CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012
2.4. Kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2.4.1. Kết quả đầu tư
2.4.1.1. Những ảnh hưởng chung tới sự phát triển kinh tế toàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm qua, ý thức được vai trò và vị trí của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh, trên cơ sở xây dựng các mục tiêu, chiến lược phát triển ngành.
Đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước tiến đáng kể góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như nền kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Để xem xét ảnh hưởng của đầu tư phát triển nông nghiệp tới kinh tế của tỉnh thì ta có thể xét chỉ tiêu GDP của toàn tỉnh và tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong thời gian qua.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 10: Tổng sản phầm toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (GDP)
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
GDP 16.112,1 20.243,2 26.498,4 29.068,7
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 11,17 12,61 11,08 9,7
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2009, 2010, 2011, 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước đạt khoảng 6%. Giá trị GDP năm sau luôn cao hơn năm trước.
Trong đó năm có giá trị GDP cao nhất là năm 2012 với giá trị là 29.068,7 tỷ đồng. Những thay đổi về mặt giá trị GDP cũng có vai trò của ngành nông nghiệp nói chung, nhờ những hướng đi đúng đắn và kịp thời thì trong giai đoạn qua tốc độ tăng GDP của toàn tỉnh ổn định và có mức tăng trưởng cao. Các năm 2009, năm 2011, năm 2012 có tốc độ tăng trưởng cao lần lượt là 11,17%, 12,61% và 11,08%. Nhưng năm 2012 tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống nguyên nhân là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên việc đầu tư vẫn chưa phát huy được hết tác dụng và các dự án đầu tư mới đi vào hoạt động.
Cùng với sự tăng trưởng GDP cao nên đời sống của người dân trong tỉnh không ngừng được cải thiện, giáo dục đào tạo, y tế được nâng lên, đặc biệt là đời sống của những người nông đân được nâng lên rõ rệt, số hộ nghèo đói giảm… Như vậy đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của nền kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua.
2.4.1.2. Đối với sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn qua việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp được các cấp các ngành quan tâm đầu tư phát triển. Giá trị vốn cho đầu tư phát triển qua các năm đều tăng lên và ổn định. Ngành nông nghiệp trong giai đoạn này nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của Nhà nước mà còn của các thành phần kinh tế khác. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn đã tác động tích cực đến kết quả của ngành nông nghiệp.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 11: Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO) của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 (tính theo giá cố định năm 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 2012
Giá trị sản xuất (GO) 1.702,8 1.733,2 1.798,4 1.844 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2009, 2010, 2011, 2012
tỉnh Thừa Thiên Huế Ta có thể thấy rằng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua không ngừng tăng lên, năm sau luôn có giá trị cao hơn năm trước. Như vậy ta thấy phần nào ảnh hưởng của những công cuộc đầu tư tới phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên để thấy rõ hơn nữa hiệu quả của đầu tư trong nông nghiệp, ngoài chỉ tiêu GO, ta sử dụng chỉ tiêu GDP ngành nông nghiệp và tỷ trọng GDP của nông nghiệp trong tổng GDP toàn tỉnh.
Bảng 12: Tổng sản phẩm ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 -2012
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
GDP nông nghiệp 2.655,3 2.962,9 4.001,6 4.430,4
Tỷ trọng 16,48% 14,64% 15,10% 15,24%
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm 2009, 2010, 2011, 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng GDP toàn tỉnh và GDP ngành nông nghiệp, ta thấy rằng giá trị tổng sản phẩm trong giai đoạn này liên tục tăng lên và đạt tỷ trọng ổn định trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì mức ổn định từ 14% đến khoảng 16% chứng tỏ nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế và luôn được tỉnh chú trọng quan tâm đầu tư. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã phát huy tác dụng khi GDP của ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 giá trị GDP đạt 2.655,3 tỷ đồng đến năm 2010 tăng lên 2.962,9 tỷ đồng tăng 11,6%; năm 2011 GDP đạt mức 4.001,6 tỷ đồng tăng 35,06%. GDP của ngành nông nghiệp tăng lên chứng tỏ việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp đã đem lại những hiệu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quả nhất định và mức GDP năm 2012 tiếp tục tăng đạt 4.430,4 tỷ đồng. Tuy lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp trong năm này giảm xuống nhưng mức tăng của GDP đã đạt 10,71%. Điều này chứng tỏ các dự án, các nguồn vốn đầu tư trong thời gian qua đã phát huy được hiệu quả, góp phần làm tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong giai đoạn vừa qua nhờ sự đầu tư phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cho nông nghiệp nên nó đã đem lại những kết quả tốt đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Bảng 13: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo lĩnh vực
