Hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

2.4. Kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2.4.2. Hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

2.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012

Giữa tăng trưởng và đầu tư có mối quan hệ với nhau, để đánh giá hiệu quả đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi xin sử dụng hệ số ICOR (Hệ số gia tăng vốn đầu ra) để đánh giá hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012.

Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1.Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135

2.GDP nông nghiệp 2.655.300 2.962.900 4.001.600 4.430.400

3.∆GDP 211.200 307.596 1.038.728 428.786

4.ICOR 4.1 3.7 1.4 3.4

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên riêng năm 2012 có xu hướng chững lại, cùng với xu hướng tăng lên của vốn đầu tư cũng đã tác động tới GDP nông nghiệp làm cho GDP nông nghiệp cũng tăng theo từ 2.655.300 triệu đồng năm 2009 lên 4.430.400 triệu đồng năm 2012. Để xem xét việc sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có hiệu quả, có hợp lý hay không thì ta xét đến chỉ số ICOR. Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao. Trong giai đoạn 2009 – 2012, hệ số này có xu hướng giảm dần từ 4.1 năm 2009 xuống còn 3.4

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

năm 2012. Điều này chứng tỏ tỉnh Thừa Thiên Huế đang sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp. Xét từng năm thì ta có thể thấy năm 2011 hệ số này chỉ đạt 1.4 điều này chứng tỏ trong năm này tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, hệ số này giảm xuống cũng do phần tác động của việc đầu tư từ các năm trước.

Nhưng đến năm 2012 thì hệ số này lại tăng lên 3.4. Lý do làm tăng là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm hiệu quả đầu tư giảm sút bên cạnh đó tác động của lạm phát cũng là nguyên nhân làm cho hệ số này tăng lên.

Nhìn chung hệ số ICOR ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thấp hơn so với cả nước (khoảng 5 – 6). Để phát huy hơn hiệu quả của đầu tư phát triển ngành nông nghiệp thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một biện pháp quan trọng, số lượng vốn là quan trọng nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng quan trọng hơn.

2.4.2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm trên vốn đầu tư

Chỉ tiêu K1 là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, chỉ tiêu này càng lơn thì càng tốt, nó có ý nghĩa là 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị. Để xem xét tính hiệu quả của việc đầu tư phát triển nông nghiệp tôi xin dựa vào chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm trên vốn đầu tư.

Bảng 15: Chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm trên vốn đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1.Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135

2.GO nông nghiệp 3.007.075 3.417.076 4.747.674 4.868.055

3.∆GO 79.963 410.001 1330.598 120.381

4.K1 0.092 0.363 0.917 0.083

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn vào bảng 15 ta có thể thấy, chỉ tiêu K1 trong giai đoạn này có những biến động đáng kể. Năm 2009 đạt 0.092 nhưng đến năm 2010 đã đạt 0.363 và năm 2011 đạt 0.917. Chỉ tiêu ngày càng tăng lên chứng tỏ việc đầu tư vào nông nghiệp đã đem lại hiệu quả. có mức tăng nhanh nhất là năm 2011 cho thấy hiệu quả đầu tư của năm này đạt cao, có kết quả tương tự như ta đã xét ở hệ số ICOR. Năm 2012 chỉ tiêu K1 có xu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hướng giảm mạnh xuống còn 0.083. Trong năm này tuy được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả của nó lại giảm xuống bởi vì năm 2012 chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế, tình hình lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến đầu tư, làm cho lợi ích giảm xuống.

Nhìn chung việc đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 là khá hiệu quả, duy trì được mức tăng trưởng ổn định và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.4.2.3. Tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm so với vốn đầu tư

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP tăng thêm, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Để xem xét hiệu quả của việc đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tôi xin xét đến chỉ tiêu ∆GDP/It..

Bảng 16: Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm so với vốn đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1.Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135

2.GDP nông nghiệp 2.655.300 2.962.900 4.001.600 4.430.400

3.∆GDP 211.200 307.596 1038.728 428.786

4.K2 0.244 0.272 0.716 0.296

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào bảng trên ta có thể thấy chỉ tiêu này biến động khá thất thường nhưng nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009 – 2012. Trong những năm từ 2009 đến 2011 chỉ tiêu này tăng lên từ 0.244 năm 2009 lên 0.716 tức là một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra 0.244 đồng GDP năm 2009 và 0.716 đồng GDP vào năm 2012. Ta có thể thấy việc sử dụng vốn đầu tư ngày càng hiệu quả và đem lại lợi ích hơn. Trong năm này việc đầu tư đã đi đúng hướng và tạo nền tảng cho những năm tiếp theo, việc đầu tư đã có hiệu quả đến tổng sản phẩm của toàn ngành. Đến năm 2012 thì chỉ tiêu này giảm xuống trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục biến động theo chiều hướng xấu, phức tạp đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế của cả nước; việc thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ ở trong nước, cắt giảm chi tiêu, lãi suất tín dụng tăng cao làm sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

như những năm trước cũng giảm xuống. Năm qua 1 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 0.296 đồng GDP tăng thêm.

2.4.2.4. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện:

Phát triển nông thôn mới: Đã triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới cho 92 xã trên địa bàn tỉnh, kết quả theo 19 tiêu chí đến hết quý II năm 2012 đạt được kết quả như sau: Số xã đạt 15 tiêu chí: 2 xã, số xã đạt 12 - 14 tiêu chí: 5 xã, số xã đạt 10 - 11 tiêu chí: 15 xã, số xã đạt 08 - 09 tiêu chí: 41 xã, số xã đạt 05 - 07 tiêu chí: 29 xã. Tiếp tục bê tông hóa giao thông nông thôn, nâng tỷ lệ lên 47,5%. Hộ nghèo: Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh năm 2006 là 18,42%, đến năm 2011 giảm xuống còn 9,48% (trong đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,74% theo chuẩn mới).

Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Được quan tâm đầu tư, đã hoàn thành đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước tập trung tại Bình Điền và Phong Xuân, 12 dự án vệ sinh môi trường; tiếp tục xây dựng 17 công trình nối mạng nước sạch đến các huyện; nâng tỷ lệ hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 95%, tăng 8%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt 50%; tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 72%, tăng 2%.

Kinh tế tập thể có 257 hợp tác xã (HTX), tổng số xã viên 250.542 người. Riêng HTX nông nghiệp, hiện có 167 HTX; hoạt động ngày càng hiệu quả, qua đánh giá phân loại, số HTX xếp loại khá chiếm 42,5% tăng 5,1%. Thu nhập bình quân một lao động đạt 10,8 triệu đồng/người/năm. Một số HTX đã chủ động liên kết với các thành phần kinh tế khác mở rộng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Qua những chỉ tiêu vừa trình bày trên, có thể thấy việc đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã đem lại những kết quả tốt, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, nâng cao đời sống của người dân.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)