Hiệu quả của các chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH

3. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Krông Năng

3.1. Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội

3.1.2. Hiệu quả của các chính sách đầu tư

Đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện tăng dần về quy mô vốn trong giai đoạn 2010 – 2012. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu trên địa bàn huyện vẫn là nguồn đầu tư từ dân cư và tư nhân. Cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu cho ngành giao thông, thông tin liên lạc. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu được chú trọng thời gian qua là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vấn đề đầu tư cho giáo dục đào tạo công nghiệp – xây dựng ngày càng được chú trọng. Đầu tư của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn này một số ngành công nghiệp chủ lực đã phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ v.v... đầu tư mạnh vào các lĩnh vực trọng yếu giao thông, thủy lợi, trường học v.v... Năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Để phát triển công nghiệp huyện đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi và liên tục được cải thiện nhằm thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng v.v... Do vậy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ngày càng gia tăng đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Các chính sách đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất kinh doạnh dịch vụ, thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Bảng 21: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

Ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nông nghiệp, thủy lợi 44.453 24.530 15.947

Công nghiệp – xây dựng 43.316 3.994 4.375

Giao thông, thông tin liên lạc 1.817 58.257 68.191

Quản lý nhà nước, ANQP – 39.690 17.907

Giáo dục đào tạo – 26.987 29.609

Y tế – – –

Văn hóa thể thao – 3.698 3.788

Tổng 89.586 157.156 139.817

Nguồn: UBND huyện Krông Năng 3.1.3. Nhân tố thu nhập và di cư lao động giữa các vùng

Như ta đã biết, Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động sang hoạt động các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống .

Trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, 16.679 hội viên nông dân huyện Krông Năng đã khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, ứng dụng các tiến bộ khoa học , kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Tập trung đầu tư, thâm canh các vùng cây công nghiệp dài ngày và một số cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy hiệu quả sản xuất trồng trọt trong những năm qua không ngừng tăng lên, doanh thu đạt trên 50 triệu đồng/ ha/ năm; có một số hộ đạt từ 200 triệu đồng trở lên /năm; bình quân thu nhập đầu người trên toàn huyện đạt 11 triệu đồng /người /năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng tập trung đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần đưa giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,27% năm. Tuy nhiên một số năm gần đây nông nghiệp cũng gặp một số khó khăn do thời tiết diễn biến không thuận lợi, hạn hán gây ra giảm năng suất cây trồng, nhất là cây cà phê; dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi. Bên cạnh đó công nghiệp và dịch vụ tiếp tục được phát triển, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân thông qua các hoạt động kinh tế này.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Theo bảng số liệu 13 ta thấy thu nhập chủ yếu của người lao động vẫn là nông nghiệp, tiếp theo là dịch vụ và công nghiệp, tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập trong dịch vụ và công nghiệp vẫn giữ ở mức cao so với thu nhập trong nông nghiệp, điều này cho thấy tốc độ phát triển theo xu hướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng được đẩy mạnh kéo theo sự chuyển dịch của cơ cấu lao động cũng thay đổi tương ứng. Tuy nhiên việc thay đổi trong thu nhập diễn ra còn chậm, thu nhập còn thấp, lý do chủ yếu là do huyện phát triển chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ít, chưa có nhiều các dự án đầu tư lớn trong phát triển kinh tế vì vậy huyện cần phải bổ sung và kêu gọi các nhà đầu tư trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. điều kiện sống ở mức thấp và còn gặp nhiều khó khăn do thiếu tư liệu sản xuất, trình độ tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, sự tích luỹ vốn chưa cơ bản và phụ thuộc vào các điều kiện sản xuất hiện có ở mức chỉ giải quyết cuộc sống trước mắt và chưa có những điều kiện căn bản để phát triển sản xuất theo chiều hướng ổn định và tạo cảnh quan vùng buôn làng người đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng đã có những đầu tư, nhưng do nguồn vốn còn thiếu nên mức độ tổ chức thực hiện là chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Hiệu ứng di cư lao động giữa các vùng trong huyện hầu như không có, lao động chủ yếu có xu hướng đi làm việc ở các thành phố lớn.Vì mức độ phát triển của thị trấn khá chậm, đa số là kinh doanh nhỏ lẻ tại gia đình, ít cần phải thuê lao động.

3.1.4. Quá trình công nghiệp hóa và lao động

CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các lĩnh vực kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động cùng với sự hiện đại của các máy móc thiết bị và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao, CNH làm thay đổi cơ cấu kinh tế kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động.

Nhìn chung quá trình CNH – HĐH ở huyện Krông Năng đã diễn ra theo đúng yêu cầu của quá trình hội nhập.tuy nhiên quá trình này diễn ra còn chậm, lao động chính chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ chỉ học đến lớp 9, họ có sức khỏe nhưng kinh nghiệm cũng như

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tư duy mới về công nghệ còn yếu, đây cũng là điểm mấu chốt trong vấn đề phát triển kinh tế . Trong những năm gần đây thì những sáng chế mới được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều đưa lại năng suất lao động cao, từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Huyện đã có các dự án đầu tư về xây dựng cơ bản, cũng như các dự án để mở rộng doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, lĩnh vực thương mại phát triển ngày càng mạnh với quy mô lớn tạo thêm nhiều việc làm mới thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)