Tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH

2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của huyện Krông Năng giai đoạn 2008–2012

2.1. Thực trạng chuyển dịch theo 3 nhóm ngành

2.1.1. Tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế

Mặc dù có tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần qua các năm nhưng Krông Năng vẫn là một huyện có quy mô dân số lớn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 1: Dân số trung bình qua các năm Chỉ tiêu Tỷ lệ sinh

(‰)

Tỷ lệ tăng tự nhiên (‰)

Dân số trung bình (người)

2008 17,99 15,80 116.693

2009 17,19 14,69 118.365

2010 16,80 14,36 119.094

2011 12,40 10,40 120.075

2012 12,11 10,20 121.765

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Dân số trung bình của toàn huyện năm 2012 là 121.765 người, chiếm 6,76% dân số toàn tỉnh (Đăk Lăk có 1,8 triệu người ), bao gồm 24 dân tộc sống trên địa bàn.

Đồ thị 1: Quy mô lao động tỉnh từ 2008 – 2012

Như vậy từ năm 2008 – 2012 dân số huyện tăng thêm khoảng hơn 5.000 người, dân số qua các năm tăng khá đều, không có sự gia tăng đột biến, điều này cho thấy đây cũng là một lợi thế lớn của huyện trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Qua đồ thị 1, ta thấy % của lao động so với dân số tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2008 lao động chiếm hơn 52% dân số, và đến năm 2012 con số này đã tăng lên 61,72%.

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000

2008 2009 2010 2011 2012

Dân số Lao động

116.693 118.365 119.094 120.075 121.765

61.616

73.059 74.662 74.909 75.158

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2: Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm

Đvt: người

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn lao động 61.616 73.059 74.662 74.909 75.158

Lao động trong tuổi 61.163 73.090 73.522 74.903 74.969 Có khả năng lao động 60.060 71.930 72.347 73.751 74.001

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Như vậy bình quân mỗi năm từ 2008 – 2012 lao động trên địa bàn huyện tăng thêm khoảng 3.385 lao động. Sự tăng thêm này là một lợi thế của huyện nhưng bên cạnh đó đặt ra nhiều khó khăn trong việc thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn yếu kém v.v..

Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng liên tục từ năm 2008 – 2012. Nếu như năm 2008 lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 62.262 người thì đến năm 2012 có 64.119 lao động, không có sự sụt giảm qua các năm. Số lượng lao động tăng lên từ năm 2008 – 2012 là 1.857 người.

Bảng 3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế

Đvt: người

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp 56.529 56.991 57.419 57.479 57.482

Công nghiệp 921 1.026 1.215 1.226 1.292

Dịch vụ 4.812 4.899 4.985 5.266 5.345

Tổng 62.262 62.916 63.619 63.971 64.119

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Tốc độ tăng quy mô lao động được thể hiện bằng đồ thị:ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đồ thị 2: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2008 – 2012

Giai đoạn 2008 – 2012 số lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế có sự thay đổi liên tục được thể hiện thông qua bảng sau :

Bảng 4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của huyện từ 2008 – 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp 90,79 90,58 90,25 89,85 89,64

Công nghiệp 1,48 1,63 1,9 1,92 2,01

Dịch vụ 7,73 7,79 7,85 8,23 8,35

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012 Qua số liệu điều tra trên ta thấy đa số lao động của huyện Krông Năng làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong khu vực này chiếm đến 90,79% năm 2008 nhưng đã có xu hướng giảm xuống qua các năm, năm 2012 đã giảm xuống còn 89,64%. Tuy nhiên số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp còn rất cao năm 2012 là 57.482 người. Nguyên nhân là do quy mô lao động mở rộng, dân số tăng.

Nếu như lao động trong ngành nông nghiệp năm 2008 là 56.529 người thì năm 2012 số lao động này đã giảm xuống còn 57.482 người, so với năm 2012 lao động nông nghiệp đã giảm nhưng tốc độ giảm còn chậm và không đáng kể. Từ 2008 – 2012 lao động nông nghiệp chỉ giảm có 953 người, nguyên nhân chính là do kinh tế phát triển chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự sụt giảm lao động ngành

62000 62500 63000 63500 64000 64500

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lao động

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nghiệp tăng 0,53%, lao động ngành dịch vụ tăng 0,62%. Kéo theo đó là sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành trên địa bàn huyện. Năm 2008 tỷ trọng lao động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là: 90,79%, 1,48%, 7,73% thì đến năm 2012 là 89,64%, 2,01%, 8,35%. Như vậy giai đoạn 2008 – 2012 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 90,79% xuống 89,64% (giảm 1,15%), ngành công nghiệp tăng từ 1,48% lên 2,01% (tăng 0,53%), ngành dịch vụ tăng từ 7,73% lên 8,35% (tăng 0.62%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 0,23%, ngành công nghiệp tăng 0,106%, ngành dịch vụ tăng 0,124%.

Sự thay đổi tỷ trọng được minh họa bằng đồ thị sau:

Đồ thị 3: Sự thay đổi tỷ trọng lao động các ngành giai đoạn 2008 – 2012

0 20 40 60 80 100

2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Nhìn vào đồ thị ta thấy từ 2008 – 2012 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tốc độ tăng giảm đều chậm, tuy nhiên tốc độ giảm của ngành nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2011 có sự biến động mạnh nhất về tỷ trọng lao động giữa các ngành: tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 90,25% xuống 89,85% ( giảm 0,4%), lao động ngành công nghiệp tăng từ 1,9% lên 1,92% (tăng 0,02%), còn ngành dịch vụ tăng từ 7,85% lên 8,23% (tăng 0,38%) so với năm 2010, sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ huyện đã có những chính sách phù hợp trong việc khắc phục những khó khăn để thoát khỏi sự khủng hoảng hay suy thoái của nền kinh tế, biết tận dụng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhiên ban tặng để tạo đà phát triển cho những ngành liên quan như du lịch v.v.. Đồng thời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật mới đang được ứng dụng vào nông nghiệp làm tăng năng suất lao động của khu vực này. Lượng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ đã thu hút nguồn lao động vì vậy một số lượng lao động đã chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành này. Tuy nhiên so với các huyện lân cận thì quá trình chuyển dịch lao động của huyện từ 2008 – 2012 còn khá chậm.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)