Phân theo cơ cấu lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

2.2. Tổng quan về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn

2.3.2. Phân theo cơ cấu lĩnh vực đầu tư

Phân theo cơ cấu ngành lĩnh vực đầu tư thì đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm đầu tư cho nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi.

Bảng 7: Vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo cơ cấu ngành lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Lĩnh vực 2009 2010 2011 2012

1. Nông nghiệp - Hạ tầng nông thôn 183.264 218.150 330.936 275.849

Tỷ trọng 21,18% 19,32% 22,81% 19,04%

2. Lâm nghiệp 26.210 52.900 80.846 126.650

Tỷ trọng 3,03% 4,68% 5,57% 8,74%

3. Thủy sản 26.010 67.800 85.655 68.898

Tỷ trọng 3,01% 6,00% 5,91% 4,72%

4. Thủy lợi 629.786 790.575 953.302 978.738

Tỷ trọng 72,78% 70,00% 65,71% 67,50%

Tổng vốn đầu tư 865.270 1.129.425 1.450.739 1.448.135

Tỷ trọng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong cơ cấu đầu tư phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012 thì ta có thể thấy tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung vào đầu tư cho phát triển Nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn, Thủy lợi. Tỷ trọng vốn cho Nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn là 20,60% và Thủy lợi là 68,51%. Sở dĩ có sự chênh lệch tỷ trọng vốn đầu tư này là do nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, mà những nguồn vốn này đều tập trung vào cho phát triển hạ tầng nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp.

Nhìn chung, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo cơ cấu lĩnh vực đầu tư không ngừng gia tăng qua các năm. Để biết thêm chi tiết tôi xin đi sâu vào tìm hiểu từng lĩnh vực.

2.3.2.1. Nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn

Nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn là một trong những lĩnh vực quan trọng được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng đầu tư trong thời gian qua, giá trị vốn đầu tư liên tục tăng lên, nguồn vốn cũng trở nên đa dạng lĩnh vực này không chỉ nhận được sự đầu tư của vốn ngân sách nhà nước mà còn nhận được sự đầu tư của các nguồn vốn khác như vốn viện trợ nước ngoài, nguồn vốn của nhân dân.

Bảng 8: vốn đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Lĩnh vực 2009 2010 2011 2012 So sánh (%)

2010/2009 2011/2010 2012/2011 Nông nghiệp–Hạ

tầng nông thôn 183.264 218.150 330.936 275.849 119,04 151,70 83,35

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Đầu tư cho phát triển Nông nghiệp – Hạ tầng nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Tỉnh quan tâm đến việc phát triển lĩnh vực này. Do vậy giá trị vốn đầu tư trong giai đoạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn 2009 – 2011 giá trị vốn đầu tư tăng từ 183.264 triệu đồng lên 330.936 triệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đồng với tốc độ tăng bình quân là 23,17%/ năm. Nguyên nhân tăng là do trong giai đoạn này nguồn vốn được triển khai sử dụng để phục vụ cho các dự án hỗ trợ cơ sở nông thôn, dự án xóa đối giảm các tỉnh miền Trung, dự án phát triển nông thôn 3 huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, dự án phát triển nông thôn huyện Quảng Điền. Bên cạnh đó là các dự án thuộc chương trình bố trí sắp xếp lại dân cư theo QĐ 193… Năm 2011 giá trị vốn đầu tư tăng mạnh đạt mức 330.946 triệu đồng, bằng 151,7% so với giá trị vốn đầu tư năm 2010. Bên cạnh nhu cầu vốn của các dự án chuyển tiếp năm này còn có các dự án mới khởi công, như chương trình bố trí dân cư và phát triển hạ tầng cơ sở… Tuy nhiên, đến năm 2012 thì giá trị vốn đầu tư cho lĩnh vực này giảm xuống chỉ còn bằng 83,35% giá trị so với năm 2011 nguyên nhân do năm 2012 chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế, làm cho Chính phủ cắt giảm đầu tư công, mặt khác cơ sở hạ tầng đã được hoàn thiện cơ bản nên nhu cầu vốn cũng giảm xuống chỉ còn là 275.849 triệu đồng.

