PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ từ nay đến năm 2020
3.1 Chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn huyện Đức Thọ đến năm 2020
3.1.1 Quan điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT đến năm 2020.
Xuất phát từ quan điểm phát triển giao thông nông thôn cả nước coi giao thông nông thôn là bước đệm vững chắc, là động lực phát triển kinh tế-xã hội nông thôn trong thời gian tới. Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phải được gắn kết với các trục quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến sông chính tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với qui hoạch xây dựng nông thôn mới. Phải kết hợp giao thông và thuỷ lợi, giao thông đường bộ với giao thông đường thuỷ; kết hợp giữa kinh tế với an ninh, quốc phòng. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, an ninh, quốc phòng, việc đi lại của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện lưu thông, trao đổi hàng hoá, tăng cường khả năng tiếp cận với cuộc sống mới .
Xây dựng phát triển giao thông nông thôn vùng phải gắn với qui hoạch phát triển vùng, qui hoạch phát triển giao thông vận tải và qui hoạch của các ngành khác.
Hệ thống giao thông nông thôn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, văn hoá vùng tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn toàn vùng.
Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “ Nhân dân làm làm chính, có sự hướng dẫn hỗ trợ của Nhà nước”. Vốn cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn rất lớn, ngân sách Trung ương và địa phương có hạn, sự đóng góp của nhân dân cũng hạn chế nên cần phải:
Đầu tư phát triển giao thông nông thôn theo từng giai đoạn, các dự án đầu tư phải được xếp thứ tự ưu tiên, phù hợp với tình hình phát triển chung của vùng và của đất nước, tránh tư tưởng nóng vội vì phát triển giao thông nông thôn là công việc diễn ra thường xuyên và lâu dài cần có sự phối hợp của nhiều tầng lớp, ban ngành trong vùng.
Ngoài ngân sách Trung ương và địa phương cần huy động tiềm năng to lớn trong dân bao gồm cả sức người, sức của, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà tài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trợ quốc tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thu phí hoàn vốn (BOT) nếu được nhân dân địa phương chấp nhận.
3.1.2 Mục tiêu của quy hoạch phát triển GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020.
Giao thông nông thôn phát triển sẽ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi với đồng bằng về kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng do nông thôn làm ra đến nhiều nơi tiêu thụ.
* Mục tiêu phát triển GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020:
- Các tuyến đường huyện: Đối với các tuyến đường huyện đặc biệt là các tuyến quan trọng sẽ được nâng cấp rải nhựa hoặc bê tông xi măng, phấn đấu đến năm 2020 đa số các tuyến đường huyện đều đạt tiêu chuẩn cấp V, và một số tuyến đường quan trọng nâng lên cấp VI.
- Các tuyến đường xã, thôn xóm:
+ Các tuyến đường xã: Nâng cấp một số tuyến đường xã thành đường huyện đạt tiêu chuẩn GTNT. Phấn đấu hơn 100% mặt đường xã đều được láng nhựa hoặc bê tông.
+ Các tuyến thôn xóm: Phấn đấu đến năm 2020 hơn 90% các tuyến thôn xóm đều có mặt đường bê tông hoặc đường nhựa. Xóa bỏ tình trạng đường đất, đường cấp phối.
- Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường GTNT, xóa bỏ hết tình trạng cầu tạm trên địa bàn huyện.
3.1.3 Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT trên địa bàn huyện Đức Thọ đến năm 2020.
* Các tuyến đường huyện:
Nếu các tuyến quốc lộ, đường tỉnh có vai trò chính trong giao lưu kinh tế-xã hội giữa các huyện, giữa huyện với với tỉnh thì các tuyến giao thông đường huyện, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện.
Đường huyện có nhiệm vụ chính trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi và đến các xã. Tuy vậy, trong mạng lưới đường huyện hiên nay phần lớn còn là đường cấp thấp, chất lượng mặt đường còn xấu nên ảnh hưởng rất lớn đến phục vụ vận tải và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Mạng lưới đường huyện hiện tại xây dựng tương đối hợp lí, giai đoạn tới nghiên cứu bố sung xây dựng mới một số tuyến để mạng lưới đường trục được hoàn chỉnh, phục vụ phát triển kinh tế, du lịch và đáp ứng sự đi lại của nhân dân.
