CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
1. Quan điểm phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2020
2.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế
2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển mạnh kinh tế nông thôn. Xây dựng nền sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả giá trị thu nhập trên một hecta đất nông nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản sau thu hoạch. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Xây dựng cơ cấu nông thôn hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thong, điện, thủy lợi v.v..Và mở rộng các loại hình dịch vụ, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chuyển dịch lao động nông nghiệp, tăng thu nhập của người nông dân, góp phần giảm nghèo.
Đến năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 37.815 ha, năm 2015 ổn định 37.950 ha và 38.330 ha vào năm 2020, cây trồng hằng năm sẽ giảm dần diện tích từ 9.581 ha vào năm 2005 sẽ giảm còn 8.665 ha vào năm 2010 và 7.980 vào năm 2020, cây lâu năm tăng từ 27.581 ha năm 2005 lên 29.600 ha vào năm 2020, trong đó cây công nghiệp lâu năm tăng từ 26.624 ha lên 27.070 ha vào năm 2010 và 27.720 ha vào năm 2020.
Cây trồng nông nghiệp chủ yếu của huyện vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông, vải, lạc, đậu tương, cây lương thực chủ yếu là ngô lai và lúa.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 23: Bố trí quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020
Đvt : ha
Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm
2010 Năm 2015 Năm 2020 Biến động (+, –)
06 – 10 11 – 15 16 – 20
Đất nông nghiệp 37.854 37.815 37.950 38.330 (39) 135 380
Tỷ lệ so với diện tích tự nhiên 61,57 61,51 61,73 62,35
1 Cây hằng năm 9.581 8.665 8.020 7.980 (916) (645) (40)
– Đất ruộng lúa 1.629 1.650 1.700 1.720 21 50 20
– Đất cây hằng năm khác 7.952 7.015 6.320 6.260 (937) (695) (60)
2 Cây lâu năm 27.581 28.450 29.200 29.600 869 750 400
– Đất cây công nghiệp lâu năm 26.624 27.070 27.520 27.720 446 450 200
– Đất vườn tạp 957 1.380 1.680 1.880 423 300 200
3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 123 150 150 160 7 20 10
–Đồng cỏ tự nhiên
–Đất trồng cỏ 123 130 150 160 7 20 10
4 Mặt nước dùng vào sản xuất nông
nghiệp 569 570 580 590 1 10 10
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Cần tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nuôi trồng thủy sản để đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông nghiệp, nông thôn. Nuôi cá nước ngọt phục vụ nhu cầu thủy sản tại chỗ, đầu tư tạo ra đàn cá có chất lượng cao, sinh trưởng phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế.
Đối tượng nuôi tập trung vào các loại thủy sản có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương và thị hiếu tiêu dùng như cá chim trắng, chép, rô phi, ba ba, rùa.
Mạnh dạn du nhập các loại thủy sản mới, giống lai, giống ngoại cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế.
2.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp – xây dựng
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng theo hướng CNH – HĐH, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu tại chỗ như chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm v.v…
Quy hoạch hình thành cụm công nghiệp ở Phú Xuân và thị trấn Krông Năng để đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư và tập trung phát triển công nghiệp trên địa bàn vào các khu công nghiệp. Gắn quá trình phát triển công nghiệp với quá trình hình thành mạng lưới đô thị, các điểm dân cư tập trung và phân bố dân cư trên địa bàn, tạo sự liên kết giữa đô thị và nông thôn, giữa các cơ sở công nghiệp và vùng nguyên liệu.
Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn với quy mô vừa và nhỏ, lựa chọn công nghệ phù hợp và hiệu quả. Khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Gắn phát triển công nghiệp nông thôn với giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi vừa và nhỏ để cung cấp điện, nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt trên địa bàn.
