PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4 Thực tiễn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT tại một số địa phương
Nông dân và nông thôn ở nước ta có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi, hiện nay hệ thống giao thông nông thôn đã có bước phát triển căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con đường về tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức:
Thực tế hiện tại đó là hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là đường chỉ có 01 làn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
xe, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập như thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ bị lấn chiếm, phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều dốc cao và nguy hiểm, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa đồng bộ trong thiết cầu cống và đường. Chất lượng mặt đường giao thông nông thôn chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho đi lại và chuyển hàng hóa vào mùa mưa.
Trước tình hình đó phải xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần được huy động và ưu tiên từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương, vốn ODA, ngoài ra sẽ tích cực huy động từ người dân, các doanh nghiệp khai thác quỹ đất; tích cực vận động nhân dân hiến đất làm đường mới và mở rộng đường cũ. Theo dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ km đường trục xã, liên xã trên cả nước được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT đối với tất cả các vùng phải đạt 100%. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn tối thiểu là 50% đối với trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long, còn lại các vùng khác phải đạt từ 70% đến 100% (đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ).
Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa phải đạt 100%, phấn đấu đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam.
1.4.2 Tỉnh Bắc Ninh
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) là một vấn đề lớn không chỉ của riêng một xã hay một huyện mà là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì vậy luôn được các cấp, ngành, các địa phương và tỉnh quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2008-2012 bằng việc thực hiện nhiều biện pháp nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT như huy động tất cả các nguồn lực đặc biệt là các nguồn lực từ trong dân và với ý nghĩa thiết thực nên hầu hết các dự án GTNT nhân dân tích cực tham gia giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng như tự tháo dỡ mái che, mái vẩy;
tự chặt cây cối ven đường... để bàn giao cho đơn vị thi công.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đặc biệt có địa phương còn tự nguyện hiến đất cho phong trào làm đường GTNT như các xã Hiên Vân, Khắc Niệm, Liên Bão... và nhiều hộ đã tạo điều kiện cho đơn vị thi công mượn đất của gia đình để sử dụng làm bãi tập kết trang thiết bị, máy móc và vật liệu trong quá trình thi công. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhưng với sự quyết tâm cao của cấp uỷ Đảng, chính quyền và đặc biệt là sự ủng hộ của toàn dân và huy động từ các nguồn lực khác... nên mục tiêu xây dựng GTNT của nhiều địa phương sớm hoàn thành và đạt được nhiều thành quả tích cực, phát huy năng lực trong việc kết nối các vùng nông thôn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, khu đô thị, các vùng phụ cận, đóng góp tích cực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Mạng lưới giao thông của tỉnh đến nay tương đối hiện đại, đồng bộ có tính liên thông cao giữa các cấp loại đường và rộng khắp trong toàn tỉnh, với 84,78 Km đường quốc lộ; Đường tỉnh 273,77 Km; Đường huyện, đường đô thị 455,93 Km; Đường chuyên dùng 16,60 Km; Đường xã 470,71 Km và 2.392 km đường thôn, xóm. Vì vậy, cùng với kết quả của giai đoạn trước, phát triển GTNT của Bắc Ninh so với các địa phương khác trong cả nước vẫn luôn đi trước một bước. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hạ tầng giao thông nông thôn trong tỉnh tiếp tục được phát triển và có những thành công mới. Kết quả sau 5 năm, đã có 100% các tuyến đường đến UBND các xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; 80% các tuyến đường liên thôn được đầu tư xây dựng kiên cố hoá theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn từ loại A trở lên bảo đảm giao thông thông suốt từ huyện đến các xã, phường, thôn, xóm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng giai đoạn 2008-2012 là gần 1.216 tỷ đồng.
1.4.3 Tỉnh Hải Dương
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự điều hành của chính quyền các cấp, cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được những thành tựu to lớn.
Hệ thống GTNT phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, 100% số đường huyện, đường xã không còn đường đất về trung tâm xã, 70% số xã đã cứng hóa hoặc rải nhựa 100% đường thôn, xóm. Một số địa phương có khối lượng đầu tư lớn như: Chí Linh (1.079 km), Thanh Miện (807 km), Kinh Môn (781 km).... Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về GTNT cũng được nâng cao một bước.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
UBND tỉnh đã ban hành các quy định về loại đường được hỗ trợ để định hướng phát triển phong trào; ban hành các quy định về quản lý đường GTNT nhằm quản lý ngày càng tốt hơn các tuyến đường đã được đầu tư. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã có nhiều văn bản hướng dẫn, tư vấn cho các địa phương thực hiện tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đường GTNT, từ đó giúp tăng tải trọng khai thác các tuyến đường để phục vụ tốt hơn việc đi lại và sản xuất của nhân dân. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, tỉnh chủ trương hỗ trợ xây dựng đường GTNT bằng xi-măng với tổng khối lượng 45 nghìn tấn, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ. Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền cấp xã đối với phong trào xây dựng đường GTNT đã được nâng lên. Từ chỗ nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển hệ thống GTNT, đến nay hầu hết đã coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mình. Nhiều đồng chí lãnh đạo xã đã phát huy tinh thần sáng tạo, có nhiều cách làm hay để huy động, kêu gọi nguồn vốn đầu tư xây dựng.
