PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
1.3.1 Tính cần thiết của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn Xuất phát từ những nghiên cứu của các nhà kinh tế học đối với các nước thuộc thế giới thứ ba-các nước đang phát triển đều cho rằng: Các nước này đều tập trung đầu tư vào lĩnh vực họ cho là họ có tiềm năng có thể phát triển mạnh. Đối với những nước có nền nông nghiệp lâu đời thì tập trung sức mạnh phát triển nông nghiệp để từ đó tạo tiền phát triển công nghiệp, trong đó không thể thiếu giao thông nông thôn.
Trong cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế” của W.Rostow ông cho rằng giao thông nông thôn là điều kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh ở khu vực nông thôn. Đó là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, là yếu tố tác động đến mọi ngành sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng nông thôn và trên cả đất nước.
Nước ta là nước có nền nông nghiệp lúa nước với 80% dân số sống ở nông thôn. Trong các kỳ Đại hội cũng như các hội nghị về phát triển nông thôn Việt Nam đều cho rằng phát triển giao thông nông thôn là vô cùng cần thiết. Ngay sau ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Giao thông là mạch máu của tổ chức kinh tế, giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc đình trệ”.
Trong điều kiện của nông thôn nước ta hiện nay cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn còn rất yếu kém, lạc hậu, đường ở nông thôn chủ yếu là đường đất và đường cấp phối với chất lượng kém. Nhất là ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều xã không có đường ô tô tới trung tâm xã, thậm chí không có đường đi để người dân tiếp cận với các dịch vụ công cộng của nhà nước. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển giao thông nông thôn có tác động với chất lượng kém. Nhất là ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều xã không có đường ô tô tới trung tâm xã, thậm chí không có đường đi để người dân tiếp cận với các dịch vụ công cộng của Nhà nước. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển giao thông nông thôn có tác động như thế nào tới bộ mặt nông thôn đã được đề cập trong phần “ Vai trò của giao thông nông thôn trong quá trình CNH-HĐH”. Do đó phát triển nông thôn luôn tiến hành đồng thời với đầu tư phát triển giao thông nông thôn.
1.3.2 Mối quan hệ đầu tư giao thông nông thôn với phát triển. 1.3.2.1 Vai trò giao thông nông thôn trong quá trình CNH-HĐH.
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn dùa trên một hệ thống kết cấu hạ tầng nhất định trong đó có mạng lưới giao thông nông thôn. Do đó sự phát triển của giao thông nông thôn có vai trò to lớn nhất là trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Phát triển giao thông nông thôn là cơ sở tiến tới một nền kinh tế hàng hóa phát triển. Đối với bất cứ một xã hội nông thôn nào kết cấu hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Với trình độ phát triển thấp chủ yếu là tự cung, tự cấp kéo theo cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn yếu kém. Trong điều kiện ngày nay
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, để đảm bảo có được hiệu quả kinh tế, xã hội cho khu vực nông thôn không thể phát triển dùa trên hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và giao thông nông thôn nói riêng lạc hậu, yếu kém. Một nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường thì giao thông nông thôn cần được đầu tư phát triển, đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu vận tải của nền kinh tế mở cửa, hội nhập, là cơ sở để thu hút các dự án phát triển kinh tế, xã hội nông thôn trong tương lai.
1.3.2.2 Phát triển giao thông nông thôn thúc đẩy quá trình CNH
Giao thông nông thôn phát triển tạo điều kiện xây dựng các vùng chuyên canh lớn, đưa nhanh công nghiệp về nông thôn đặc biệt là là công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản phát triển mạnh. Mặt khác giao thông nông thôn đưa máy móc, thiết bị vật tư kỹ thuật về nông thôn để thực hiện quá trình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, giảm nhẹ lao động chân tay, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nông nghiệp nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển biến nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất lớn dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng tương đối lớn ngay trên địa bàn. Nhưng trên thực tế hệ thống giao thông nông thôn đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa còn quá yếu kém không đủ sức thu hót vốn đầu tư phát triển cho khu vực này. Theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới cho rằng: Những trở ngại trong giao thông vận tải nông thôn thì trở ngại chính đối với sự phát triển khả năng chuyên môn hóa sản xuất tại từng khu vực có tiềm năng phát triển nhưng không thể tiêu thụ được sản phẩm hay không được cung cấp lương thực một cách ổn định, nhất là ở vùng núi. Chính vì vậy chỉ có giao thông phát triển thì khu vực nông thôn mới có cơ hội khai thác tiềm năng kinh tế biển rừng, tạo sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thúc đẩy các ngành khác phát triển. Chỉ có với một hệ thống đường quốc lộ liên hoàn với các đường tỉnh, đường giao thông nông thôn được cải tạo mới có thể giảm bớt chi phí vận tải nói riêng và giá thành sản phẩm của các mặt hàng nông sản và sản phẩm chế biến nói riêng so với thành thị.
