Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH

1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lí

Ngày 09/11/1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có Quyết định số 212/HĐBT chính thức thành lập huyện Krông Năng thuộc tỉnh Đăk Lăk. Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường Quốc lộ 14.

Trung tâm huyện có tuyến đường liên tỉnh ĐắkLắk – Phú Yên (dự kiến nâng cấp thành Quốc lộ 29) và đường tỉnh lộ 3 đi qua (Krông Năng – EaKar). Huyện có diện tích tự nhiên 614,79 km2, dân số trung bình 120.075 người, mật độ dân số bình quân khoảng 195 người/km2, có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm:

 Thị trấn Krông Năng.

 Xã Ea Hồ – Xã Phú Lộc – Xã Tam Giang – Xã Ea Tóh – Xã – Dliêya –Xã Ea Tân – Xã Ea Tam – Xã Chư Klông – Xã Phú Xuân – Xã Ea Puk –Xã Ea Dáh.

1.1.1.2. Địa giới hành chính của huyện

Có đường địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

 Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk.

 Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo

 Phía Đông giáp huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên.

 Phía Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai.

 Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Ea Kar.

1.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Thời tiết, khí hậu ở huyện Krông Năng vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Đông và Tây Trường sơn, đó là nhiệt độ trung bình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây nam, mùa đông mưa ít.

Nhìn chung thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, do Krông Năng nằm ở phía Đông tỉnh Đăk Lăk chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11, lượng mưa chiếm 80 – 90% lượng mưa năm.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.

Nhìn chung, đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh v.v…

1.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội 1.1.2.1. Địa hình và tài nguyên du lịch

Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp: hồ đập, nhiều loại động thực vật, cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn là một ưu thế to lớn để phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể:

 Khu du lịch Thác Thuỷ Tiên – xã Ea Púk, huyện Krông Năng đẹp và độc đáo:

Dòng thác trải dài, vừa khúc khuỷu, ẩn hiện. Có những bãi đá, nước cạn có thể tắm mà không nguy hiểm, lại có những đoạn vách đá dựng đứng cheo leo, cạnh đó là rừng nguyên sinh còn nguyên nét hoang sơ, hùng vĩ.

 Khu rừng Trấp K’sơ (xã Ea Hồ): Sẽ là nơi mà du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp và lạ của cây Thuỷ Tùng một loài thực vật vào loài quý hiếm trên thế giới.

 Khu du lịch Đông Hồ – thị trấn Krông Năng, với mặt nước rộng đến 10 ha, vốn là một công trình thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho 250 ha đất nông nghiệp, nhưng với vị thế đẹp ngay tại trung tâm thị trấn, ba mặt hồ tiếp giáp với rừng cao su xanh tốt như là một “lá phổi xanh” của thị trấn Krông Năng.

 Diễn tấu Cồng chiêng, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Êđê buôn Wiâo, thị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

diễn tấu cồng chiêng, 72 bộ cồng chiêng quý có thời gian từ 100 năm trở lên, 90 bộ cồng chiêng đầy đủ cả bộ, 20 bến nước và chủ bến nước, 17 nghệ nhân biết tạc tượng, 66 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm.

 Mặt khác, với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, có nhiều phong tục tập quán khác nhau, mở ra khả năng khai thác lợi thế này để phát triển du lịch, dự án Chợ Tình (chợ văn hoá Việt Bắc) ở xã Ea Tam với nét đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc ít người phía Bắc sẽ tô thêm nét phong phú về văn hoá các dân tộc trên địa bàn.

1.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản

Đá xây dựng: bao gồm có đá bazan và đá granite. Trong đó:

 Đá bazan đã được khai thác ở khá nhiều điểm, song việc điều tra, quản lý còn nhiều hạn chế, đây là nguồn tài nguyên khá phong phú trên địa bàn.

