Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2013 – 2020

3. Các giải pháp thúc đẩy CDCCLĐ theo ngành giai đoạn 2012 – 2015

3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề

Thực hiện phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục trung học phổ thông.

Việc phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục trung học phổ thông nhằm tạo tiền đề, tạo nguồn để đào tạo nghề cho người lao động. Đào tạo nghề chủ yếu nên hướng đến đối tượng lao động từ 15 – 22 tuổi đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2.2. Tăng cường cở sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo nghề Mở rộng quy mô dạy nghề, bố trí hợp lý và cấp đủ mặt bằng không gian cho các cơ sở dạy nghề, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn theo quy định. Phát triển mạng lưới, nâng tổng số cơ sở dạy nghề để đáp ứng nhu cầu học nghề cho người lao động. Các ngành và đoàn thể có kế hoạch tăng cường đầu tư vốn, nâng cấp về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề hiện có, đảm bảo cho yêu cầu dạy nghề của người lao động.

3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề

Chất lượng giáo viên là một trong các nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nghề, nâng cao trình độ giáo viên tạo điều kiện cải thiện chất lượng dạy và học góp phần tăng năng lực cho đội ngũ lao động mới về chuyên môn kỹ thuật, tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần:

 Tăng cường đào tạo kỹ năng dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề, cải tiến chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tăng tỷ trọng thực hành sư phạm kỹ thuật và tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học thực hành trong quá trình đào tạo. Tăng cường kỹ năng nghề, kỹ năng dạy học thực hành nghề của người giáo viên, gửi giáo viên đến các cơ sở sản xuất để họ cập nhật công nghệ mới.

 Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đạt trình dộ chuẩn bậc học về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi ở các địa phương khác để nâng cao trình độ.

 Về nội dung chương trình giảng dạy: Xây dựng và hoàn thiện chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ lao động thương binh xã hội, tiếp nhận ý kiến đóng góp của học sinh, của doanh nghiệp về nội dung chương trình học. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận thị trường: thị trường lao động cần gì? Đòi hỏi gì ở người lao động? Tổ chức cho sinh viên thực tập cơ bản tại xưởng trường và thực tập nâng cao tại các cơ sở sản xuất. Các trường thực hiện liên kết với các cơ sở

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

sản xuất nhằm tạo ra môi trường, điều kiện để học sinh, sinh viên được tiếp cận với các thiết bị máy móc, các quy trình công nghệ tiên tiến mà trường chưa có.

3.2.4. Gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động để chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành

Đào tạo nghề phải thực sự gắn với thị trường lao động, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tạo điều kiện cho người học nghề có cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường.

 Chuyển dịch CCLĐ ngành nông lâm nghiệp thủy sản:

 Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nông nghiệp.

 Chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

 Mục tiêu chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện trong thời gian đến là chuyển dịch CCLĐ giữa nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, giảm dần lao động trong ngành nông nghiệp.

 Chuyển dịch lao động ngành công nghiệp – xây dựng:

 Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của huyện: huyện xác định chế biến nông sản là ngành công nghiệp mũi nhọn và đang xây dựng trở thành ngành có thương hiệu mạnh, mang tính cạnh tranh cao và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp một cách bền vững. Trong thời gian đến huyện cần nghiên cứu phát triển thêm các ngành mũi nhọn như chế biến thủy sản, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng để góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, đẩy nhanh việc chuyển dịch CCLĐ theo hướng hợp lý.

 Phát triển các ngành công nghiệp chế biến: Huyện cần ưu tiên phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế của huyện là: chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các ngành sản xuất khác như chế biến hạt điều, tiêu v.v… các doanh nghiệp cần tiếp tục tập trung đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

 Thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm hình thành và phát triển nhanh các ngành công nghiệp huyện cần phải tích cực khai thác nguồn vốn tích lũy bên trong và đẩy nhanh tốc độ thu hút các nguồn đầu tư bên ngoài bằng cách đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. Song song với các biện pháp trên, cần cải thiện dần môi trường đầu tư trong đó coi trọng môi trường pháp lý và môi trường xã hội để tạo ra sức hấp dẫn của huyện đối với các nhà đầu tư.

 Đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là tiền đề quan trọng nhất để phát triển công nghiệp đồng thời tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ từ đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Phát triển làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp là hướng đến sử dụng lao động nông nhàn, nhằm giải quyết thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn, vừa tránh được tình trạng người lao động nông nghiệp do thiếu việc làm trong thời gian nông nhàn phải di chuyển đến các địa phương khác tìm việc.

 Chuyển dịch lao động ngành dịch vụ:

 Chuyển dịch lao động từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp sang ngành dịch vụ, chuyển dịch CCLĐ ngành nông lâm nghiệp sang ngành dịch vụ nên được thực hiện ngay tại các vùng sản xuất nông nghiệp bằng cách phát triển các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn. Phát triển dịch vụ ở nông thôn là điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, giảm dần sự cách biệt chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là sẽ làm giảm áp lực lao động ở nông thôn đổ về thành thị tìm việc làm.

 Chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành dịch vụ, phát triển ngành cần dựa vào chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển toàn ngành dịch vụ. Xác định được một cách khoa học các phân ngành dịch vụ mũi nhọn, các nhóm ngành dịch vụ ưu tiên và thứ tự ưu tiên đầu tư, quy mô và tốc độ phát triển các phân ngành dịch vụ, vai trò của các dịch vụ hạ tầng, hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ của toàn tỉnh và cho riêng huyện Krông Năng.

3.2.5. Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)