PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội huyện Đức Thọ
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội
2.1.2.2 Tình hình xã hội
* Giáo dục - Đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Đức Thọ thời gian qua phát triển khá toàn diện và ổn định. Hệ thống mạng lưới trường lớp được sắp xếp khá hợp lý, quy mô trường lớp ngày càng ổn định. Chất lượng giáo dục luôn được coi trọng và chuyển biến tích cực, các điều kiện phục vụ cho giảng dạy được quan tâm, từng bước đầu tư theo hướng chuẩn quốc gia.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Giáo dục mầm non và phổ thông
Đến nay toàn huyện có 78 trường học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp, 28 trung tâm học tập công đồng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em và nhân dân địa bàn huyện.
Hệ thống cơ sở giáo dục của huyện đến năm học 2011-2012 có 28 trường, 30 trường tiểu học, 16 trường THCS, 4 trường THPT. Hệ thống trường lớp của Đức Thọ đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Hằng năm tỉ lệ huy động trẻ em 3-5 tuổi đi học mẫu giáo tăng dần, năm 2010-2011 đạt 95%, trẻ dưới 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; 99,7% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình đúng độ tuổi (11 tuổi);
100% học sinh THCS tốt nghiệp và học sinh THPT tốt nghiệp đạt trên 90%.
Học sinh giỏi, giáo viên giỏi, học sinh thi đầu vào các trường đại học năm sau cao hơn năm trước. Bình quân hàng năm có 400-500 em đậu vào các trường đại học.
Duy trì vững chắc tỷ lệ phổ cập tiểu học và trung học cơ sở trong nhiều năm, riêng trung học phổ thông đạt 40% năm 2012.
Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn năm 2012 là 99,2%. Năm 2012 có 71,7% số trường chuẩn quốc gia trong đó tỷ lệ của các cấp mầm non là 57% tiểu học là 100% trung học cơ sở là 69% và trung học phổ thông là 50%.
Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia khá cao. Cả 28/28 xã, thị trấn đều có trường đạt chuẩn. Đến nay đã có 58/78 trường học đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 74,3%).
Giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề: Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung đào tạo được đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Công tác hướng nghiệp dạy nghề ở các trường phổ thông được chú trọng, công tác đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề ngày càng được đầu tư và nâng cao chất lượng.
Mặc dù vậy, ngành giáo dục đào tạo vẫn còn một số tồn tại, chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế: các cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho giáo dục còn nhiều bất cập; một số trường tiểu học còn thiếu nhiều phòng học bộ môn, thư viện; đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu và chất lượng; công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm, thiếu sân chơi và bãi tập; trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu; mức lương của đội ngũ giáo viên mầm non còn thấp....
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
* Y tế
Trong giai đoạn vừa qua, nhìn chung công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều thành tựu tích cực.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, y tế dự phòng tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp; đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng.
Theo số liệu thống kê của phòng y tế huyện đức thọ đến 12/2012, toàn huyện có một bệnh viện và 28 trạm y tế xã. Toàn huyện có 65 bác sỹ sau đại học, 98 y sỹ, 5 dược sỹ cao cấp, 2 dược sỹ trung cấp, 15/28 trạm y tế có bác sỹ, 28/28 trạm có nữ hộ sinh hoặc y sản khoa; 27/28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Bảng 2: Số cơ sở y tế, cán bộ y tế xã và số giường bệnh huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012
Số bệnh viện Bệnh viện 1 1 1 1 1
Số trạm y tế xã, thị trấn Trạm 28 28 28 28 28
Số trạm y tế có bác sỹ Trạm 13 15 19 21 25
Tổng số bác sỹ sau đại học trên địa bàn huyện
Bác sỹ 50 54 57 59 65
Tổng số giường bệnh Giường bệnh 340 360 390 400 410
Nguồn: Phòng Y tế huyện Đức Thọ Qua bảng số liệu trên ta thấy số bệnh viện và số trạm y tế xã trên địa bàn huyện trong thời gian qua không thay đổi. Tuy nhiên số trạm y tế có bác sĩ, số bác sĩ sau đại học và số giường bệnh trên địa bàn huyện tăng lên qua các năm điều đó chứng tỏ sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm hơn.
* Dân số-Lao động - Dân số
Năm 2012 tổng số dân của huyện là 104.463 người. Mật độ dân số trung bình là 516 người/km2. Đức Thọ là huyện có mật độ dân số lớn thứ 3 của tỉnh Hà Tĩnh. Dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cư chủ yếu sống ở khu vực nông thôn. Dân số đô thị năm 2012 là 6.695 người, chiếm 6,41% mật độ dân số đô thị là 1.969 người/km2, khu vực nông thôn có 97.768 người chiếm 93,59% với mật độ là 491,2 người/km2.
