Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 72)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

2.2.2 Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

2.2.2.3 Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Thời gian qua huyện Đức Thọ đã có chủ trương tập trung nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT nên tình hình GTNT trên địa bàn đã được cải thiện rất nhiều. Tổng vốn đầu tư cho phát triển GTNT giai đoạn 2008- 2012 là 340.254 triệu đồng. Bình quân mỗi năm huy động được 68.050 triệu đồng. Kết quả cụ thể được thể được thể hiện thông qua bảng sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 10: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn huyện Đức Thọ 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn 2008 2009 2010 2011 2012 SO SÁNH

2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011

Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % (+/-) % (+/-) % (+/-) % (+/-) %

Vốn đầu tư GTNT 60.310 100 46.985 100 59.700 100 63.344 100 109.960 100 -13.325 -22,1 12.715 27,1 3.644 6,1 46.616 73,6 Ngân sách nhà nước 43.001 71,3 23.225 49,5 34.444 57,7 51.635 81,5 70.248 63,9 -19.776 -46 11.219 48,3 17.191 49,9 18.613 36 Ngân sách TW 15.651 26 7.805 16,7 10.744 18 32.750 51,7 47.043 42,8 -7.846 -50,1 2.939 37,7 22.006 204,8 14.293 43,6 Ngân sách tỉnh 21.000 34,8 10.000 21,3 17.000 28,5 10.200 16,1 10.040 9,1 -11.000 -52,4 7.000 70 -6.800 -40 -160 -1,6 Ngân sách huyện, xã 6.350 10,5 5.420 11,5 6.700 11,2 8.685 13,7 13.165 12 -930 -14,6 1.280 23,6 1.985 29,6 4.480 51,6 Dân đóng góp 9.560 15,9 8.720 18,6 11.000 18,4 3.859 6,1 25.755 23,4 -840 -8,8 2.280 26,1 -7.141 -64,9 21.896 567,4 Nguồn khác 7.749 12,8 14.995 31,9 14.256 23,9 7.850 12,4 13.957 12,7 7.246 93,5 -739 -4,9 -6.406 -44,9 6.107 77,8 Ngày công huy đồng

(Đv: ngày công) 156.000 142.000 175.000 84.000 153.000 -14.000 -9 33.000 23,2 -91.000 -52 69.000 82,1

Nguồn: Phòng công thương (báo cáo kết quả thực hiện phong trào GTNT)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng mức vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trong giai đoạn 2008-2012 có sự tăng giảm không đều giữa các năm. Từ năm 2008 đến năm 2009 vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT có xu hướng giảm xuống, sau đó lại có xu hướng tăng lên từ năm 2010-2012, tăng mạnh nhất năm 2012.

Cụ thể như sau: Năm 2008, tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển GTNT là 60.310 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ NSNN là 43.001 triệu đồng (chiếm 71,3%), dân đóng góp 9.560 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn ODA.Năm 2009, tổng vốn huy động được là 46.940 triệu đồng (giảm 22,2% so với năm 2008). Năm 2010, tổng vốn huy động được là 59.700 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 12.760 triệu đồng, tương ứng với 27,2%. Sang năm 2011 nguồn vốn này là 63.344 triệu đồng, tăng lên so với năm 2010 là 3.644 triệu đồng, tương ứng với 6,1%. Và đến năm 2012, nguồn vốn huy động tăng lên vượt bậc với 109.960 triệu đồng, tăng lên so với năm 2011 là 46.616 triệu đồng, tương ứng với 73,6%

Có 2 xu hướng tăng giảm này là do năm 2008 huyện đã tổ chức đại lễ 580 năm truyền thống La Giang Đức Thọ, huyện đã nhận sự hỗ trợ rất lớn từ các ban ngành cấp TW, cấp Tỉnh và sự đóng góp của nhân dân. Cho đến năm 2011 là năm đầu tiên Nhà nước triển khai phong trào “Nông thôn mới” với 19 tiêu chí được đề ra, trong đó có tiêu chí về làm đường GTNT cho nên việc huy động các nguồn vốn được tăng lên, đặc biệt là nguồn vốn từ NSNN. Năm 2012, sau 1 năm phát động phong trào thì nó đã lan rộng rãi khắp tất cả các xã trên địa bàn huyện và nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía nhân dân cũng như Nhà nước.

