CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CDCCLĐ THEO NGÀNH
3. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Krông Năng
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
3.3.1. Tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm
Tuy nền kinh tế krông Năng đã có những bước phát triển nhất định, song nhìn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng thương mại dịch vụ tuy có bước phát triển khá nhưng vẫn chua phát huy hết lợi thế của huyện. Sản xuất nông nghiệp tuy phát triển nhưng thiếu bền vững, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác còn thấp và còn phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khách quan (điều kiện tự nhiên, tác động giá cả thị trường). Sản xuất công nghiệp còn đơn điệu, quy mô nhỏ bé, chưa có sản phẩm mũi nhọn với khối lượng hàng hóa lớn. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, sức thu hút kém. Nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh có thể xảy ra.
3.3.2. Thiếu vốn đầu tư
Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ đủ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. Điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư từ bên ngoài, huy động nguồn lực cho phát triển còn hạn chế.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
3.3.3. Trình độ dân trí
Trình độ dân trí một số vùng còn thấp, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý giỏi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý điều hành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế.
3.3.4. Nhiều vấn đề xã hội còn rất búc xúc
Áp lực về tăng dân số, dân trí, tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn cao và thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng và tầng lớp dân cư ngày càng tăng. Vấn đề vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, môi trường sinh thái tự nhiên còn bị tác động mạnh và chưa được quản lý chặt chẽ. Vận động tuyên truyền nhân dân nâng cao nhận thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ngày một tốt hơn phục vụ cho cuộc sống chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức.
3.3.5. Tiến trình cải cách hành chính
Tiến trình cải cách hành chính, đặc biệt cải cách thủ tục hành chính còn chậm và còn nhiều bất cập.Một số chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước chậm được triển khai và đạt kết quả thấp.
3.3.6. Thành phần dân cư
Có nhiều dân tộc nên có nhiều phong tục tập quán không đồng nhất, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra, gây nhiều khó khăn cho đời sống xã hội, tranh chấp đất đai còn xảy ra phổ biến à gay gắt làm cho tình hình an ninh nông thôn them phức tạp và còn nhiều yếu tố tiềm ẩn gây mất ổn định trật tự xã hội.
3.3.7. Tỷ lệ dân thành thị thấp
Tỷ lệ dân thành thị thấp thể hiện ở bảng sau:
Bảng 22: Tỷ lệ dân thành thị huyện Krông Năng
2008 2009 2010 2011 2012
Thành thị 11.786 11.955 12.038 12.136 12.298
Nông thôn 104.907 106.410 107.056 107.939 109.467
Tổng 116.693 118.365 119.094 120.075 121.765
Nguồn Niên giám thống kê huyện Krông Năng năm 2012
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Theo như số liệu ở bảng trên ta thấy, năm 2008 dân cư cư trú ở khu vực nông thôn là 104.907 người và tăng lên 109.467 người năm 2012, tỷ lệ này vẫn ở mức cao chiếm 89,9%, mặc dù số người lưu trú có tăng qua các năm tuy nhiên cơ cấu dân số lưu trú ở các khu vực vẫn giữ nguyên. Điều này thể hiện ít có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng dân số thành thị thấp sẽ kìm hãm sự dịch chuyển cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động nông nghiệp ở mức cao, lao động trong ngành dịch vụ và công nghiệp ở mức thấp dẫn đến không tạo ra được sự thay đổi cơ cấu lao động. Thời gian tới huyện cần phải có thật nhiều chính sách đầu tư để phát triển thị trấn thêm giàu mạnh làm điểm tựa tạo đà phát triển các khu vực lân cận làm tăng dần tốc độ phát triển cũng như sự chuyển dịch cơ cấu lao đông.
3.3.8. Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập
Mạng lưới đào tạo phân bổ không đều, các cơ sở dạy nghề còn ít và kém chất lượng. Toàn huyện hiện chỉ có 1 trung tâm dạy nghề với 5 lớp đào tạo nghề ngắn hạn.
Quy mô đào tạo còn hẹp, thiếu cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ và năng lực đang là vấn đề nan giải của huyện.
Các doanh nghiệp hiện không có cơ sở đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển giao kỹ thuật mới cho người lao động. Học sinh tốt nghiệp các trường còn thiếu kiến thức thực tế, tay nghề thấp, nhiều học sinh tốt nghiệp khi vào làm việc tại doanh nghiệp vẫn phải bổ túc lại tay nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.
Công tác đào tạo thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng tác động đến xu hướng chuyển dịch lao động theo ngành: trong khu vực công nghiệp lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong nông nghiệp lao động không có khả năng tiếp cận kỹ thuật mới, lao động vẫn mang tính chất thủ công năng suất lao động nông nghiệp thấp. Những yếu tố đó là nguyên nhân kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.
Mặt khác công tác dạy nghề cho lao động nông thôn tại các xã nông thôn mới trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đột phá về cả số lượng và chất lượng. Cơ cấu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiều nơi chưa có chỉ tiêu, giải pháp cụ thể về dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mình. Công tác tư vấn, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề ở một số xã còn hạn chế dẫn đến tình trạng đào tạo không phù hợp với điều kiện của người học và nhu cầu sử dụng lao động của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