 Đá granite có rất nhiều ở phía Bắc và Đông bắc tuy vậy điều kiện khai thác còn khó khăn về giao thông, nhu cầu hiện tại không lớn nên chưa đầu tư khai thác. Sét làm gạch ngói cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lượng và chất lượng ở một số điểm nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá về giá trị công nghiệp và khả năng khai thác sử dụng.

Ngoài ra, huyện Krông Năng còn có vàng sa khoáng liên quan đến các trầm tích hiện đại ở thượng nguồn các suối lớn, tuy nhiên nhìn chung đây là huyện có tiềm năng khoáng sản không lớn, trên thực tế không phải là thế mạnh trong tương lai của Krông Năng. Riêng đá xây dựng có thể quy hoạch, quản lý khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

1.1.2.3. Tài nguyên rừng

So với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk, diện tích đất lâm nghiệp huyện Krông Năng không lớn, đến năm 2008 có 7.364 ha, trong đó chủ yếu là rừng đặc dụng 100 ha, rừng phòng hộ 5.940,3 ha, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ ít. Diện tích trồng cây lâu năm là 30.905,5 ha chủ yếu là cây cà phê, cao su, điều. Trong đó: diện tích cà phê là 25.662 ha, diện tích cao su là 3.155 ha và diện tích hồ tiêu là 286,8 ha.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.1.2.4. Mạng lưới giao thông

Hệ thống mạng lưới đường bộ của huyện phân bố khá đều và hợp lý, tạo được sự liên kết giữa trung tâm huyện với các xã.

 Tuyến đường tỉnh: Hai tuyến tỉnh lộ 14 (Krông Năng – Buôn Hồ) dài 28 km và tỉnh lộ 3 (Krông Năng – Ea Kar) dài 26 km là tuyến giao lưu kinh tế của huyện nối với các huyện Krông Búk và Ea Kar và hòa vào mạng lưới giao thông quốc lộ 14 và 26 đến các tỉnh trong nước.

 Tuyến quốc lộ 29 (đường liên tỉnh ĐắkLắk – Phú Yên) đi qua trung tâm huyện, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thông hàng hoá giữa tỉnh Phú Yên, ĐắkLắk nói riêng và toàn vùng nói chung.

Hệ thống giao thông nông thôn đã định hình và phát triển, đảm bảo lưu thông hàng hoá tốt cả 2 mùa. Hệ thống mạng lưới điện Quốc gia đã đến được hầu hết các xã trên địa bàn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp được xây dựng và ngày càng phát huy hiệu quả. Những điều kiện trên là cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá với cơ cấu phát triển một nền kinh tế hàng hoá bao gồm nông lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội và môi trường bền vững.

1.2. Tình hình phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2008 – 2012 trong bối cảnh CNH – HĐH của huyện Krông Năng

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân (theo giá so sánh 1994) ước đạt 6,59% (KH 10 – 10,5%). Giá trị sản xuất bình quân 11,03 triệu đồng/người/năm (KH 12,27 triệu đồng).

Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,81%/năm (KH 8 – 9%). Năng suất, sản lượng và hàm lượng công ngệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể, an ninh lương thực được bảo đảm.

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, v.v… đầu tư mạnh vào các lĩnh vực trọng yếu như giao thông, thủy lợi trường học v.v… Năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 15,08%/năm (KH 11 – 13%).

1.2.2. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và các ngành dịch vụ

Cơ cấu kinh tế: nông lâm ngư nghiệp giảm từ 77,18% năm 2009 xuống còn 70,97% so với năm 2012 (KH 70%), công nghiệp, xây dựng tăng từ 11,05% năm 2009 lên 16,27% (KH 13%). Trong nội bộ ngành kinh tế đã có những bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả gắn sản xuất với thị trường.

Cơ cấu lao động tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động tăng từ 2,72% năm 2009 lên 5,37% năm 2012, lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 8,99% lên 21,35%, lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 88,29% xuống còn 73,28%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 24,12% năm 2009 lên 29,37% năm 2012.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)