Giá trị vốn đầu tư cho nông nghiệp – hạ tầng nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư cho thấy tỉnh Thừa Thiên Huế đang quan tâm chú trọng phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng bộ giữa các vùng miền, và nhờ sự đóng góp này đã mang lại sự thay đổi cho nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.2.2. Lâm nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đồi núi chiếm đến gần 75% nên việc đầu tư phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012 luôn được chú trọng. Lượng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp luôn tăng đều và ổn định trong những năm vừa qua.

Điều này cho thấy phát triển lâm nghiệp đang được tỉnh chú trọng đầu tư, không chỉ được đầu tư phát triển từ ngân sách mà còn nguồn vốn đầu tư của nhân dân. Giá trị vốn đầu tư các năm trong thời kỳ tăng nhanh, năm 2009 đạt mức 26.210 triệu đồng đến năm 2010 đã đạt mức 52.900 triệu đồng tăng 101,83 %. Đây là do trong năm 2010 các dự án về đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp, các dự án phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, phát triển khu bảo tồn thiên nhiên và sự đầu tư của người dân cho phát triển rừng. Năm 2011 giá trị vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đạt mức 80.846 triệu đồng tăng 52,83%. Trong năm này nguồn vốn đầu tư tiếp tục phục vụ cho các dự án của những năm trước bên cạnh đó các dự án mới được triển khai như dự án đầu tư bảo

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 – 2015, dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ với nguồn vốn viện trợ nước ngoài, dự án phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp và các chương trình mục tiêu quốc gia. Năm 2012 vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp đạt 126.650 triệu đồng tăng 56,66 %.

Trong giai đoạn vừa qua lâm nghiệp đã thu hút được sự đầu tư nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này liên tục tăng cao và tăng với tốc độ cao và chiếm tỷ trọng chỉ sau nông nghiệp – hạ tầng nông thôn và thủy lợi. Lĩnh vực lâm nghiệp đã tạo được sự quan tâm không chỉ của chính quyền địa phương, các cấp các ngành mà còn thu hút sự đầu tư của người dân.

2.3.2.3. Thủy sản

Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, hệ thống đầm phá rộng lớn, hệ sinh thái đa dạng và phong phú là những điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Trong những năm vừa qua các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất để phục vụ sản xuất cho người dân, tạo nên những thay đổi đáng kể. Từ đó tạo nên sức hút đầu tư cho nông thôn đặc biệt là thủy sản, người dân ngày càng mạnh dạn đầu tư phát triển thủy sản. Cụ thể là tổng cộng vốn đầu tư phát triển thủy sản trong giai đoạn 2009 – 2012 là 248.363 triệu đồng chiếm 6,04% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh. Giai đoạn 2009 – 2011 vốn đầu tư tăng với tốc độ nhanh bình quân là 48,78%/năm, vốn đầu tư tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, xây dựng trung tâm giống thủy sản, trạm quan trác môi trường đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế… giữa năm 2009 và 2010 có sự tăng vọt về giá trị vốn đầu tư từ 26.100 triệu đồng lên 67.800 triệu đồng tăng 160,67%. Nguyên nhân là do vốn ODA đầu tư cho thủy sản tăng lên đạt mức 37.000 triệu đồng. Nguồn vốn này là nguồn vốn của các dự án quản lý tổng hợp các hoạt động đầm phá, dự án hỗ trợ ngành thủy sản và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển của ngành thủy sản. Năm 2011 giá trị vốn đầu tư cho phát triển thủy sản đạt mức 85.655 triệu đồng tăng 26,33 % so với năm 2011. Trong năm 2011 các doanh nghiệp, nhân dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư cho thủy sản nhiều hơn, tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước cũng đã giảm xuống do cơ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

