Thu hút nguồn vốn từ khu vực dân cư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 93)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ từ nay đến năm 2020

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hạ tầng giao thông nông thôn

3.2.1 Giải pháp huy động tối đa các nguồn vốn

3.2.1.2 Thu hút nguồn vốn từ khu vực dân cư

Theo chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước phong trào GTNT: “Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước”.

Nhưng trong Giai đoạn 2008 - 2012 thì huy động nguồn vốn từ khu vực dân cư cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT chiếm từ 6,1% đến 23,4% so với tổng vốn đầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tư. Do vậy để đảm bảo cho việc đầu tư phát triển GTNT huyện đến năm 2020 thì cần phải tăng cường hơn nữa nguồn vốn này:

Cần có cơ chế chính sách khuyến khích được người dân tham gia đóng góp tối đa nguồn lực, cho họ thấy được mặt tích cực, lợi ích từ việc phát triển hạ tầng GTNT, góp phần mở rộng mạng lưới giao thông, phát triển các hoạt động buôn bán, kinh doanh, mở rộng giao thương với các vùng, địa phương lân cận, góp phần phát triển kinh tế.

Để thu hút được nguồn vốn đóng góp từ nhân dân thì cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn tại địa phương mình. Ngoài ra để huy động được tối đa nguồn lực này và sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi các cán bộ quản lý vốn và sử dụng vốn một cách công khai, minh bạch.

Vận động nhân dân các địa phương đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống đường bộ liên huyện, xã xóm, bản theo phương thức " Nhà nước và nhân dân cùng làm". Thời gian qua, ở nhiều xã trong huyện đã áp dụng có hiệu quả cách làm này để phát triển GTNT, nhờ đó bộ mặt nhiều xã đã được thay đổi.

Nhân dân luôn mong muốn có những hệ thống giao thông tốt để thông thương buôn bán được dễ dàng, do vậy họ cũng mong muốn được đóng góp sức mình vào những con đường, những công trình giao thông đó. Huyện cần giúp người dân nhân ra trách nhiệm cũng như quyền lợi mà họ sẽ có được khi tham gia sử dụng chính các công trình giao thông nông thôn đó. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với địa phương có cơ chế chính sách khuyến khích người dân tham gia một cách vui vẻ và nhiệt tình hưởng ứng một cách tích cực. Ngoài ra cần tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, các ban ngành và nhà tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khâu lập và thực hiện kế hoạch, đặc biệt là đẩy mạnh dân chủ và minh bạch, công khai trong việc sử dụng vốn huy động từ nhân dân. Những năm gần đây, mức đóng góp của dân để phát triển Giao thông nông thôn ngày càng tăng, hình thức đóng góp bằng vật liệu, lao động công ích, ngày công lao động, bằng tiền mặt….

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Mỗi địa phương phát động phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm"

nhằm thu hút người dân trong công tác xã hội hoá GTNT, vận động người dân tham gia đóng góp lao động công ích và đóng góp tự nguyện ngày công, sức lao động cũng như tiền bạc, nguyên vật liệu.

3.2.1.3 Các nguồn vốn khác

Ngoài ra còn có thể huy động thêm các nguồn vốn khác, các nhà đầu tư khác đầu tư vào giao thông trong vùng. Để huy động vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động trong doanh nghiệp góp phần vào công cuộc phát triển hạ tầng giao thông thì địa phương cần có chính sách nhất quán hấp dẫn lâu dài để khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp. Địa phương cần tiến hành lập dự án một cách chi tiết để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình hiện tại của địa phương cũng như cho thấy nguồn đầu tư của họ là có lợi hay không, có nên đầu tư hay không.

Các thủ tục hành chính cần đơn giản gọn nhẹ tạo điều kiện để thực hiện dự án một các nhanh chóng.

Địa phương cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng tại địa phương được tham gia thực hiện các dự án xây dựng, nâng cấp Giao thông nông thôn. Địa phương phải tận dụng sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.