Nhìn chung dân số của huyện trong những năm qua có chiều hướng giảm dần (năm 2001 tổng số dân của huyện là 119.328 người, năm 2005 có 117.273 người, năm 2010 có 104.563 người và đến năm 2012 là 104.463 người). Tỷ lệ gia tăng dân số ở mức thấp song không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa khu vực tập trung dân cư, các trung tâm cụm xã và các làng. Nơi có tỷ lệ sinh cao thường là vùng nông thôn, vùng sâu.
Dự báo đến năm 2015 dân số trung bình toàn huyện khoảng 103,7 nghìn người và duy trì ổn định ở mức 103 nghìn người trong cả thời kỳ đến năm 2020.
Bảng 3: Dân số, diện tích, mật độ dân số huyện Đức Thọ năm 2012 STT Đơn vị hành
chính
Dân số (người)
Diện tích (ha)
Mật độ dân số (người/km2)
Toàn huyện 104.463 20.243,34 516
1 Thành thị 6.695 340 1969
2 Nông thôn 97.768 19.903 491,2
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đức Thọ) Theo thống kê năm 2012 cho thấy một số chỉ tiêu về dân cư và dân số của huyện Đức Thọ (Bảng 1). Số lượng cơ cấu dân số có ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu sản xuất tiêu dùng và tích lũy của xã hội. Trước hết quy mô và cơ cấu dân số ảnh hưởng trực tiếp đến dân số trong độ tưổi lao động và dân số hoat động kinh tế. Ngoài ra gia tăng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là bình quân thu nhập đầu người, công tác chăm lo gia đình và một số dich vụ khác.
- Lao động
Lao động là yếu quan trọng trong sản xuất, mọi mô hình tăng trưởng kinh tế yếu tố lao động luôn được đề cập đến. Quyết định đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước, một vùng hay một huyện phụ thuộc phần lớn vào tốc độ gia tăng của yếu tố lao động. Khi nghiên cứu về lao động, người ta phải xét đến cả số lượng và chất lượng. Số lượng lao động mà ta đề cập đến thường là chỉ tiêu số người có khả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
năng lao động trong độ tuổi lao động, cho nên bảng sau đây sẽ cho chúng ta biết về nguồn lao động của huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012
Bảng 4: Thực trạng lao động của huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012
1.Dân số trung bình Người 111.520 102.582 103.993 104.017 104.463 2.Số người trong độ
tuổi lao động
Người 59.500 59.300 58.830 55.700 55.600
Tỷ lệ so với dân số % 53,4 57,8 56,6 53,5 53,2
3.Lao động trong các ngành kinh tế
Người 54.340 53.210 52.917 52.320 51.590
Tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi
% 91,3 89,7 89,9 93,4 92,8
Nguồn: Phòng Lao động, thương binh, xã hội Qua bảng trên cho ta thấy tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tương đối thấp, nhưng đang có diễn biến hợp lý. Năm 2008 có 59.500 người chiếm đến 53,4% tổng dân số toàn huyện, và đến năm 2012 có 55.600 người chiếm 53,2% dân số toàn huyện và tỷ lệ này cao nhất năm 2009 với 59.300 người chiếm 57,8% dân số toàn huyện.
Tuy nhiên, tổng số người trong độ tuổi lao động sẽ có một phần nhỏ số người lao động không tham gia trong các ngành kinh tế mà có thể đang đi học, nội trợ hoặc không có khả năng lao động. Cụ thể như năm 2008 tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế là 91,3%, năm 2009 là 89,7% và năm 2012 là 92,8%. Lực lượng lao động của huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ, tương đối trẻ, đa số có trình độ từ trung học cơ sở trở lên. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
-Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện đang có xu hướng chuyển dần lao động nông nghiệp sang khu vực dịch vụ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
89,6 5,6 4,8
88,7 5,9 5,4
88 6,4 5,6
86,3 6,6 7,1
86 6,8 7,2
75 80 85 90 95 100
Phần trăm
2008 2009 2010 2011 2012
Năm
Dịch vụ
Công nghiệp-Xây dựng Nông-Lâm-Thủy sản
Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động của huyện Đức Thọ giai đoạn 2008-2012
Nguồn: Phòng Lao động, thương binh, xã hội Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm-thủy sản đang có xu hướng giảm dần. Từ 89,6% năm 2008 giảm xuống còn 86% năm 2012. Ngược lại tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng lên. Trong khu vực công nghiệp tỷ lệ lao động tăng lên từ 5,6% năm 2008 lên 6,8% năm 2012. Trong lĩnh vực dịch vụ tỷ lệ lao động tăng lên từ 4,8% năm 2008 lên 7,2% năm 2012.