CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua Trong những năm gần đây, dù tình hình kinh tế rất khó khăn, ngành Nông nghiệp vẫn tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng, giúp nền kinh tế tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, trong nội bộ ngành Nông nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Tìm cho ra những lực đẩy để phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Việt Nam đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
Vấn đề đầu tư phát triển cho nông nghiệp được coi là nền tảng trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nghị quyết số 26/ NQ- TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã nêu rõ nhiệm vụ:“Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước… Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kể cả huy động vốn ODA và FDI”. Cụ thể hóa chỉ đạo của Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản như Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 61/2010/NĐ-CP nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hay Quyết định 315/QĐ-TTg (về bảo hiểm nông nghiệp), Quyết định 1956/QĐ-TTg (về đào tạo nghề nông thôn).
Nếu như năm 2000, tỷ trọng đầu tư vào ngành Nông nghiệp chiếm 13,85% tổng đầu tư của xã hội, thì tới năm 2005 chỉ còn 7,5%; năm 2008: 6,45%; năm 2009: 6,26%;
năm 2010: 6,2%. Đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho nông nghiệp cũng giảm, từ 21,5% năm 2006 xuống 21,3% năm 2010 trong tổng số. Đặc biệt, việc thống kê về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn rất khó bóc tách do có rất nhiều khoản chi cho công nghiệp, kết cấu hạ tầng quốc gia nằm trên địa bàn nông thôn.
Trong khi đó, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chịu độ rủi ro rất cao (tuy việc bảo hiểm nông nghiệp đã được đặt ra, nhưng mới chỉ ở giai đoạn thí điểm đối với một số loại cây và con) càng khiến các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài dè dặt khi đầu tư. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã giảm đáng kể, từ 8% năm 2001
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
xuống còn chỉ 1% năm 2010. Đầu tư của tư nhân trong nước chỉ chiếm từ 13-15%
tổng số đầu tư mới của mỗi năm.
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển nông nghiệp của Việt Nam
1.2.2.1. Thành tựu
Trong thời gian qua, dù tình hình kinh tế rất khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhưng ngành nông nghiệp vẫn thể hiện vai trò trụ cột, góp phần giúp nền kinh tế tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng hợp lý và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Năm 2011, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010. Thặng dư thương mại toàn ngành năm 2011 đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước; Ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Năm 2012, ngành nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước ước tăng 3,4%, trong đó:
nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp 6,4%, thủy sản 4,5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2,7%.
- Đặc biệt, năm 2012 chứng kiến sự thành công của xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản với 8 mặt hàng lọt vào “Câu lạc bộ 1 tỷ USD”, trong đó có 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là: gạo, cà phê và đồ gỗ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn Ngành đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước.
- Cùng với xuất khẩu, ngành nông nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả khích lệ trên các mặt trận sản xuất, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Sản lượng lúa cả năm đạt mức kỷ lục với 43,7 triệu tấn. Công tác thủy lợi cũng được quan tâm đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và tác động mạnh đến sản xuất. Nhiều phong trào, mô hình tốt như “Cánh đồng mẫu lớn”, “Cơ giới hóa trong nông nghiệp” cũng được các địa phương tích cực triển khai đạt hiệu quả cao.
- Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Do sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống nông dân ở đa số các vùng được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1996 đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng lên hơn 2,7 lần (năm 2006 thu nhập bình quân là 6,1 triệu/người theo giá hiện hành;
thu nhập bình quân 1 hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng, tăng 11,3 triệu đồng (tăng 75,8% so với năm 2002). Nhờ thu nhập của hộ nông dân tăng, nên vốn tích luỹ trong dân tăng khá; năm 2006 vốn tích luỹ bình quân 1 hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng (tăng 3,5 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với 2001). Nhờ thu nhập của người dân tăng nên điều kiện sinh hoạt của hộ nông thôn ngày càng được cải thiện, nhất là về nhà ở, mua sắm vật dụng lâu bền, phương tiện đi lại và các vật dụng đắt tiền.
1.2.2.2. Hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm vừa qua thì ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ.
- Công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đổi mới chậm, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hoá.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn còn yếu kém, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai thấp.
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; phát sinh một số vấn đề xã hội bức xúc…ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