* Nếu xét theo từng nguồn vốn đầu tư thì gồm có 3 nguồn vốn chính là: Ngân sách Nhà nước, dân đóng góp và nguồn vốn từ ODA. Trong các nguồn vốn này thì nguồn vốn đầu tư cho phát triển GTNT ở huyện Đức Thọ cũng như ở hầu hết các địa phương khác chủ yếu là từ NSNN. Trong giai đoạn 2008-2012, nguồn vốn từ NSNN đầu tư cho GTNT trên địa bàn huyện chiếm từ 49,5% đến 81,5% trong tổng số đầu tư. Mặc dù vậy, nguồn vốn từ khu vực dân cư hay từ ODA cũng chiếm phần quan trọng. Trong giai đoạn qua, nguồn vốn khu vực dân cư đầu tư cho phát triển CSHT GTNT chiếm từ 6,1%

đến 18,4% và nguồn vốn ODA chiếm từ 12,4% đến 31,9%. Cụ thể như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

a. Nguồn vốn từ NSNN:

- Vốn NS Trung ương.

Vốn NS Trung ương cho phát triển GTNT trong những năm vừa qua đóng vai trò rất quan trọng. Tổng vốn NS Trung ương đầu tư cho phát triển GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012 đạt 113.993 triệu đồng (chiếm 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho GTNT.

15.651

7.805

10.744

32.750

47.043 51,7

42,8

26

16,7 18

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 50.000

2008 2009 2010 2011 2012

Năm

Triu đng

0 10 20 30 40 50 60

Phn trăm

Triệu đồng Phần trăm

Biểu đồ 4:Vốn huy động từ NS Trung ương đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Phòng công thương Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT từ NS Trung ương giảm cả về số lượng và cơ cấu từ năm 2008 đến năm 2009 nhưng lại có xu hướng tăng lên trong giai đoạn từp 2010 đến 2012. Cụ thể: năm 2008 vốn đầu tư từ NS Trung ương cho GTNT là 15.651 triệu đồng. Năm 2009 nguồn vốn này giảm xuống còn 7.850 triệu đồng giảm xuống so với năm 2008 là 50,1%. Năm 2010 nguồn vốn này lại tăng lên 10.744 triệu đồng tăng lên so với năm 2009 là 37,7%. Đến năm 2011 ngân sách Trung ương hỗ trợ cho phát triển GTNT trên địa bàn huyện tăng lên vượt bậc là 32.750 triệu đồng cao hơn so với năm 2010 là 204,8%. Và năm 2012 lên đến 47.043

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

triệu đồng cao hơn so với năm 2011 là 3,6%. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do năm 2008 có sự hỗ trợ lớn từ NS trung ương cho lễ đại lễ 580 truyền thống La Giang Đức Thọ và từ năm 2011 chương trình mục tiêu quốc gia “Nông thôn mới” được triển khai trên khắp cả nước nên không chỉ riêng huyện Đức Thọ mà tất cả các địa phương trên cả nước đều nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ NS Trung ương.

- Vốn NS Tỉnh đầu tư trên địa bàn

Tổng vốn đầu tư từ NS Tỉnh cho cả giai đoạn 2008 - 2012 là 68.240 triệu đồng chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho GTNT.

Biểu đồ 5: Vốn huy động từ NS Tỉnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Phòng công thương Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn đầu tư từ NS Tỉnh cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT giảm mạnh cả về số lượng và cơ cấu từ năm 2008 đến năm 2012.

Năm 2008 NS Tỉnh đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT là 21.000 triệu chiếm 34,8% nhưng đến năm 2012 nguồn vốn này giảm xuống còn 10.040 triệu đồng chiếm 9,1%. Và đặc biệt giảm mạnh nhất từ năm 2008 đến 2009 điều này chứng tỏ tỉnh Hà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tĩnh rất đặc biệt quan tâm tới đại lễ truyền thống La Giang Đức Thọ năm 2008 nên đã dành rất nhiều vốn cho đầu tư vào các công trình xây dựng nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng GTNT nói riêng trên địa bàn huyện. Tuy nguồn vốn của NS Tỉnh trong thời gian qua giảm dần nhưng so với tổng các nguồn vốn thì nó cũng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT thể hiện sự quan tâm của Tỉnh Hà tĩnh trong công tác xây dựng GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ.

- Nguồn NS huyện, xã.

Trong giai đoạn 2008-2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm trên địa bàn huyện là 12,7%. Nhờ vậy mà thu NSNN trên địa bàn huyện tăng tạo điều kiện tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung và phát triển cơ sỏ hạ tầng GTNT nói riêng.