Phát triển giao thông nông thôn có tác dụng thu hút nguồn lao động dư thừa trong nông thôn để tham gia vào các công trình xây dựng giao thông nông thôn, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Đặc biệt một hệ thống giao thông tốt là cơ sở để phát
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
triển các vùng kinh tế mới, phân bố lại dân cư hợp lý, đưa dân cư tới những nơi xa xôi có tiềm năng phát triển kinh tế giảm bớt áp lực cho các đô thị.
Đặc biệt đối với các vùng sâu, vùng xa thì đầu tư giao thông vận tải là bước đi đầu tiên để rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, là tiền đề trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo đưa người nghèo tiếp cận dần với cuộc sống hiện đại hơn.
Chính vì vậy các chương trình xóa đói giảm nghèo dành khá nhiều vốn để phát triển giao thông nông thôn.
Giao thông nông thôn không chỉ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho các sản phẩm của khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa giữa thành thị với nông thôn. Xét về mặt văn hóa, xã hội thì phát triển giao thông nông thôn đồng nghĩa với việc người dân nông thôn sẽ được tiếp cận với nền văn hóa văn minh của một nền kinh tế phát triển. Đối với các vùng sâu, vùng xa điều này sẽ giúp hạn chế nhiều thủ tục lạc hậu đã tồn tại lâu đời cản trở nhận thức, tư duy của người dân đồng thời giúp họ có hướng tư duy mới trong lối sống, trong sản xuất. Mặt khác hệ thống đường xá thuận lợi người dân có khả năng tiếp cận với y tế, giáo dục các công trình công cộng...nhiều hơn nhằm nâng cao phúc lợi của người dân nông thôn. Nhất là đối với chị em phụ nữ ở nông thôn có điều kiện tiếp cận với xã hội bên ngoài, với văn hóa mới giúp họ nâng cao khả năng của mình, hạn chế tình trạng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn. Như vậy giao thông nông thôn là điều kiện để nông thôn phát triển toàn diện, văn minh, là cách thức xóa bỏ chênh lệch trong quá trình phát triển giữa nông thôn và thành thị, nó phản ánh trình độ phát triển chung của nông nghiệp nông thôn. Do vậy phát triển giao thông nông thôn là một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
1.3.3 Đặc điểm của đầu tư phát triển GTNT
Đầu tư trong nông nghiệp, kinh tế nói chung và trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng thông thường đều trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh hưởng của các đặc điểm sản xuất nông nghiệp nên mang một số đặc điểm sau:
1.3.3.1 Thời gian thu hồi vốn dài
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn thường có thời gian thu hồi vốn dài hơn trong các ngành khác. Những nguyên nhân chủ yếu của thời gian thu hồi vốn dài bao gồm:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Số tiền chi phí cho một công trình GTNT thường khá lớn và phải nằm ứ đọng không vận động trong quá trình đầu tư. Vì vậy, khu vực tư nhân không tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn mà chủ yếu là chính phủ.
+ Thời gian kể từ khi tiến hành đầu tư một công trình giao thông cho đến khi công trình đưa vào sử dụng thường kéo dài nhiều tháng thậm chí tới vài năm.
+ Tính rủi ro và kém ổn định của đầu tư cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên.
1.3.3.2 Quản lý phức tạp
Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhất là trong cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, thường tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, trải dài theo vùng địa lý và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa lý của vùng. Điều này làm tăng thêm tính phức tạp của việc quản lý, điều hành các công việc của thời kỳ đầu tư xây dựng công trình cũng như thời kỳ khai thác các công trình giao thông nông thôn.
