CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012
2.2. Tổng quan về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn
2.2.1. Phân theo nguồn vốn đầu tư
Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được sự đầu tư mạnh mẽ, nguồn vốn đầu tư qua các năm liên tục tăng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2: Vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nguồn vốn giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: Triệu đồng
DANH MỤC 2009 2010 2011 2012
TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN 7.243.000 9.200.000 11.000.000 12.908.880
Tỷ trọng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%
1.Vốn ngân sách Nhà nước: 2.414.200 2.953.599 3.487.116 4.646.200
Tỷ trọng 33,33% 32,12% 31,70% 35,99%
2.Vốn tín dụng 2.141.800 2.927.767 2.875.000 3.022.000
Tỷ trọng 29,57% 31,82% 26,14% 23,41%
a. Vốn vay ưu đãi 580.000 752.578 630.000 600.000
b. Vốn vay thương mại 1.561.800 2.175.189 2.245.000 2.422.000 3.Đầu tư của doanh nghiệp 601.000 895.584 1.380.000 1.222.000
Tỷ trọng 8,30% 9,73% 12,54% 9,46%
4.Vốn đầu tư của dân 752.000 800.000 1.209.000 1.400.000
Tỷ trọng 10,38% 8,69% 10,99% 10,85%
5.Vốn nước ngoài 1.334.000 1.623.050 2048.884 2618.680
Tỷ trọng 18,42% 17,64% 18,63% 20,29%
a. Vốn viện trợ nước ngoài 513.000 537.280 673.286 718.680 b. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 821.000 910.000 1.375.598 1.900.000
6. Vốn khác - - - -
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta có thể thấy tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các nguồn vốn cơ bản sau: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của dân và vốn nước ngoài. Các nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm từ năm 2009 là 7.243.000 triệu đồng và đến năm 2012 đã đạt 12.908.880 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư giai đoạn này là 40.351.880 triệu đồng với tốc độ tăng bình quân là 21,24%/năm, chứng tỏ tỉnh đã tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2009-2012, nguồn vốn của nhà nước là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư (chiếm 33,46%). Nguyên nhân vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
vì Thừa Thiên Huế vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và kiến thiết hệ thống cơ sở hạ tầng nên nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Từ số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế điều này chứng tỏ rằng Đảng và Nhà nước rất chú trọng tới việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nhắm khuyến khích và thu hút đầu tư, thu hút các nguồn vốn khác để phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Vốn tín dụng đầu tư có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 12,16%/năm trong giai đoạn 2009 – 2012, giữa năm 2009 và năm 2010 có sự gia tăng đột biến về vốn đầu tư với tốc độ tăng là 36,69% nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2009 Chính phủ sử dụng gói kích cầu để kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nên vì thế nguồn vốn tín dụng đầu tư cũng tăng lên. Các năm còn lại tốc độ tăng giữ mức ổn định, vốn tín dụng đầu tư chiếm tỷ trọng cao (chiếm 20,76%) vì để đầu tư thì vốn là điều cốt lõi nhưng không phải khi nào vốn cũng có sẳn nên một cách để có vốn là đi vay. Đầu tư của doanh nghiệp từ năm 2009 – 2011 có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân là 51.53%/năm nhưng đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng giảm xuống, vốn đầu tư năm 2011 đạt giá trị 1.380.000 triệu đồng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 1.222.000 triệu đồng nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tình hình kinh tế khó khăn. Vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng này càng tăng( từ 18,42% năm 2009 lên 20,29% năm 2012) và với tốc độ tăng nhanh qua từng năm (bình quân 25%/năm) chứng tỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo được sức hút không chỉ với nguồn vốn trong nước mà còn cả ngoài nước. Vốn nhàn rỗi của người dân là nguồn vốn tiềm năng đối với đầu tư phát triển để huy động tốt nguồn vốn này cần có những biện pháp, chính sách để thu hút đầu tư. Trong giai đoạn qua nguồn vốn đầu tư từ nhân dân tăng lên đáng kể từ 752.000 triệu đồng năm 2009 tăng lên 1.400.000 triệu đồng năm 2012 tăng gần gấp đôi. Chứng tỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo được một môi trường để thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế.
Như vậy, nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh là rất phong phú và đa dạng góp phần vào công cuộc phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp phát huy khai thác các thế mạnh của tỉnh. Chính quyền các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có những chính sách, chủ trương để tận dụng các nguồn vốn đầu tư này và sử dụng chúng có mục đích để phát huy hiệu quả các nguồn vốn này.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Biểu đồ 1: Vốn đầu tư trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nguồn vốn