Công nghiệp – xây dựng trong thời gian tới cần tập trung cho ngành chế biến nông lâm sản nhằm phát huy lợi thế so sánh góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – xây dựng trong cả thời kỳ khoảng 20,32%/ năm, trong đó công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng gần 21,32% và xây dựng tăng 20,02%. Giá trị sản xuất năm 2010 tăng gần 2,3 lần năm 2005 và năm 2020 tăng gấp 7 lần so với năm 2010 (theo giá so sánh). Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế chung từ 8,14% năm 2005 lên hơn 14,42% năm 2010 và 28,13% vào năm 2020. Trong nội bộ ngành, công nghiệp chiếm khoảng 24 – 25%, xây dựng 75 – 76%.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 24: Một số chỉ tiêu định hướng phát triển công nghiệp – xây dựng
Chỉ tiêu Đvt Năm
2005
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Tốc độ tăng trưởng bình quân 06 – 10 11 – 15 16 – 20 06 – 20 A. Giá trị sản xuất giá so sánh 1994 tr.đ 87.525 200.236 541.179 1.403.680 18,00 22,00 21,00 20,32
1. Công nghiệp. 19.291 46.035 129.603 350.279 19,00 23,00 22,00 21,32
– Khai thác. 1.200 1.841 3.888 7.006 8,94 16,12 12,50 12,48
– Chế biến và dịch vụ công nghiệp. 17.941 43.733 124.419 339.771 19,51 23,26 22,25 21,66 Trong đó:
+ Sản xuất thực phẩm và đồ uống. 6.974 17.354 48.856 132.042 20,00 23,00 2,00 21,66 + Sản xuất sản phẩm bằng kim loại. 4.626 10.583 28.603 74.189 18,00 22,00 21,00 20,32
+ Sửa chữa xe có động cơ. 2.500 5.719 12.539 31.202 18,00 17,00 20,00 18,33
– Điện nước 150 460 1.296 3.503 25,14 23,00 22,00 23,37
2. Xây dựng. 68.234 154.201 411.576 1.053.401 17,71 21,70 20,68 20,02
B. Cơ cấu % 100 100 100 100
1. Công nghiệp. 22,00 24,00 24,00 25,00
– Khai thác. 6,00 4,00 3,00 2,00
– Chế biến và dịch vụ công nghiệp. 93,00 95,00 96,00 97,00
– Điện nước. 1,00 1,00 1,00 1,00
2. Xây dựng. 78,00 76,00 76,00 75,00
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.1.3. Ngành thương mại, dịch vụ, du lịch
Phát triển đa dạng thương mại, dịch vụ, du lịch, đồng thời tập trung vào một số ngành mũi nhọn nâng cao năng lực và chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng hóa nhằm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hang hóa dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Thương mại: Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại nội địa, nhất là hình thành mạng lưới bán lẻ ở thị trấn theo hướng hiện đại, văn minh và hệ thống chợ nông thôn, nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa.
Xây dựng các siêu thị ở thị trấn Krông Năng, Ea Tosh theo quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, nâng cao trung tâm thương mại và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn, các trạm thu mua nông sản và hàng hóa trên địa bàn các xã. Chỉnh trang các chợ xã, chú trọng phát triển các chợ nông thôn liên xã có tính chất khu vực, các trạm thu mua nông sản, đại lý mua bán, ký gửi. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết các xã có điểm họp chợ. Quy hoạch đất đai xây dựng chợ trung tâm của từng xã, khu vực đông dân cư, tạo nên mạng lưới chợ hợp lý để thúc đẩy lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Du lịch: đẩy mạnh hoạt động du lịch, trước hết cần xây dựng các giải pháp, cơ chế phù hợp với đặc thù của huyện nhằn tạo cơ hội thuận lợi triển khai kêu gọi vốn đầu tư khai thác du lịch, hình thành điểm, tuyến, các loại hình du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh của huyện về môi trường cảnh quan, sinh thái. Đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái như thác Thủy Tiên, thác Ea Pusk, đập Đông Hồ v.v… liên kết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Kết hợp hoạt động thương mại – du lịch, xây dựng dự án Chợ tình ở xã Ea Tam kết hợp khai thác phong tục, bản sắc văn hóa của các dân tộc để phát triển du lịch. Bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn: căn cứ H4, tương đài Vệ Quốc ở Ea Tam.
Vận tải: tăng cường các hoạt động vận tải trên địa bàn góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kích thích sản xuất. Mở rộng các tuyến vận tải hành khách đi trong và ngoài tỉnh tạo thuận lợi cho đi lại và lưu thông hàng hóa giữa các vùng, các xã, ngoài các tuyến xe buýt đi Buôn Hồ, Buôn Ma Thuật, mở các tuyến đi Ea Kar, Phước An để
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
huyện việc giao lưu với các tỉnh duyên hải miền trung và biên giới Campuchia sẽ mở ra nhiều cơ hội cho việc giao lưu kinh tế văn hóa với các vùng, miền.
Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ đắc lực cho thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ vận tải, dich vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ ngành du lịch, trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp giao thông, bưu chính – viễn thông, tài chính – ngân hàng, vận tải và dịch vụ khách sạn, nhà hàng đảm bảo nhu cầu chi tiêu của khách du lịch.
Phấn đấu giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương mại dịch vụ đạt 11,2 % năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 12,36% năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 13,54% năm. Năm 2010 thương mại dịch vụ chiếm 22,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất chung và 27,06% vào năm 2020.