Nhóm giải pháp về KTXH

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020

3. Các giải pháp thúc đẩy CDCCLĐ theo ngành giai đoạn 2012 – 2015

3.1. Nhóm giải pháp về KTXH

3.1.1. Giải pháp về đầu tư

Ước tính nhu cầu vốn đầu tư

Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Krông Năng đến năm 2020 và tốc độ tăng trưởng kinh tế như đã dự báo, ước tính nhu cầu vốn đầu tư (theo phương án chọn) trong thời kỳ 2006 – 2020 khoảng 10.400 – 10.500 tỷ đồng. Trong đó thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 1.400 – 1.500 tỷ đồng, thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 3.300 – 3.400 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 5.600 – 5.700 tỷ đồng.

Trong cơ cấu đầu tư cho phát triển các ngành, tập trung chủ yếu cho phát triển dịch vụ và kết cấu hạ tầng, tỷ trọng vốn đầu tư cả thời kỳ 2006 – 2020 chiếm khoảng 60 – 65% tổng vốn đầu tư xã hội, tỉ trọng đầu tư trong nông nghiệp chiếm khoảng 44 – 45%, CN – TTCN – Xây dựng chiếm 27 – 28%. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2006 – 2020 ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế – xã hội chủ yếu và các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế – xã hội thôn, buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số, thời kỳ 2011 – 2020 ưu tiên đầu tư hạ tầng xã hội và một số hạ tầng kinh tế quan trọng để thu hút đầu tư, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 26: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành và theo nguồn vốn Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Thời kỳ

2006 – 2010

Thời kỳ 2011 – 2015

Thời kỳ 2016 – 2020 1. Phân theo cấu thành: 1.513.216 3.318.850 5.654.315

– Xây lắp. 832.269 1.991.310 3.392.589

– Thiết bị. 90.793 232.319 508.888

– Vốn đầu tư phát triển khác. 590.154 1.095.220 1.752.838 2. Phân theo ngành kinh tế: 1.513.216 3.318.850 5.654.315

– Nông lâm ngư nghiệp. 989.559 1.683.307 1.969.271

– Công nghiệp xây dựng. 187.832 750.451 1.974.161

– Dịch vụ, hoạt động xã hội. 335.824 885.092 1.710.883

3. Phân theo nguồn vốn: 1.513.216 3.318.850 5.654.315

– Vốn ngân sách nhà nước. 378.304 796.524 1.130.863

– Vốn của doanh nghiệp nhà nước. 136.189 265.508 452.345

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

* Giải pháp huy động vốn đầu tư

 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm cả tín dụng đầu tư: có các giải pháp triệt để thực hành tiết kiệm, khai thác các nguồn thu nhằm tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách và tăng vốn đầu tư cho phát triển, khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có chủ trương thực hiện xã hội hóa.

 Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) hỗ trợ đầu tư chủ yếu các lĩnh vực hạ tầng phục vụ kinh tế – xã hội sau đây:

 Về giao thông: phải giành ưu tiên thỏa đáng về vốn cho phát triển giao thông phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo, các thôn, buôn thuộc diên vùng III nhưng không ở các xã đặc biệt khó khăn.

 Về thủy lợi: các công trình vừa và nhỏ, các công trình phục vụ chương trình 135, kiên cố hoá kênh mương.

 Cấp nước: các công trình cấp nước sinh hoạt cho đô thị, các vùng dân cư tập trung.

 Trồng và chăm sóc rừng.

 Quan tâm thích đáng hỗ trợ dầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phòng chống một số bệnh xã hội và nguy hiểm, HIV – AIDS, phát triển khoa học công nghệ và công tác khuyến nông, khuyến lâm.

 Vốn huy động từ dân và doanh nghiệp:

 Khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư và phát triển các doanh nghiệp tư nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Huy động vốn ứng trước của dân và doanh nghiệp (khách hàng) cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trước hết cho việc cung cấp điện và cung cấp nước.

 Xã hội hóa đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, khuyến khích cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng trường học, các cơ sở y tế. Mở rộng hình thức bảo hiểm.

 Nguồn vốn tích lũy tái đầu tư từ các doanh nghiệp: Mức vốn này có khả năng tăng do khối lượng các doanh nghiệp tăng, cùng với những biện pháp tận dụng công suất máy móc, thiết bị nhà xưởng, sử dụng hiệu quả sức lao động, giảm chi phí nguyên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhiên liệu, tăng cường quản lí chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm, nâng tỷ lệ khấu hao trong giá thành phù hợp để có thể thu hồi vốn nhanh.

 Tạo vốn đầu tư thông qua vay và nơi khác vào đầu tư huyện: Tranh thủ các nguồn vốn vay tín dụng. Ưu tiên phát triển vốn vay cho kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, phát triển làng nghề, cho các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các dự án theo mục tiêu quy hoạch. Mở rộng các hoạt động cho vay để sản xuất.

Nâng cao năng lực của ngành ngân hàng trong việc hướng dẫn đầu tư, thẩm định dự án vay vốn.

 Tranh thủ các nguồn vốn ODA, NGO một cách hợp lí, góp phần thay đổi hạ tầng kinh tế – xã hội.

3.1.2. Giải pháp phát triển nguồn lực

Có chính sách khuyến khích nhân tài, đồng thời đãi ngộ các nhà quản lí giỏi, các công nhân có tay nghề cao… đến huyện làm việc có thời hạn và không thời hạn như:

được hưởng ưu đãi về nhà ở, đất ở (cấp hoặc cho thuê giá rẻ), tạo điều kiện tốt về phương tiện đi lại, phụ cấp lương… chính sách khuyến khích các sinh viên đang học tập ở thành phố lớn về làm việc ở địa phương.

