PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2 Khái quát chung về đầu tư phát triển
1.2.3 Vai trò của đầu tư phát triển
1.2.3.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
Về mặt cầu: Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn. Thời gian đầu khi cung chưa kịp thay đổi, đầu tư tăng làm cho cầu tăng đường cầu D0 dịch chuyển sang phải thành D1,điểm cân bằng từ E0đến E1, sản lượng tăng từ Q0 lên Q1, giá cả tăng từ P0lên P1.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
P S S0 E1
P1 S1
P0 E0 E2
P2
D1 D0
O Q0 Q1 Q2 Q
Hình 1
Về mặt cung: Khi hiệu quả đầu tư phát huy tác dụng thì cung tăng S0 dịch chuyển sang phải thành S1 kéo theo sản lượng tăng từ Q0 lên Q1, giá cả giảm từ P0 xuống P2, điểm cân bằng chuyển từ E1đến E2. Như vậy giá cả giảm, sản lượng tăng kích thích tiêu dùng là nguồn gốc để thúc đẩy sản xuất. (Hình vẽ 1).
PL
AS0
PL1 E1
PL0 E0
AD1
AD0
O Y0 Y1 Y Hình 2
Xét trên toàn bộ nền kinh tế đầu tư là một trong 4 yếu tố tác động đến tổng cầu AD. Khi đầu tư tăng, tổng cầu tăng AD0 dịch chuyển sang phải thành AD1 kéo theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
mức giá tăng từ PL0 lên PL1, thu nhập tăng từ Y0 lên Y1. Thu nhập tăng làm cho đời sống nhân dân được nâng cao. (Hình 2)
1.2.3.2 Đầu tư có tác động 2 mặt tới sự ổn định kinh tế
Như đã xét ở trên đầu tư tác động tới cung và cầu không đồng thời về mặt thời gian. Do đó sự tăng hay giảm vốn đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định nền kinh tế. Thật vậy:
Khi đầu tư tăng làm cho cầu của các yếu tố là đầu vào của đầu tư tăng, giá cả của chúng tăng, giá cả của hàng hóa liên quan sẽ tăng điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Từ đó lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do đồng tiền mất giá, xảy ra tình trạng thâm hụt ngân sách.
Mặt khác đầu tư tăng cầu của các yếu tố liên quan tăng, do đó sản xuất của các ngành này phát triển thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao mức sống của người lao động tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Khi đầu tư giảm cũng dẫn tới 2 xu hướng như trên nhưng theo chiều hướng ngược lại.
1.2.3.3 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước Để phát triển khoa học công nghệ đòi hỏi cần có một khối lượng vốn đầu tư lớn. Do đó vốn đầu tư là điều kiện tiên quyết để tăng cường tiềm năng khoa học công nghệ cho mỗi quốc gia. Nhất là trong thời đại ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi mỗi quốc gia không ngừng học hỏi, đổi mới thông qua chuyển giao công nghệ hay tự nghiên cứu phát minh. Nhưng dù thông qua con đường nào đi chăng nữa cũng cần có vốn đầu tư. Do vậy quá trình CNH-HĐH của một đất nước thông thể thiếu vốn đầu tư.
1.2.3.4 Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cho thấy muốn có nền kinh tế phát triển thì tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ chiếm trong GDP phải cao. Muốn vậy, phải tăng cường đầu tư phát triển ở khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, điều đó sẽ quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
1.2.3.5 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Hệ số ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua công thức:
ICOR=I/GDP Hay I=ICOR x GDP Trong đó:
ICOR: là hệ số tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội I: là vốn đầu tư.
GDP: mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội.
Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng VĐT. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả VĐT càng cao. Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa VĐT(I) so với GDP sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng cao và ngược lại).
1.2.3.6 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Để có được một cơ sở sản xuất kinh doanh trước hết phải xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực… để bắt đầu cho một quá trình sản xuất. Tiếp đó trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị bị hao mòn, hư háng, để duy trì hoạt động sản xuất đựợc bình thường phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế những máy móc cũ bằng những máy móc hiện đại, tiên tiến hơn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Tất cả những hoạt động trên đều là hoạt động đầu tư.
Như vậy đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
1.2.3.7 Đối với các cơ sở vô vị lợi.
Tuy đây là các cơ sở họat động không vì mục đích lợi nhuận nhưng để tạo dựng được các cơ sở này cũng cần phải có vốn, mặt khác để các cơ sở này hoạt động theo đúng mục đích đặt ra cũng cần phải có chi phí thường xuyên để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế cơ sở vật chất kỹ thuật. Để thực hiện tất cả các công việc này không thể thiếu vốn đầu tư.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