Trong giai đoạn 2011-2020 cần tiến hành nâng cấp toàn bộ các tuyến đảm bảo tiêu chuẩn 1÷2 làn xe, tập trung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số tuyến quan trọng ảnh hưởng lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, thiết thực phục vụ các khu công nghiệp và các vùng kinh tế nông nghiệp có trọng điểm, các hoạt đông phục vụ du lịch.
Dự kiến quy mô và cấp hạng kĩ thuật của mạng lưới đường hiện tại và các tuyến dự kiến xây dựng mới như sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 18: Quy hoạch mạng lưới đường GTNT huyện Đức Thọ đến năm 2020
TT Tên đường Chiều dài(km) Hiện trạng đường Cấp đường
quy hoạch 2020
Kinh phí (tỷ đồng)
1 Đường Thanh-Thịnh-Bình 6,5 Nhựa Cấp IV-ĐB 85,085
2 Đường Yên Hồ-Thịnh-Đức Thủy(QL 8A) 8,5 BT Cấp VI-ĐB 38,93
3 Đường Yên Hồ-Đức Vĩnh (TL 19 củ) 6,5 Nhựa Cấp V 62,66
4 Đường QL 15A Lâm-Thủy- Đúc Nhân 6 Đất Cấp V-ĐB 57,84
5 Đường Trung La-Xá 7 BT Cấp V-ĐB 67,48
6 Đường Đúc Nhân-Bùi Xá-Đức Yên 7 CP+BT Cấp VI-ĐB 32,06
7 Đường Lễ-Thủy-Thái Yên-Đức Thịnh 8 BT Cấp V 77,12
8 Đường Liên Minh-Tùng Châu 11 BT Cấp III 223,96
9 Đường Đức Yên-Tùng Ảnh 5,4 Nhựa Cấp VI-ĐB 70,686
10 Đường Trường Sơn-Châu-Quang-Vĩnh 15 Đất Cấp V-ĐB 144,6
11 Đường Liên Minh-Tùng Châu-Yên Xuân 6,5 Đất Cấp IV-ĐB 85,085
12 Đường Chợ Giấy-Khe Lang 8 Nhựa Cấp V-ĐB 77,12
13 Đường Lâm-An-Tân Hương 18 Nhựa Cấp V-ĐB 264,6
14 Đường Đức Yên-BV Đức Thọ TL28 10 Đất Cấp V-ĐB 96,4
15 Đường Linh Cảm-Cầu treo chợ Bông 17 BT Cấp V-ĐB 163,88
16 Đường Đồng Minh-Chợ Đàng-Tân Hương 8 BT Cấp V-ĐB 77,12
17 Đường Liên Minh-Trường Sơn (QL 15 củ) 6 Nhựa Cấp IV-ĐB 78,54
18 Đường ven sông La 16,5 Đất Cấp V-ĐB 159,06
19 Đường Bùi Xá-Lâm-An 21 Đất Cấp VI-ĐB 96,18
20 Đường Trung Lễ-Đức Lâm-Lập-Đồng 11 Đất Cấp IV-ĐB 143,99
Nguồn: Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải huyện Đức Thọ giai đoạn 2011-2020
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các tuyến đường trục xã:
Nối liền với các tuyến đường huyện là các đường trục xã, các tuyến đường này cũng không kém phần quan trọng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện ngày môt đi lên. Thực tế trên địa bàn huyện hiện nay tình trạng xuống cấp của các tuyến đường trục xã sau một thời gian xây dựng và các tuyến đương vẫn đang trong tình trạng đường đất gây ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy việc nâng cấp hoặc xây mới các tuyến đường nay là cần thiết trong tương lai, cụ thể về nhu cầu đầu tư phát triển các tuyến đường trục xã trên địa bàn huyện Đức Thọ đến năm 2020 như sau:
+ Nâng cấp 80,8km lên đường cấp V-ĐB với tổng kinh phí dự kiến là 737,112 tỷ đồng.
+ Nâng cấp 4km lên đường cấp II-ĐB với tổng kinh phí dự kiến là 133,2 tỷ đồng.
+ Nâng cấp 3Km lên đường cấp III với tổng kinh phí là 47,34 tỷ đồng.
+ Nâng cấp 0,7km lên đường cấp IV-ĐB với tổng kinh phí là 9,163 tỷ đồng + Nâng cấp 86,6km lên đường cấp VI-ĐB cới tổng kinh phí dự kiến là 462,721 tỷ đồng.
* Các tuyến đường thôn xóm: Đầu tư nâng cấp 500km các tuyến đường thôn xóm với tổng kinh phí dự kiến là 250 tỷ đồng.