Tăng cường thông tin đại chúng, đáp ứng các nhu cầu về thông tin cho nhân dân, đặc biệt các thông tin kinh tế, khoa học, thương mại… để nhân dân có trình độ nâng cao trình độ của mình, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động bằng nhiều hình thức như:

đào tạo tại chỗ, kết hợp các trung tâm đào tạo để đào tạo, chọn cán bộ trẻ có trình độ và năng lực để đào tạo. Đồng thời có chính sách đãi ngộ trong đào tạo như lập quỹ đào tạo nhân tài, tín dụng đào tạo.

Xây dựng các chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động và xúc tiến việc làm có hiệu quả cho từng thời kì, trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh thị trấn và nông thôn để thu hút và giải quyết lao động tại chỗ.

Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo ra những điều kiện sống và làm việc ở nông thôn, tạo ra những điều kiện sống và làm việc ở nông thôn ngày càng gần với đô thị nhằm hạn chế sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị không theo kế hoạch.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.1.3. Giải pháp ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ tiên tiến

Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch một số loại nông sản như cà phê, cao su, bông, ngô, đậu đỗ, trong chăn nuôi thú y và bảo vệ thực vật, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến các nông sản hàng hóa để nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Chú trọng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sinh hoạt đời sống gia đình và cộng đồng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đào tạo bồi dưỡng và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật về huyện làm việc phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật viên, cán bộ chuyên môn, đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm. Có chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí để nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ.

3.1.4. Giải pháp mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ dự báo các nhu cầu thị trường để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hóa cần sản xuất cả về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển, chú trọng dự báo nhu cầu thị trường thế giới.

Để dự báo nhu cầu thị trường đúng và chính xác, huyện nên tổ chức các bộ phận thông tin cập nhật các thông tin dự báo thu được từ các trung tâm thông tin chuyên ngành của tỉnh. Ngoài ra doanh nghiệp ở địa bàn cần tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường, có nhiệm vụ đẩy mạnh công tác thu nhập, phân tích và khai thác các thị trường. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện công tác này.

Tổ chức mạng lưới cung ứng thu mua nông lâm sản hợp lí, nhằm thúc đẩy sản xuất. Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác liên kết giữa kinh tế quốc doanh với kinh tế cá thể theo nguyên tắc có quản lý, bình đẳng và cùng có lợi. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vào thời điểm chính vụ thu hoạch với lãi suất ưu đãi, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng, thu mua nông lâm sản.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.1.5. Phát triển các thành phần kinh tế

Đi đôi với việc phát triển sản xuất, phải thường xuyên củng cố quan hệ sản xuất.

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp và chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chất lượng, hiệu quả và thực sự thể hiện được vai trò là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế.

Tổ chức thực hiện luật hợp tác xã, từ đó củng cố các hợp tác xã hiện có và xây dựng phát triển các hợp tác xã kiểu mới trong tất cả các lĩnh vực trong đó chú trọng lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển các trang trại ở những nơi có điều kiện đất đai, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi v.v… Trước mắt là hướng dẫn sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, phổ biến công nghệ, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, làm dịch vụ, tín dụng nông nghiệp hoặc đảm trách những khâu then chốt mà kinh tế hộ không thể làm hoặc làm không hiệu quả.

Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn làm lâm nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vốn hoặc liên kết, liên doanh phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Tổ chức liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thành một quy trình xuyên suốt từ sản xuất nông sản, thu mua, chế biến bảo quản và tiêu thụ.

3.1.6. Giải pháp quản lí, điều hành

Vai trò của quản lí, điều hành là hết sức quan trọng, nhất là việc ban hành các chính sách phù hợp sẽ là yếu tố cơ bản quyết định thành công của sự tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển và nâng cao mức sống dân cư trong huyện.

Trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư của huyện, chú trọng phát huy nội lực, tăng cường tiết kiệm nội bộ bằng cách tăng thu ngân sách và tăng ngân sách chi cho đầu tư.

Chính sách đất đai: đảm bảo đủ sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ổn định định canh định cư và di dân tự do, không để tình trạng du canh du cư phá rừng làm nương rẫy, bằng các biện pháp khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

mua bán, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, nhất là đối với đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Sớm hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, xã và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế.

Đổi mới quản lí hành chính: Tập trung cải cách hành chính theo hướng tinh giản tổ chức bộ máy, công khai, minh bạch, đơn giản hóa về thủ tục và hiện đại hóa trong xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu của dịch vụ công. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định, lành mạnh bằng hệ thống pháp luật. Mở rộng các hoạt động bảo hiểm xã hội nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư, người lao động. Thực hiện bảo trợ phát triển đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện phù hợp với quy định của nhà nước.

3.1.7. Giải pháp về quốc phòng an ninh

Bằng các biện pháp tổng hợp như: thường xuyên triển khai phát động công tác quần chúng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, duy trì có hiệu quả phong trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của quần chúng nhân dân đối với âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Hệ thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở và các tổ chức thôn, buôn phải nắm chắc tư tưởng và tình hình của quần chúng nhân dân, kịp thời giải quyết những phát sinh, vướng mắc, kiên quyết không để hình thành các tổ chức, lực lượng phản động trên địa bàn, không để xảy ra các điểm nóng mà các thế lực thù địch tạo cớ chống phá, gây mất ổn định tình hình. Khi xảy ra các vụ việc phải kịp thời xử lí, không để lây lan, kéo dài. Kiên quyết giữ vững ổn định về an ninh chính trị để phát triển kinh tế – xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)