Đóng góp vào phát triển Giao thông nông thôn địa phương vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các địa phương cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích, động viên kịp thời với các tổ chức có đóng góp vật chất, ý tưởng xây dựng công trình giao thông nông thôn, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ các doanh nghiệp này.

Vùng cần cổ phần hoá các công ty thuộc ngành giao thông vận tải, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới nhiều hình thức khác nhau như mua cổ phần, mỗi nhà đầu tư nước ngoài được mua ở một mức nhất định. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực giao thông là một hình thức để các doanh nghiệp này học tập được kỹ năng quản lý, các công nghệ tiên tiến trong việc xây dựng hạ tầng giao thông của nước ngoài. Vùng khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng liên doanh, liên kết trong và

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hoá.

Một thực tế hiện nay cho thấy, Nhà nước chưa có các chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào giao thông nông thôn nên hiện nay nguồn vốn từ các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư, vì đầu tư vào hạ tầng giao thông các nhà đầu tư thực sự chưa thấy được những lợi ích có thể mang lại.

3.2.1.4 Nguồn tài trợ từ nước ngoài

Cần huy động các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài, các nhà tài trợ quốc tế. Nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển các công trình GTNT tập trung chủ yếu từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC, Liên minh châu Âu EU, các tổ chức Liên hiệp quốc. Các tổ chức ngân hàng này đầu tư thông qua các chương trình dự án và được quản lý trực tiếp bởi Bộ GTVT.

Các tổ chức nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và huyện Đức Thọ nói riêng, họ có yêu cầu cao về mặt kế hoạch công việc của các địa phương, do vậy cần lập cho địa phương mình những kế hoạch, quy hoạch cụ thể về các chương trình dự án đang triển khai và sẽ triển khai trong tương lai nếu có sự đóng góp vốn. Bên cạnh đó các địa phương các thể huy động vốn từ các Việt Kiều, họ cũng mong góp sức mình vào xây dựng quê hương, xây dựng đất nước.

Hiện tại nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Đức Thọ chủ yếu là vốn ODA, nhưng công tác giải ngân đang còn kém, công tác sử dụng vốn chưa tốt.

Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn ODA thì cần có cơ chế chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA một các rõ ràng, tránh tình trạng nợ đọng vốn và thiếu trách nhiệm trong quản lý vốn vay.

Nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn ODA thì chủ yếu dựa vào hiệp định song phương, Nhà nước, Tỉnh, cũng như huyện cần tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới, hợp tác kinh tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền. Vùng cần mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ, Nhật, Nga, WB…. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với các đối tác này sẽ giúp Vùng mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng tài trợ quốc tế. Trong quá trình quan hệ với các đối tác,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

vùng Bắc Trung Bộ cần phải cố gắng loại bỏ các ràng buộc về chính trị ra khỏi quan hệ hỗ trợ phát triển. Cần phải đề cao vai trò làm chủ trong quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA.

Nhằm thu hút ODA một cách có hiệu quả, Nhà nước cần đảm bảo sự ổn định về kinh tế, chính trị, mặt khác huy động vốn ODA cũng cần chú ý đến những điều kiện đi kèm, các chi phí khác có liên quan tránh tình trạng khi sử dụng vốn này chi phí liên quan phát sinh sau có thể lớn hơn cả mức vốn đầu tư ban đầu.

Nhằm thu hút ODA được nhiều hơn thì Nhà nước cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết như tiến hành công khai thu chi ngân sách, thực hiện cổ phẩn hóa các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…, tập trung phát triển nhanh nông thôn, xóa đói giảm nghèo các vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, hải đảo, cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính…. Vùng cũng cần chuẩn bị tốt vốn đối ứng đầy đủ trong các dự án sử dụng vốn ODA. Có như vậy dự án mới được triển khai một cách thuận lợi và làm theo đúng cam kết với các nhà tài trợ.

Huyện cần tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị với các nhà tư vấn nhà tài trợ để giải quyết những mặt ưu và nhược trong việc thực hiện dự án, kết hợp với các nhà tài trợ để tìm ra các giải pháp nhằm hài hoà và đơn giản hoá các thủ tục tiếp nhận sử dụng ODA có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)