1.3.3.3 Sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến
Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ ở ngay nơi mà nó được tạo dựng, phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất và đời sống dân cư. Do đó, khi xây dựng các công trình giao thông nông thôn phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ lâu dài cho nhân dân
1.3.3.4 Tính hiệu quả
Tính hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đầu tư tới hạn, là đầu tư đưa công trình xây dựng nhanh tới chỗ hoàn bị. Nếu chậm đạt tới chỗ hoàn bị, các công trình sẽ chậm đưa vào vận hành.
Tại nước ta trong thời gian qua, ngân sách Nhà nước đã dành một số vốn đáng kể đầu tư cơ bản cho nông nghiệp (thủy lợi, khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới, cơ sở hạ tầng...), nếu tính theo giá năm 1990, vốn đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp và phát triển nông thôn bình quân mỗi năm giai đoạn 1976-1985 là 732 tỷ, giai đoạn 1976-1980 là 704 tỷ, giai đoạn 1981-1985 là 7323 tỷ, giai đoạn 1986-1990 là 673 tỷ, trong đó đầu tư dành cho phát triển giao thông nông thôn là 103 tỷ đồng trong giai đoạn 1986-1990.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu sự đóng góp của giao thông nông thôn nói riêng và cho nông nghiệp nông thôn nói chung thì mức đầu tư là quá thấp. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn lạc hậu, nhất là các tỉnh trung du và miền núi. Do vậy, đây là những vấn đề bức xúc đòi hỏi Chính Phủ và các cấp chính quyền địa phương cần phải xem xét đầu tư và giải quyết một cách thỏa đáng
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển GTNT 1.3.4.1 Điều kiện tự nhiên, môi trường.
Điều kiện tự nhiên, môi trường có tác động thường xuyên và liên tục tới các dự án giao thông vận tải. Trước hết nó quyết định cơ cấu phát triển giao thông ở các khu vực khác nhau với qui mô các công trình thích ứng với điều kiện, đặc điểm của từng vùng. Từ đó ảnh hưởng tới vốn đầu tư và tính khả thi của dự án.
Điều kiện tự nhiên môi trường ảnh hưởng tới quá trình thi công, vận hành, bảo dưỡng và tuổi thọ của các công trình giao thông. Những vùng có điều kiện tự nhiên, môi trường thuận lợi tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình và ngược lại điều kiện tự nhiên, môi trường xấu làm cho hiệu quả của các công trình thấp.
1.3.4.2 Văn hóa, xã hội
Đặc điểm văn hóa, xã hội, trình độ hiểu biết của dân cư mỗi vùng sẽ ảnh hưởng tới tính khả thi của các công trình xây dựng trên địa bàn. Vì người dân sở tại chính là những người sẽ cùng xây dựng, sử dụng và giữ gìn những thành quả của các dự án đầu tư phát triển giao thông tại vùng. Nếu trình độ văn hóa, xã hội cao thì sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cả sức người, sức của của nhân dân trong vùng trong suốt quá trình thi công tới khi đưa vào sử dụng tạo điều kiện cho quá trình thi công thuận lợi, nhanh chóng. Và ngược lại trình độ văn hóa, xã hội thấp là cản trở việc thực hiện các dự án phát triển giao thông vùng.
1.3.4.3 Kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật
Kinh tế, dịch vụ phát triển taọ điều kiện thu hút vốn đầu tư, cung cấp nguồn tài chính do đó quyết định tới qui mô, chất lượng của các công trình. Sự phát triển của kinh tế, dịch vụ còn là cơ sở để hình thành mạng lưới của ngành giao thông.
Thế giới đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, khoa học công nghệ đang đi sâu vào mọi ngành, nghề trong nền kinh tế. Đối với những
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
khu vực xa xôi hẻo lánh địa hình hiểm trở càng đòi hỏi có kỹ thuật, công nghệ hiện đại để xây dựng các công trình giao thông đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài cho nhân dân. Chính vì vậy khoa học công nghệ ảnh hưởng tới vốn đầu tư, quy mô, chi phí, chất lượng của các công trình.