự thay đổi cơ cấu, tác động mạnh đến số lượng và chất lượng lao động, vì lao động được xem là nguồn lực của quan trọng cho phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì khả năng thu hút sức lao động càng cao và ngược lại.

Đối với những nước nghốo đang trong quá trình chuyển dịch, cơ cấu kinh tế luôn biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của thế giới, thị trường luôn biến động thì thị trường lao động cũng biến động không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế.

Trước hết, đó là sự chuyển dịch cơ cấu của ba nhóm ngành lớn theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vô đóng góp trong GDP. Theo đó, lao động trong ba nhóm ngành này cũng phải chuyển dịch theo hướng giảm bớt tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Muốn vậy, phải tăng trình độ trang bị kỹ thuật trong nội bộ các nhóm ngành, đặc biệt là nông – lâm – ngư nghiệp, tăng cường sử dụng những máy móc hiện đại để giảm bớt lao động, sử dụng những giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất cao để vẫn đảm bảo tăng trưởng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Lao động trong nông nghiệp sẽ được dịch chuyển vào công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, để làm được điều này phải nâng cao trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của lao động dịch chuyển nói riêng và dân cư nói chung. Lao động thủ công và cơ giới còn khá phổ biến nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhất là công nghiệp nhẹ, công nghiệp nông thôn còn nhỏ, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng nên chưa có sức thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Sự tiếp thu công nghệ của thế giới, tiếp nhận đầu tư phải đi đôi với việc phát triển và đào tạo một nguồn nhân lực tương xứng để sử dụng được những công nghệ đó, có vậy thì công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới đạt được hiệu quả.

3.1.2. Nhân tố đầu tư

Đầu tư tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến CDCCKT cũng như sự CDCCLĐ theo ngành. Quy mô vốn đầu tư vào các ngành làm thay đổi cơ cấu kinh tế, đòi hỏi một lượng lớn lao động chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác.

3.1.3. Nhân tố thu nhập và di cư lao động giữa các vùng

Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động sang hoạt động trong các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống.

Khi mức độ chênh lệnh về thu nhập giữa các ngành nghề nông nghiêp với các ngành nghề khác càng lớn thì quy mô dịch chuyển lao động càng tăng, diễn ra ở phạm vi rộng lớn hơn.

Nhân tố thu nhập trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động còn thể hiện ở sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Dòng di chuyển này có tác động lớn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chênh lệch thu nhập thúc đẩy chuyển dịch lao động từ ngành thu nhập thấp sang ngành thu nhập cao. Mức độ chênh lệch càng lớn làm cho quy mô dịch chuyển càng tăng điều này tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn tạo ra dòng di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chuyển từ địa phương này sang các địa phương khác có mức thu nhập cao hơn (Xuất khẩu lao động giữa các địa phương). Luồng di chuyển lao động giữa các địa phương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: Lao động từ khu vực nông nghiệp ở địa phương này sẽ chuyển sang các hoạt động khác có mức thu nhập cao hơn ở địa phương khác. Điều này làm giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp ở địa phương có lao động di cư.

3.1.4. Quá trình công nghiệp hóa và lao động

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến độ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. CNH làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động trong nền kinh tế trong đó có cơ cấu lao động theo ngành.

3.1.5. Sức hút của vùng kinh tế trọng điểm

Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

Các vùng trọng điểm ngày càng phát triển tạo ra sự di cư lao động nội tỉnh và liên tỉnh. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động ở các địa phương có lao động di cư theo hướng: Giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ phù hợp với xu hướng phát triển chung.

3.2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn lực

3.2.1. Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật

Chuyển dịch lao động theo ngành không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng lao động mà gắn liền với đó là sự thay đổi về chất của lao động. Xu hướng của quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Khác hẳn ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là những ngành đòi hỏi khá cao về chất lượng lao động. Việc tăng tỷ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi tăng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Mặt khác, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn kéo theo yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp.

Vì vậy có thể nói quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định để tiếp thu quy trình và phương pháp sản xuất mới. Nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành.

3.2.2. Quy mô dân số

Quy mô dân số lớn đồng nghĩa quy mô lao động lớn đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động mở rộng quy mô ngành kinh tế. Xét tác động đó trên hai phương diện:

 Nếu chuyển dịch chỉ đơn thuần là việc di chuyển lao động giữa các ngành thì mở rộng quy mô dân số tạo điều kiện bổ sung lao động cho các ngành.

 Nếu chuyển dịch theo nghĩa tăng quy mô lao động của nền kinh tế thì quy mô dân số có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn lực.

3.2.3. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, diễn ra ở hai phương diện:

Thứ nhất: Quá trình phát triển đòi hỏi phải có tỷ trọng lớn lao động có chuyên môn trong nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu các ngành các lĩnh vực mới phát triển, để không ngừng nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai: Quá trình sáng tạo và thành tựu mới của khoa học công nghệ luôn đặt ra đòi hỏi phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Khi chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đồng nghĩa việc cung cấp số lượng lớn lao động có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật tham gia vào các lĩnh vực sản xuất áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó góp phần dịch chuyển lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động vào những ngành, lĩnh vực áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ, giảm tỷ trọng đối với những ngành sử dụng nhiều lao động thô sơ lạc hậu trước đây.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)