CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH
2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của huyện Krông Năng giai đoạn 2008–2012
2.1. Thực trạng chuyển dịch theo 3 nhóm ngành
2.1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một cách cụ thể hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, dùng phương pháp Vecstor ta lượng hóa được mức độ chuyển dịch cơ cấu lao dông như sau:
Lấy năm 2008 và 2009 làm ví dụ, ta có:
Cơ cấu lao động năm 2008 là: S1(0,9079, 0,0148, 0,0773).
Cơ cấu lao động năm 2009 là: S2(0,9058, 0,0163, 0,0779).
Si( t0) Si(t1) Cos =
S2i( t0)S21( t1) Cos= 0.999998215
= 0,108250
Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2008 – 2009 là:
N = 0,108250/90*100 = 0,12028 Tương tự ta có kết quả bảng sau:
Bảng 5: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành năm 2008 – 2012 Đơn vị : %
08 – 09 09 – 10 10 –11 11 – 12
N 0,12028 0,20337 0,29215 0,11852
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được minh họa theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đồ thị 4: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Nhìn vào đồ thị ta thấy từ năm 2008 – 2012 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn ở mức khá thấp, dao động từ 0,12028 đến 0,11852 %. Tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là năm 2011 – 2012. Từ năm 2008 – 2009, 2009 – 2010, 2010 – 2011 lao động giữa các ngành có sự chuyển dịch, năm 2008 tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là 90,79% thì năm 2011 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 89,64%, tương ứng với nó là sự gia tăng của lao động công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành có sự suy giảm vào giai đoạn 2011 – 2012, điều này cho thấy hầu như không có sự chuyển dịch lao động hay nói cách khác sự dịch chuyển này không đáng kể, từ 89,85% xuống 89,69%.do huyện đã có một số chính sách phát triển nông nghiệp. Sự gia tăng về giá của một số loại cây công nghiệp cũng như tác động tích cực của nó trong việc tăng thu nhập, nâng cao mức sống đã thu hút không ít lao động từ khu vực khác chuyển sang khu vực này.
So sánh sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện với huyện Krông Buk thuộc tỉnh Đăk Lăk
Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được minh họa theo đồ thị sau:
Đồ thị 5: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành huyện Krông Buk
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 N
0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 0,35
2008 – 2009 2009 – 2010 2010 –2011 2011 – 2012
N
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy từ năm 2006- 2007 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở mức cao nhất trong tất cả các năm( 2,987%). Tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là năm 2001- 2002. Từ năm 2001- 2002 và năm 2003- 2004 lao động giữa các ngành bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể( năm 2001 tỷ trọng lao động làm việc trong ngàng nông nghiệp là 80,49% thì năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 75,2%. tính trung bình trong giai đoạn này tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 1,32% tương ứng với nó là sự gia tăng lao động vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành bắt đầu suy giảm vào các năm 2004- 2005 và 2005- 2006 điều này cho thấy từ năm 2004- 2006 hầu như không có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động. Từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ lệ chuyển dịch đã có sự thay đổi đạt mức 2,987%. Tính trung bình mỗi năm cơ cấu lao động của các ngành dịch chuyển khoảng 1,25%
Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở huyện Krông Buk cao hơn rất nhiều so với huyện Krông Năng,tuy tăng giảm thất thường nhưng không thể nói rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện này không sự tiến bộ, bởi Krông Buk là huyện rất phát triển, có thị xã Buôn Hồ, công ty cao su Krông Buk – chi nhánh thuộc tổng công ty cao su việt Nam, nơi đây đặt tiềm năng cho phát triển các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản.
Như vậy: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở huyện Krông Năng còn quá chậm, mức thay đổi không đáng kể mặt khác với sự suy giảm ở giai đoạn 2011 – 2012, có thể nói rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện không tiến bộ, vì theo lý thuyết, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ ngày nay cũng như kết hợp với các điều kiện thuận lợi của huyện thì việc suy giảm tỷ lệ lao đông ở những năm sau là không hợp lý, không phản ánh được xu thế chuyển dịch lao động chung trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