1.4.4 Tỉnh Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để thực hiện mục tiêu phát triển GTVT, cách đây đúng 10 năm-năm 2002, Sở GTVT đã tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh chương trình kiên cố hóa GTNT giai đoạn 2002-2015. Tại kỳ họp lần thứ 7 khóa IV, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ra Nghị quyết số 7d/2002/NQ-HĐ, về chương trình kiên cố hóa GTNT giai đoạn 2002-2015, đây là Nghị quyết quan trọng trong việc đột phá xây dựng phát triển nông thôn-miền núi. Sau 10 năm thực hiện chương trình kiên cố hóa (KCH) GTNT, bước đầu đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
Mặc dù do điều kiện khó khăn của ngân sách tỉnh nên kế hoạch hỗ trợ kinh phí ngân sách cho các địa phương thực hiện KCH-GTNT là rất thấp, năm 2012 chỉ có 28 tỷ đồng nhưng ngành GTVT đã cùng các ban, ngành, địa phương tranh thủ những chương trình mục tiêu, dự án của các bộ, ngành T.Ư, dự án ODA, tổ chức phi chính phủ..., sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và sự đóng góp của nhân dân, GTNT của tỉnh Quảng Trị đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, cải thiện bộ mặt nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới. Nguồn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lợi mang lại từ công trình thủy lợi đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện môi trường sinh thái
1.4.5 Tỉnh Hà Tĩnh
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân cùng làm”, Hà Tĩnh đã tập trung “sức người, sức của” và trí tuệ của toàn dân trong phong trào khôi phục, nâng cấp, xây dựng nhiều công trình GTNT, nhất là các công trình giao thông ở các huyện miền núi, đem lại hiệu quả thiết thực cho đời sống nhân dân. Hàng năm, nhiều huyện của Hà Tĩnh đều được nhận cờ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT về công tác làm đường GTNT.
Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành cơ bản hệ thống đường GTNT để ô tô đi đến trung tâm các xã hoặc cụm xã. Trong đó các trục dọc và trục ngang chính đạt tiêu chuẩn từ cấp IV cấp III, 2 làn xe trở lên, mặt trải nhựa hoặc bê tông 80-100%.
Hệ thống đường tỉnh, huyện lộ đạt tiêu chuẩn chung cấp IV; một số tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn cấp II, III; mặt đường trải nhựa hoặc bê tông 80-100% trải nhựa.
1.4.5.1 Huyện Can Lộc
Cùng với phong trào ra sức nỗ lực xây dựng nông thôn theo hướng CNH-HĐH và chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đề ra phong trào làm đường bê-tông trên địa bàn huyện được đẩy mạnh và là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh, được Bộ Giao thông vận tải tặng Cờ thi đua xuất sắc. Các tuyến đê sông, kênh mương cơ bản được nâng cấp, kiên cố hóa. Can Lộc đang tập trung cắm mốc chỉ giới đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phù hợp với nhu cầu phát triển...
1.4.5.2 Huyện Nghi Xuân
Xuất phát từ đặc thù của địa phương, việc xây dựng CSHT GTNT trên địa bàn huyện trên cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư và nguồn từ nhân dân đóng góp phong trào GTNT trên địa bàn huyện, phong trào hiến đất làm đường GTNT phát triển rộng khắp, thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Theo thống kê, trong 2 năm 2011, 2012 có hơn 387 hộ tự nguyện hiến trên 22.070m2 diện tích đất các loại, góp phần quan trọng thực hiện cứng hóa 99,411 km đường GTNT đạt chuẩn, nâng tỷ lệ km đường GTNT được nhựa và bê tông hóa đạt chuẩn lên 70%; cứng hóa 47,577 km đường trục chính nội đồng đạt chuẩn...diện mạo nông thôn Nghi Xuân ngày
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
càng khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên rõ rệt. Trên con đường phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM đúng lộ trình, huyện Nghi Xuân sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại. Với những kết quả đạt được và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, niềm tin về một ngày không xa Nghi Xuân sẽ sớm hoàn thành các tiêu chí NTM đang hiện hữu.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