Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 58)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

2.2.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn

Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông nghiệp, bao gồm: mạng lưới đường bộ (đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu cống, phà trên tuyến); đường sông và các công trình trên bờ. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Đức Thọ việc đi lại của người dân chủ yếu là bằng đường bộ, giao thông bằng đường sông là rất ít nên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian qua chủ yếu là giao thông đường bộ.

2.2.1.1 Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012.

Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương, huyện Đức Thọ đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là chương trình nông thôn mới được phát động năm 2011, chính vì vậy mà việc đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ đã đạt được những kết quả

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đáng khích lệ. Theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước” và với quan điểm xây dựng GTNT là sự nghiệp của toàn dân thì trong 5 năm từ 2008-2012 trên địa bàn huyện Đức Thọ đã có thêm 98.5km đường mới mở, nâng cấp 754,257km, số cầu xây mới là 22 cây cầu đều được làm bằng bê tông cốt thép và xây dựng mới được 904m cống các loại. Khối lượng thực hiện được về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT trong giai đoạn 2008-2012 thể hiện ởbảng 5

Bảng 6: Tổng hợp khối lượng xây dựng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ 2008-2012

KHỐI LƯỢNG ĐƠ N VỊ

KHỐI LƯỢNG THỰC HiỆN Bình

quân 2008 2009 2010 2011 2012 /năm

Đường Km

153,46 9

127,07 6

135,91

2 157,9 278,4 170,551

- Mới mở 25,2 17,1 19,5 21,6 15,1 19,7

- Nâng cấp

128,26 9

109,97 6

116,41

2 136,3 263,3 150,851

+ Nhựa +

BTXM 52,569 39,976 55,512 60,4 112,5 64,191

+ Mặt cấp phối 75,7 70 60,9 75,9 150,8 86,66

Cầu Cái 6 3 4 5 4 4

- Cầu xây mới 6 3 4 5 4 4

- Sửa chữa cầu 0 0 0 0 0 0

Cống các loại M 605 622 515 496 749 597,4

- Xây mới 140 135 105 185 339 180,8

- Sửa chữa 465 487 410 311 410 416,6

Phát quang giải

tỏa tầm nhìn Km 125 142 153 165 339,7 184,94

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Khối lượng

đào đắp M3 110.00

0

120.00 0

122.00 0

130.00 0

446.52

0 185.704

Nguồn: Phòng công thương (báo cáo kết quả thực hiện phong trào GTNT) Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy khối lượng thực hiện các mảng công việc về đường xá, cầu giảm dần từ năm 2008 đến năm 2009 nhưng sau đó lại có xu hướng tăng lên từ năm 2010 đến năm 2012, đặc biệt là sự tăng lên một cách vượt bậc về khối lượng thực hiện trong năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên được lý giải như sau:

Năm 2008 là năm mà huyện Đức thọ triển khai nhiều hoạt động lớn nhằm chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 580 năm truyền thống La Giang Đức Thọ-một sự kiện chính trị lớn của huyện tổ chức vào cuối tháng 8-2008. Việc giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng là một điều đáng phải quan tâm nhằm thu hút mọi du khách gần xa tới đây có một ấn tượng tốt khi về thăm quê hương Đức Thọ. Cho nên trong năm 2008 đặc biệt là những tháng trước khi tổ chức lễ hội, với sự hỗ trợ của các ban ngành cấp trung ương, cấp tỉnh và sự đóng góp của nhân dân huyện Đức Thọ đã mở mới được 25,2km, nâng cấp được 128,269km trong đó 52,569km là đường nhựa và bê tông, 75,7km là đường cấp phối, xây dựng được 6 cây cầu mới và đều được làm bằng bê tông cốt thép. Năm 2009 khối lượng thực hiện có giảm hơn so với năm 2008, mở mới được 17,1km giảm 32,1%, nâng cấp được 109,976km đường giảm 14,3%, xây dựng mới 3 cây cầu giảm 50,0%. Năm 2011 sau khi ban chỉ đạo Trung ương triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng “nông thôn mới” thì huyện Đức Thọ đã ra sức tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, chương trình được lan tỏa rộng khắp 27 xã trên địa bàn huyện cho nên trong năm 2011 các xã tiến hành thực hiện lập đề án quy hoạch đưa lên UBND huyện phê duyệt. Cho nên mà từ năm 2011 cho đến nay trên địa bàn huyện đang nỗ lực phấn đấu cùng đồng sức đồng lòng thực hiện các tiêu chí của chương trình nông thôn mới nhằm giúp đưa huyện ngày một đi lên, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Năm 2011 toàn huyện mở mới thêm được 21,6km tăng 10,8%, nâng cấp 136,3km đường, tăng 17,1%

so với năm 2010. Năm 2012, sau một năm ra sức nỗ lực thực hiện phong trào “nông thôn mới”, với sự quan tâm đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của toàn thể nhân dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trên địa bàn huyện thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT đã có bước tiến vượt bậc và gặt hái được nhiều thành công. Riêng năm 2012 khối lượng xây dựng GTNT đã tăng lên đáng kể: khối lượng đường được nâng cấp tăng lên vượt bậc là 263,3km tăng 127km tương ứng với 93,2% so với năm 2011 trong đó nâng cấp mặt bê tông xi măng là 112,5km, mặt cấp phối là 150,8km, xây mới được 4 cây cầu.

