Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bản đồ 1: Vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục đường giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vục miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông, có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới với Lào. Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông.

Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên - Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã, phường, thị trấn.

Với vị trị địa lý như trên, tỉnh Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi để trao đổi, phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế, giao lưu quan hệ thị trường trong nước và nước ngoài. Với vị trí thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là điều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

kiện tốt để tiếp thu học hỏi các tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời tiếp cận các thị trường tiêu thụ hàng hóa sản phẩm lớn và đây cũng là nơi thu hút nguồn lao động của tỉnh. Như vậy, Thừa Thiên Huế có những lợi thế rất lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế chung của toàn tỉnh.

2.1.1.2. Địa hình

Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp.

Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Núi chiếm khoảng ẳ diện tớch tự nhiờn, nằm ở biờn giới Việt – Lào và vựng tiếp giỏp với Đà Nẵng.

Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800 đến hơn 1.000 m. Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vựng trung du, trong cỏc thung lũng, chiếm khoảng ẳ diện tớch tự nhiờn, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải 20 - 250.

Với địa hình khá đa dạng Thùa thiên Huế có điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Song bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế vẫn gặp những khó khăn trong việc tưới tiêu, đối phó với lũ lụt hàng năm.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn và nguồn nước

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu tư tháng 8 đến tháng 11 với lượng mua trung bình từ 2.500 – 2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giông. Nhiệt độ trung bình hằng năm tại Huế là 24 °C. Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm. Độ ẩm trung bình là 84%. Số lượng bão khá nhiều.

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.

Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.

2.1.1.4. Đất đai

Thừa Thiên - Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha với khoảng 10 loại đất chính. Các loại đất có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất đỏ vàng, đất mùn vàng trên núi, đất cát, mặn… phân bố trên các vùng khác nhau.

Quỹ đất đang sử dụng vào phát triển cây nông nghiệp là 59.710ha, chiếm 11,8%

diện tích tự nhiên. Đất canh tác cây hàng năm là 44.879ha, chiếm 75,1% diện tích đất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp; đồng cỏ tái tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước dùng vào nông - ngư nghiệp. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay là 564 m2. Tuy diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 là 193.559 ha, trong đó: đất bằng là 21.668ha, đất đồi núi là 139.953ha (chiếm 75% tổng diện tích đất chưa sử dụng), tạo nhiều khả năng mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả như: cao su, cà phê, dứa… nhằm tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và trồng cây lâm nghiệp, mở rộng diện tích rừng. Diện tích mặt nước chưa sử dụng là 26.183ha có thể khai thác để phát triển nuôi trồng thuỷ sản các loại.

2.1.1.5. Tài nguyên rừng và khoáng sản Tài nguyên rừng:

Thời điểm năm 2002, toàn tỉnh có 234.954 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó:

177.550 ha rừng tự nhiên và 57.395 ha rừng trồng. Diện tích rừng chia theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất là 62.778 ha, rừng phòng hộ 119.558 ha và rừng đặc dụng 52.605 ha. Tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh khoảng 17,3 triệu m3. Hiện nay, đất trống, đồi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

trọc còn khoảng 125 nghìn ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh mở rộng diện tích rừng trong những năm tới.

Tài nguyên khoáng sản:

Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên - Huế rất phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản, trong đó có các loại chủ yếu như: đá vôi, đá granít, cao lanh, titan, than bùn, sét, nước khoáng… Tổng trữ lượng đá vôi khoảng trên 1.000 triệu tấn gồm các mỏ Long Thọ có trữ lượng khoảng 14 triệu tấn, Phong Xuân trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, Văn Xá trữ lượng khoảng 230 triệu tấn, Nam Đông khoảng 500 triệu tấn… Mỏ đá granit đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn. Cao lanh với tổng trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở A Lưới, Hương Trà. Các mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng khoảng trên 15 triệu tấn được phân bổ nhiều nơi trong tỉnh. Titan có tổng trữ lượng khoảng trên 2 triệu tấn phân bổ dọc theo dải cát ven biển thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Các mỏ nước khoáng ở vùng Phong Điền, Phú Vang… đang được dùng để sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh.

Như vây, là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hệ thống sông ngòi dày đặc, có khí hậu đặc trưng tạo nên khả năng phát triển nông nghiệp là rất lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)