sở hạ tầng ngành thủy sản đã cơ bản hoàn thiện. Việc tạo được nền móng thuận lợi, cơ sở hạ tầng đầy đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đã thu hút được sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác, làm cho lượng vốn đầu tư trong năm này tăng lên. Năm 2012 giá trị vốn đầu tư cho phát triển thủy sản có giảm xuống còn 66.898 triệu đồng giảm 21,8 % so với năm 2011. Nguyên nhân do các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thành hoặc ở giai đoạn gần kết thúc nên nhu cầu về vốn ít. Bên cạnh đó tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2012 cũng tác động đến sức đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước làm cho lượng vốn đầu tư năm 2012 giảm xuống.

Trong giai đoạn vừa qua, được sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền trong việc xây dựng tạo cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất đã tạo ra những thay đổi tích cực đối với ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo nên sức hút cho ngành đối với các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2009 – 2012 ta có thể thấy rằng lượng vốn đầu tư cho thủy sản từ các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước đã trở nên đã dạng và phong phú hơn. Điều này góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.3.2.4. Thủy lợi

Xem xét số liệu đầu tư cho phát triển hệ thống thủy lợi của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012, ta thấy rằng tổng vốn đầu tư cho thủy lợi giai đoạn này là 3.352.401 triệu đồng chiếm 68,51% tổng vốn đầu tư theo các lĩnh vực. Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển hệ thống thủy lợi bao gồm: vốn ngân sách nhà nước và vốn viện trợ nước ngoài. Tốc độ tăng bình quân đạt 15,83%. Tốc độ tăng ở các năm từ 2009 đến 2011 có xu hướng tăng đều (trên 20%) nhưng đến năm 2012 tốc độ tăng lại giảm xuống còn 2,67%. Nguyên nhân là năm 2012 do tác động của khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế khó khăn, Chính phủ cắt giảm chi tiêu công… để ổn định nền kinh tế. Mà nguồn vốn đầu tư cho thủy lợi chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước nên trong năm này tốc độ tăng vốn đầu tư giảm xuống.

Các lĩnh vực được đầu tư chủ yếu bao gồm: Tu bổ đê điều, xây dựng nâng cấp thủy lợi… Trong giai đoạn này giá trị vốn đầu tư lớn vì có nhiều dự án có quy mô lớn và được sự đầu tư của trung ương ví dụ như hồ chứa nước Tả Trạch, Thủy Yên – Thủy Cam. Bên cạnh đó được sự đầu tư hỗ trợ của nguồn vốn nước ngoài, các chương trình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

dự án phát triển hệ thống thủy lợi nên trong những năm qua lượng vốn cho đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi liên túc tăng lên và có tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn này tỉnh tập trung chủ yếu vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống tưới tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Những công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh như hệ thống thủy lợi Tây Hưng 1 đáp ứng nhu cầu tưới lên đến 554ha, hệ thống tưới tiêu Dương Mỹ An, huyện Phú Vang, đê tây phá Tam Giang, Trạm bơm tưới, tiêu Mai Dương với khả năng tưới tiêu là 99,8ha và các công trình khác.

Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt đối với xây dựng phát triển hệ thống thủy lợi, bằng nguồn vốn của mình tỉnh đã tập trung cho đầu tư tu bổ, xây dựng được nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thủy lợi vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của nhiệm vụ đề ra, nhiều tuyến đê còn thấp, bị thẩm thấu nhiều, nhiều tuyến đê xung yếu chưa được cứng hóa mặt đê, vẫn còn một số tuyến đê điều bị sạt lỡ trong mùa mưa lũ. Các công trình quản lý đê chưa đáp ứng được nhu cầu phòng chống lụt bão hàng năm. Đó là những nhân tố gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Do vậy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và nâng cấp thường xuyên hệ thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu, phục vụ sản xuất cho người dân, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân cũng như phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)