Biểu đồ 6: Vốn huy động từ NS huyện, xã đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Phòng công thương

6,350

5,420

6,700

8,685

13,165

10.5

11.5

11.2

13.7

12

0 2 4 6 8 10 12 14 16

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000

2008 2009 2010 2011 2012

Phn trăm

Triu đng

Năm

Triệu đồng Phần trăm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Biểu đồ trên cho ta thấy ngược lại với xu hướng thay đổi của NS Trung ương và NS Tỉnh thì nguồn NS từ huyện, xã đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT tăng lên cả về số lượng và cơ cấu từ năm 2008 đến năm 2012. Năm 2008 ngân sách huyện, xã là 6.350 triệu đồng (chiếm 10,5%) nhưng đến năm 2012 nguồn vốn này tăng lên 13.165 triệu đồng (chiếm 12%). Sự tăng lên này cho thấy trong những năm qua huyện Đức Thọ đã rất đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT, để thấy rõ hơn mức độ quan tâm trong công tác đầu tư xây dựng GTNT chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 11: Tỷ lệ chi NSNN cho GTNT so với chi NSNN cho đầu tư phát triển huyện Đức Thọ giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị:Triệu đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Chi NSNN cho đầu tư phát triển 26.000 27.000 30.000 31.000 50.000

Chi NSNN cho GTNT 6.350 5.420 6.700 8.685 13.165

Tỷ lệ chi NSNN cho GTNT/Tổng chi

NSNN cho đầu tư phát triển(%) 24,4 20 22,3 28 26,3

Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch Số liệu bảng trên cho ta thấy: chi NSNN cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện bao gồm rất nhiều lĩnh vực mà trong đó chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT chỉ là một mảng trong đầu tư xây dưng cơ bản, tuy nhiên chi NSNN cho đầu tư phát triển GTNT trong thời gian qua chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện (chiếm từ 20% đến 28%). Điều này càng chứng minh rõ hơn về sự quan tâm của huyện trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT.

b. Nguồn vốn thu hút từ dân cư.

Việc đi lại thuận tiện dễ dàng, giao lưu buôn bán trong vùng và ra ngoài cả ngoài vùng là nhu cầu cần thiết đối với mọi người dân. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và nhà nước: “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm là chính có sự hướng dẫn hỗ trợ của Nhà nước”. Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện đã huy động được một khối lượng lớn ngày công lao động công ích để làm đường huyện, đường xã thôn. Tổng số ngày công huy động trên địa bàn huyện giai đoạn 2008-2012

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

là 710.000 ngày công lao động của nhân dân, trung bình mỗi năm huy động được 142.000 ngày công.

Tuy đời sống của nhiều xã trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế nhưng nhờ các địa phương có cơ chế thích hợp để huy động nguồn vốn trong dân vào xây dựng GTNT, giai đoạn 2008-2012 huyện đã huy động được 58.894 triệu đồng để phát triển GTNT, trung bình mỗi năm huy động được 11.779 triệu đồng. Mặc dù con số này không lớn nhưng nó cũng đóng góp đáng kể cho phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện.

9.560 8.720 11.000

3.859 25.755 18,4

15,9 18,6

6,1

23,4

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000

2008 2009 2010 2011 2012

Năm

Triu đng

0 5 10 15 20 25

Phn trăm

Triệu đồng Phần trăm

Biểu đồ 7: Vốn huy động từ nhân dân đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Nguồn: Phòng công thương huyện Đức Thọ Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, nguồn vốn từ dân cư đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTNT tương đối ổn định từ năm 2008 đến 2010 sau đó giảm mạnh trong năm 2011 và tăng vượt trội năm 2012 cả về số lượng và tỷ trọng. Cụ thể năm 2008 nguồn vốn nhân dân đóng góp đầu tư cho GTNT là 9.569 triệu đồng chiếm 15,9%. Năm 2009 nguồn vốn này là 8.720 triệu đồng chiếm 18,6% (giảm so với năm 2008 là 840 triệu đồng tương ứng với giảm 8,8%). Đến năm 2010 nguồn vốn này đầu tư cho GTNT 11.000 chiếm 18,4% (tăng lên so với năm 2009 là 2.280 triệu đồng tương ứng với tăng 26,1%). Sang năm 2011 nguồn vốn này giảm xuống thấp nhất trong cả giai đoạn còn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.859 triệu đồng chiếm 6,1% (giảm so với năm 2010 là 7.414 triệu đồng tương ứng với 64,9%). Đến năm 2012 vốn huy động được từ dân tăng vượt bậc là 25.755 triệu đồng chiếm 23,4% (tăng 21.896 triệu đồng tương ứng với 567,4% so với năm 2011). Sở dĩ có việc giảm xuống năm 2011 là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo theo đời sống nhân dân cả nước nói chung và huyện Đức Thọ nói riêng gặp nhiều khó khăn, hơn nữa trong năm này chương trình mục tiêu quốc gia “Nông thôn mới” mới bắt đầu được triển khai nên chưa thu hút được sự ủng hộ của người dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng GTNT. Nhưng đến năm 2012 sau một năm triển khai chương trình “Nông thôn mới” thì đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và nỗ lực của đông đảo người dân trên địa bàn huyện chính vì vậy việc huy động vốn từ nhân dân đạt được kết quả cao.

