CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội
Theo tổng cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 đạt khoảng 1.088.800 người và đến năm 2012 đạt khoảng 1.116.000 người, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân thời kỳ này là 0,83%/năm. Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có mật độ dân số thấp do địa hình nhiều đồi núi mật độ dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 215,48 người /km2.
Về phân bố dân cư thì có khoảng 43,17% dân cư sinh sống ở khu vực thành thị và khoảng 56,83% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ phân bổ dân cư giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch không cao.
Tổng số lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 50,08% trên tổng dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế, lực lượng lao động của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tỉnh Thừa Thiên Huế khá dồi dào và có trình độ chuyên môn, có trình độ thâm canh, chịu khó học hỏi tiếp thu kinh nghiệm và bước đầu có ý thức sản xuất hàng hoá…, đó là thế mạnh rất lớn. Tuy vậy, đất hẹp, người đông- do hệ quả của việc tăng dân số quá nhanh trong những năm trước và theo đó là tốc độ tăng nhanh về lao động đang là sức ép rất lớn hiện nay và trong nhiều năm tới.
Cùng với tình hình chung của cả nước, lao động ở nông thôn còn phổ biến là thuần nông và còn thiếu việc làm, một bộ phận lao động thành thị chưa có việc làm ổn định, thị trường lao động đã hình thành nhưng còn sơ khai. Với thực trạng nguồn lao động như trên, tỉnh cần có các biện pháp đẩy mạnh việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng + Thủy lợi:
Tỉnh Thừa Thiên Huế chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt nên công tác thủy lợi luôn được tỉnh quan tâm chú trọng đầu tư. Hiện nay, đã kiên cố hóa hơn 2/3 trong số 1.015 km kênh mương trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 485 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, trong đó có trên 250 trạm bơm điện, còn lại là hồ, đập; các công trình đã chủ động tưới cho khoảng 18 ngàn ha mỗi vụ, đạt 72,7% diện tích và tiêu khoảng 7.000 ha, đạt gần 60% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua.
+ Giao thông:
Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác.
Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.
Đường biển và đường thủy:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.
Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh. Với mạng lượng giao thông thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hang hóa của tỉnh. Tuy vậy, cũng cần phải tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải thiện hệ thống giao thông để không ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được những thành tựu quan trong trên nhiều lĩnh vực, những năm vừa qua nhờ thực hiện đúng đường lối, phương hướng chính sách đã đề ra nhờ đó tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt kinh tế lẫn xã hội của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ, du lịch- nông nghiệp. Giá trị tổng sản phẩm bình quân tỉnh Thừa Thiên Huế tăng bình quân khoảng 11,14%/năm đạt mức độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước năm 2012 ước tính đạt khoảng 5,2%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 16,5% năm 2009 xuống còn 14% năm 2012, công nghiệp và xây dựng tăng từ 37,6% năm 2009 đến năm 2012 đã tăng lên 39,2%. Dịch vụ và du lịch tăng từ 45,9% năm 2009 tăng lên 46,8% năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người trong thời gian qua cũng tăng lên đáng kể đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14.79 triệu đồng/người lên 28.33 triệu đồng/người.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2012
Đơn vị: Người, Triệu đồng, Triệu đồng/người.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 so sánh(%)
2010/2009 2011/2010 2012/2011 1.Dân
số 1.088.800 1.090.900 1.103.100 1.116.000 100,19 101,11 101,16 2.GDP 16.112.100 20.243.200 26.498.400 31.614.300 125,63 130,90 119,30 3.GDP/
Người 14,79 18,56 24,02 28,33 125,40 129,44 117,93