Lĩnh vực Đơn vị 2009 2010 2011 2012
Trồng trọt
Diện tích gieo trồng Ha 78.652 79.159 79.246 79.347
Diện tích lúa Ha 53.034 53.508 53.411 53.637
Sản lượng lúa Nghìn tấn 282,8 285,2 299,1 298,8
Năng suất Tạ/ha 53,3 53,3 56 55,7
Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn 287,4 293 303,6 305,8 Chăn nuôi
Trâu, bò Nghìn con 54,3 51,3 50,5 51,6
Lợn Nghìn con 243,3 246,8 235 250
Gia cầm Nghìn con 1.835 2.051,4 2.117,1 2.250
Thủy sản
Diện tích Ha 5.718 5.720,5 5.578 6.037
Sản lượng Nghìn tấn 28,1 40,642 43,459 44,1
Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung Ha 4.000 4.070 4.180 4.500
Sản lượng khai thác nghìn m3 61,93 164 171,046 179
Nguồn: Tổng Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế Dựa vào bảng 13 ta có thể, giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo lĩnh vực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 có sự ổn định và tăng lên, nhờ sự tập trung cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh trong thời gian qua. Trong năm 2009 Ngành nông nghiệp đã nhận sự chỉ đạo tích cực của các cấp các ban ngành, đã làm tốt công tác giống, thủy lợi, chăm sóc phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ đầu tư phát triển các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
dịch vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, và sự đầu tư kịp thời, cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, dù thời tiết diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nhưng ngành nông nghiệp tỉnh vẫn đạt được những tín hiệu tốt. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vẫn đạt 78.652 ha, tăng 2,2% so năm 2008; Sản lượng lương thực có hạt chung cả năm đạt 287,4 nghìn tấn, vượt 15% so kế hoạch, tăng 2,6% so năm 2008. Về chăn nuôi thực hiện đầu tư xây dựng đề án phục vụ đàn lợn giống, triển khai các biện pháp phòng dịch… kết quả đạt được đàn trâu, bò có 54,3 nghìn con; đàn lợn 242,3 nghìn con tăng 9,1% so với năm 2008; đàn gia cầm đạt 1.835 nghìn con. Về thủy sản, nhờ triển khai các dự ản quản lý môi trường, phòng trừ dịch bệnh… đã mạng lại cho ngành thủy sản tỉnh những kết quả sau diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.718 ha. Sản lượng NTTS ước đạt 9.499 tấn, tăng 2,7% so năm 2008; sản lượng khai thác ước đạt 28,1 nghìn tấn, tăng 5,8%; trong đó, khai thác biển 24 nghìn tấn, tăng 6%. Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới được đầu tư đạt 4.000 ha. Năm 2010 lượng vốn đầu tư cho phát triển tăng tác động chung đến giá trị ngành nông nghiệp làm cho sản lượng lương thực có hạt tăng lên 293 nghìn tấn. Bên cạnh đó được sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, tạo cơ sở để người dân tiếp tục đầu tư, số lượng lợn và gia cầm tiếp tục tăng lên 246,8 nghìn con và 2.051,4 nghìn con. Được sự hỗ trợ của các chương trình dự án, như dự án hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, làm cho diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt mức 5.720,5 ha làm cho sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng tăng lên đạt 40,642 nghìn tấn. Những con số ấn tượng này đạt được là nhờ người dân đã biết lồng ghép những mô hình kinh tế vào nuôi trồng thủy sản, mạnh dạn đầu tư hơn, đã đem lại những kết quả tích cực cho người dân. Trong các năm 2011 và 2012 thì năng suất lúa của tỉnh tăng lên đạt 55,7 tạ/ha và 56 tạ/ha cho thấy được hiệu quả của việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó chăn nuôi và thủy sản có chiều hướng tăng, cho thấy nền nông nghiệp tỉnh đang chuyển hướng theo phát triển chăn nuôi và thủy sản, lấy đó làm mũi nhọn để phát triển. Trong giai đoạn này, ta có thể thấy số lượng trâu, bò trong tỉnh giảm xuống từ 54,3 nghìn con năm 2009 giảm xuống còn 51,6 nghìn con năm 2012 điều này chứng tỏ ngành nông nghiệp đang chuyển hướng theo xu hướng cơ giới hóa nên số lượng trâu, bò giảm xuống là hợp lý.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Về lâm nghiệp trong giai đoạn này diện tích trồng mới đã liên tục tăng lên từ 4.000 ha rừng trồng mới năm 2009 đến năm 2012 đạt tăng lên 4.500 ha, những kết quả này cho thấy người dân đã ý thức được lợi ích từ việc phát triển lâm nghiệp đem lại, nên họ đầu tư vào phát triển nông nghiệp, trong những năm này lượng vốn đầu tư cho lâm nghiệp tăng nhanh, nên nó đã đem lại những kết quả tích cực cho GDP tỉnh Thừa Thiên Huế.