Về khối lượng xây dựng mới và sửa chữa cống các loại trong giai đoạn 2008- 2009 có sự tăng giảm không ổn định giữa các năm. Bình quân mỗi năm xây mới và sửa chữa được 579,4m cống các loại, trong đó xây mới được 180,8m và sữa chữa được 416,6m. Ngoài các khối lượng thực hiện chính trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT nêu trên thì việc phát quang giải tỏa tầm nhìn các tuyến đường và khối lượng đào đắp hàng cũng đặc biệt được quan tâm. Theo dõi số liệu bảng trên ta thấy khối lượng phát quang giải tỏa tầm nhìn và khối lượng đào đắp tăng lên qua các năm, trung bình mỗi năm phát quang giải tỏa được 184,94km và đào đắp được 185.704m3.

Có được những kết quả như trên điều đó chứng tỏ việc phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ trong thời gian qua đã được Nhà nước cũng như nhân dân trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm.

2.2.1.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ.

Theo số liệu thống kê của phòng kinh tế-hạ tầng huyện Đức Thọ, tính đến tháng 12/2012 trên địa bàn huyện có trên 1500km đường bộ bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường GTNT. Mật độ đường bình quân 7,3km/km2 và 14,3km/1000 dân. Hệ thống giao thông nông thôn tổng cộng chiều dài 1424,6km trong đó: Đường huyện có tổng cộng chiều dài 269,5km, đường xã thôn có 1155,1km. Tính chung cả huyện đạt 5,6km/km2 và 9,5km/1000dân. Hệ thống giao thông nông thôn đã nối thông tất cả các xã trên địa bàn huyện tạo điều kiện giao lưu đi lại, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác nhau phục vụ đời sống của nhân dân. Về chất lượng đường GTNT huyện hiện nay về cơ bản là tương đối tốt tuy nhiên tình trạng sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng do sự xuống cấp ở một số đoạn đường sau khi thi hoàn thành xong hoặc do những đợt thiên tai lũ lụt vẫn còn tồn tại nhiều. Về đường huyện, tiêu chuẩn kỹ thuật đa số mang tiêu chuẩn kỹ thuật cấp thấp, có 17 đường huyện trong tổng số 38 đường huyện, đường xã có tiêu chuẩn GTNT cấp A-B-C (chiếm 45% tổng số đường)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

có 12 đường tiêu chuẩn từ cấp 4 đến cấp 6 (chiếm 32% tổng số lượng). Về đường thôn xóm tuy nhiều có 852 tuyến thôn, 1.839 tuyến ngõ xóm với chiều dài 753km, bình quân 1 tuyến đường dài 0,40km nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật của đường còn thấp, bề rộng nền đường từ 3-6m, bề rộng mặt đường từ 2-5,5km. Về đường xã tuy nhiều (27 xã) nhưng mật độ đường số lượng đường trong từng xã còn chênh lệch nhiều vì vậy cần có sự cân đối làm thêm đường cho một vài xã để phục vụ kinh tế - dân sinh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mặt đường của hệ thống GTNT trên địa bàn huyện ta phân tích bảng sau:

Bảng 7: Tình hình hiện trạng mặt đường giao thông nông thôn huyện Đức Thọ năm 2012

Mặt đường/

tình trạng

Loại đường

Đường huyện Đường xã, thôn Tổng số

Km % Km % Km %

Mặt đường +Nhựa+Bê tông +Cấp phối +Đất Tình trạng Tốt

Xấu

216,4 41,1 12

202,1 67,4

80,2 15,3 4,5

75 25

895,6 188,9 70,6

750,8 404,3

77,5 12,9 9,6

65 35

1112 230 82,6

952,9 471,7

78,1 16,1 5,8

66,9 33,1

Tổng số 269.5 100 1155.1 100 1424.6 100

Nguồn: Theo thuyết minh quy hoạch mạng lưới GTVT huyện Đức Thọ năm 2020 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy hiện trạng mặt đường GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ là tương đối tốt. Đường huyện, đường xã, thôn xóm chủ yếu mặt đường là nhựa và bê tông xi măng, chiếm tới 78,1% (1.112km), mặt đường đường cấp phối chiếm 16,1% (230km). Trong tổng số 1424,6km đường GTNT đường đất chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 5,8% (82,6km), đặc biệt là đường huyện tỷ trọng đường đất chỉ còn 4.5% (12km) còn lại là đường nhựa và bê tông chiếm 80,2% (216,4km)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Biểu đồ 3: Cơ cấu mặt đường GTNT huyện Đức Thọ năm 2012

Nguồn: Phòng kinh tế-hạ tầng Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT ở huyện Đức Thọ đến nay cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc xây dựng GTNT theo hướng công nghệp hóa, hiện đại hóa và phong trào nông thôn mới.

Đồng thời nó cũng phản ánh mức độ đi lên của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên song song với những thành tựu đó thì cũng không thể tránh khỏi được những khó khăn trước mắt về thực trạng tiêu chuẩn của một số tuyến đường còn thấp, mặt đường xấu cấp thấp. Nếu đánh giá chất lượng mặt, nền đường theo loại tốt xấu thì mặt đường xấu vẫn còn chiếm 33,1% (km) trong tổng số 1.426,6km.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)