c. Thu hút nguồn vốn ngoài nước

Nguồn vốn nước ngoài duy nhất đầu tư trên địa bàn huyện là nguồn vốn ODA, trong những năm gần đây nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào huyện liên tục tăng qua các năm cụ thể là: tổng vốn ODA cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2008-2012 là 216.000 triệu đồng. Trong đó vốn ODA đầu tư cho GTNT là 58.807 triệu đồng chiếm 27,2% vốn ODA cho đầu tư phát triển và chiếm 17,3% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 12: Tỷ lệ vốn ODA đầu tư vào giao thông nông thôn so với tổng vốn ODA cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

SO SÁNH

2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % (+/-) % (+/-) % Tổng vốn ODA cho đầu

tư phát triển 38.500 40.000 42.000 45.500 50.000 1.500 3,9 2.000 5 3.500 8,3 4.500 9,9 Vốn ODA cho đầu tư phát

triển GTNT 7.749 14.995 14.256 7.850 13.957 7.246 93,5 -739 -4,9 -6.406 -44,9 6.107 77,8 Tỷ lệ vốn ODA đầu tư

GTNT/vốn ODA cho đầu tư phát triển(%)

20,1 37,5 33,9 17,3 27,9 17 86,6 -4 -9,6 -17 -49 11 61,3

Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua số liệu bảng trên ta thấy vốn ODA đầu tư cho GTNT trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua là không đồng đều giữa các năm.Bình quân mỗi năm thu hút được 11.761triệu đồng. Vốn ODA đầu tư cho GTNT trên địa bàn huyện chủ yếu là các dự án trọng tâm của huyện (ví dụ cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 28/ xã Tùng Ảnh, Đức Hoà, Đức Long, Đức Lập, Đức Lạc, Đức An, Đức Dũng,…). Năm 2008 vốn đầu tư cho GTNT là 7.749 triệu đồng chiếm 20,1% so với tổng vốn ODA cho đầu tư phát triển năm. Năm 2009 là năm có tỷ lệ vốn ODA đầu tư nhiều nhất vào GTNT chiếm 37,5% cho đầu tư phát triển và cũng là năm có vốn ODA đầu tư nhiều nhất trong cả giai đoạn. Năm 2010 vốn đầu tư vào GTNT là 14.256 triệu đồng chiếm 33,9% vốn ODA cho đầu tư phát triển. Năm 2011 vốn ODA giảm xuống còn 7.850 triệu đồng (chiếm 17,3%). Năm 2012 vốn ODA cho đầu tư ODA cho GTNT là 13.957 triệu đồng (chiếm 27,9%). Qua phân tích trên chúng ta có thể thấy được nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho GTNT trong giai đoạn qua chiếm một tỷ lệ khá cao so với vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư phát triển.

2.2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn theo hạng mục đầu tư.

Theo số liệu thống kê và tổng hợp ở trên thì tổng vốn đầu tư cho GTNT trong cả giai đoạn 2008-2012 là 340.254 triệu đồng. Tuy nhiên việc sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng mới và nâng cấp chiếm một tỷ lệ lớn, phần nhỏ còn lại được đầu tư cho duy tu bảo dưỡng hàng năm. Để thấy rõ được điều đó chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 13: Tình hình sử dụng vốn theo hạng mục đầu tư cho GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục

2008 2009 2010 2011 2012

Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng %

Xây dựng mới và nâng cấp 60.310 100 46.940 100 57.250 95,9 59.719 94,3 105.898 96,3 Duy tu bảo dưỡng hàng năm 0 0 0 0 2.450 4,1 3.625 5,7 4.062 3,7 Tổng cộng 60.310 100 46.940 100 59.700 100 63.344 100 109.960 100

Nguồn: Phòng công thương (Báo cáo kêt quả công tác duy tu bảo dưỡng)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng trên cho ta thấy tổng vốn cho đầu tư xây dựng và nâng cấp mới cả gai đoạn 2008-2012 là 330.117 triệu đồng chiếm 97% trong tổng số vốn đầu tư cho GTNT. Vốn cho duy tu bảo dưỡng hàng năm chỉ chiếm 3% trong cả giai đoạn và nguồn vốn cho duy tu bảo dưỡng cũng chỉ mới được đầu tư từ năm 2010 cho đến nay.

Tuy nhiên mức độ đầu tư cho duy tu bảo dưỡng ngày càng tăng lên, năm 2010 vốn cho duy tu bảo dưỡng là 2.450 triệu đồng nhưng đến năm 2012 tăng lên 4.062 triệu đồng nhưng so với tổng vốn đầu tư vào GTNT thì nguồn vốn này còn quá ít điều này cho thấy việc quan tâm tới duy tu bảo dưỡng các tuyến đường xuống cấp sau một thời gian sử dụng hay do thiên tai lũ lụt gây ra trên địa bàn huyện còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)