Số lượng các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

2.2.2 Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

2.2.2.1 Số lượng các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ

Giao thông nông thôn có phạm vi rộng lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực nên việc phân cấp quản lý giám sát xây dựng các công trình GTNT gặp nhiều khó khăn.

Đối với huyện Đức Thọ việc quản lý các dự án lớn như các tuyến đường huyện, đường trục xã do UBND huyện làm chủ đầu tư, còn các dự án nhỏ như các tuyến đường thôn, ngõ xóm chủ yếu là do nhân dân tự bỏ tiền đóng góp xây dựng, nên nhân dân tự quản lý trực tiếp các tuyến đường ngõ xóm được xây dựng. Tuy nhiên huyện vẫn đóng vai trò là người quản lý tổng thể các tuyến đường. Nguồn vốn từ NSNN cũng như các

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nguồn vốn khác đầu tư vào GTNT là có hạn nên mặc dù hằng năm có rất nhiều dự án xây dựng GTNT từ cấp xã, huyện được đề xuất nhưng thực tế chỉ có thể lựa chọn các dự án khả quan và hợp lý cho từng thời kì phát triển của từng vùng thuộc địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2008-2012 các dự án trình lên là 49 dự án, nhưng chỉ có 17 dự án được thực hiện. Trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thì 17 dự án xây dựng thực hiện là một con số không nhỏ, mặc dù tỷ lệ dự án được thực hiện thực tế so với đăng kí vẫn đang ở mức thấp đạt 34,8%. Để biết được cụ thể về số dự án đăng ký và số dự án được thực hiện trong giai đoạn 2008-2012 chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 8: Tỷ lệ số dự án đăng ký trên số dự án thực tế thực hiện giao thông nông thôn huyện Đức Thọ giai đoạn 2008 - 2012

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân/năm

Số dự án đăng ký 10 8 9 12 10 9

Số dự án thực hiện 4 3 3 4 3 3

Tỷ lệ thực hiện dự án 40,0 37,5 33,3 33,3 30,0 34,8

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đức Thọ Qua bảng trên ta thấy, số dự án đăng ký và số dự án thực tế thực hiện được có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm bình quân mỗi năm đăng ký 9 dự án và số dự án thực hiện được mỗi năm là 3. Tỷ lệ thực hiện các dự án của huyện trung bình hàng năm khoảng 34,7%. Trong đó năm 2008 tỷ lệ dự án được thực hiện là cao nhất, lên đến 40%, với 4 công trình được khởi công so với con số 10 dự án đăng kí. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm dần sau đó từ 37,5% năm 2009 xuống còn 30% năm 2012. Năm 2011 số dự án đăng ký là đạt kỷ lục với 12 dự án nhưng thực tế chỉ 4 dự án được thực hiện, dẫn đến tỷ lệ dự án thực tế thực hiện chỉ đạt 33,3%. Năm 2012, tỷ lệ dự án được thực hiện chỉ là 30,0% với 3 dự án được thực hiện trong đó vẫn có một dự án vẫn đang trong quá trình thi công xây dựng, đó là tuyến đường trục chính nối các xã Đức Tùng-Liên Minh-Trường Sơn.

2.2.2.2 Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012.

Cơ sở hạ tầng GTNT là một trong những điều kiện cơ sở, cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Phát triển GTNT

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

không chỉ có tác dụng tích cực đến sự đi lại, vận chuyển hàng hóa và thông thương giữa các địa phương mà nó còn là cầu nối quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư giữa các vùng. Để phát triển giao thông nông thôn đòi hỏi cần có một khối lượng vốn đầu tư lớn từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước gồm: Ngân sách Nhà nước, ODA, vốn vay tín dụng và sức đóng góp của nhân dân. Quá trình CNH-HĐH nông thôn đã đặt ra yêu cầu giao thông nông thôn phải phát triển nhanh chóng, đồng bộ để thực sự đi trước một bước, là cơ sở phát triển kinh tế, xã hội. Do đó nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, trong khi ngân sách Nhà Nước phải chi cho nhiều vấn đề, ODA chủ yếu tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vốn tín dụng hiện nay chiếm tỉ lệ quá ít trong nguồn vốn phát triển giao thông nông thôn và nguồn vốn này cho đầu tư phát triển GTNT trên địa bàn huyện thời gian qua là không có. Bằng nhiều giải pháp huy động tất cả các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT theo như quy hoạch được đề ra nhưng trong giai đoạn 2008-2012 kết quả huy động vốn không theo dự tính ban đầu.

Tỷ lệ tổng các nguồn vốn thực hiện trên tổng các nguồn vốn theo quy hoạch chỉ 34%, cụ thể như sau:

Bảng 9: Tỷ trọng vốn thực hiện so với mức vốn đăng ký đầu tư phát triển GTNT huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng

Các nguồn vốn Vốn theo quy hoạch Vốn thực hiện

Tỷ lệ vốn thực hiện/

vốn quy hoạch(%)

Ngân sách TW 341.979 113.993 33

Ngân sách Tỉnh 170.600 68.240 40

Ngân sách huyện,xã 118.560 40.320 34

Nhân dân đóng góp 210.335 58.894 28

Nguồn khác 158.779 58.807 37

Tổng cộng 1.000.253 340.254 34

Nguồn: Phòng kinh tế-hạ tầng Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy không một nguồn vốn nào huy động được đúng theo quy hoạch đề ra, và hầu hết tất cả các nguồn vốn đều có tỷ lệ vốn thực

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hiện trên vốn quy hoạch thấp. Tỷ lệ này cao nhất ở nguồn NS Tỉnh với 40% và thấp nhất ở nguồn vốn đóng góp của nhân dân 28%. Trong khi nguồn NSNN phải dành để chi cho nhiều mục đích khác nhau thì để giảm bớt tình trạng thiếu vốn là huy động sức đóng góp của nhân dân nhưng trong thời gian qua việc thu hút từ vốn từ khu vực dân cư lại chiếm một tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn quy hoạch thấp nhất điều này cho thấy khả năng vận động nguồn vốn từ dân cư trong thời gian qua cho đầu tư phát triển GTNT còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)