Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường và chế biến nông sản thực phẩm trên cơ sở áp dụng rộng rãi những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng có hiệu quả với các nguồn tài nguyên, khai thác lợi thế so sánh, phát triển cây ăn quả và chăn nuôi. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và trang trại. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiếp tục nâng cấp cải tạo, xây dựng các công trình thủy lợi, kiêm cố hóa kênh mương, cải tạo đất, giống…

3.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong nông nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có chất lượng và hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn. Để thực hiện được điều này tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra các định hướng mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Đề ra mục tiêu đạt giá trị Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt tốc độ tăng bình quân 3 – 4%/năm, trong đó: nông nghiệp tăng 1,5 – 2,5%/năm, thủy sản tăng 5 – 6%/năm.

Tổng đàn gia súc tăng bình quân 7,9%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 5,7%/năm.

Tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 30% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trồng mới 4,5 – 5 nghìn ha rừng/năm.

Các chỉ tiêu phát triển nông thôn: Lao động nông nghiệp chiếm 20 - 21% tổng lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 30%. Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 7.000 lao động ở nông thôn. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất, vận chuyển trên 80%, khâu thu hoạch trên đạt 70%, 15% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Về trồng trọt: Ổn định diện tích trồng lúa 51,5 nghìn ha/năm, trong đó có từ 10 – 12 nghìn ha lúa chất lượng cao; đầu tư thâm canh, tăng năng lực tưới tiêu, đưa năng suất lúa bình quân đạt 54,5 tạ/ha.

Phát triển vành đai rau sạch, an toàn thực phẩm; mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh. Xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả theo quy hoạch, gắn với đầu tư chế biến. Xây dựng và cải tạo vườn có giá trị hàng hóa cao ở vùng gò đồi, vùng núi và ven biển. Đến năm 2015, ổn định diện tích trồng lạc 4.850 ha, diện tích sắn nguyên liệu 7.500ha; diện tích cà phê trên 1.100 ha; cao su trên 10.500 ha.

Đầu tư hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động đạt 80% diện tích gieo trồng; nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương đạt 100%.

- Về chăn nuôi: Phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tăng cường công tác thú y, thanh tra, kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.

- Về lâm nghiệp:Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi trường; đến năm 2015 giá trị sản xuất từ rừng đạt bình quân 90 triệu đồng/ha;

có 15 – 20% diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng (FSC).

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển bền vững rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Thực hiện phân cấp quản lý rừng đến huyện, xã, thôn. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đến năm 2014, cơ bản hoàn thành giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp đến các chủ rừng để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Củng cố bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp, phát triển mạng lưới khuyến lâm đến cấp huyện để thực hiện đưa chương trình khuyến lâm về cơ sở, thực hiện phổ cập công tác lâm nghiệp đến cán bộ xã và người dân. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển rừng; gắn phát triển trồng rừng sản xuất với công nghiệp chế biến các sản phẩm gỗ công nghiệp và xuất khẩu, thay thế gỗ rừng tự nhiên.

Nhân rộng các mô hình vườn đồi, vườn rừng, tạo cảnh quan môi trường cho du lịch.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Kiểm soát việc khai thác gỗ, củi và lâm đặc sản ở mức độ hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng. Tiếp tục thực hiện đóng cửa rừng ở những địa bàn xung yếu.

- Về thủy sản: Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015 là 6.100 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm ước đạt 1.750 ha.

Rà soát lại quy hoạch thủy sản để ổn định diện tích nuôi nước lợ mặn khoảng 3.950 ha, trong đó nuôi tôm khoảng 1.750 ha; ổn định diện tích nuôi tôm sú ăn chắc một vụ; tôm chân trắng nuôi công nghiệp tại vùng cát huyện Phong Điền từ 800 - 900 ha, không nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang; tăng nuôi các loài nhuyễn thể; xác định đối tượng, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi phù hợp theo vùng. Tiếp tục đầu tư cho công tác giống thuỷ sản, chú trọng sản xuất các loại giống đặc sản có giá trị kinh tế cao; đầu tư trang thiết bị cho công tác kiểm dịch.

Củng cố, hoàn thiện mạng lưới khuyến ngư viên cơ sở, chuyển giao và nhân rộng các mô hình NTTS có hiệu quả cao, bền vững.

Khai thác thuỷ sản phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên, bảo đảm sự phát triển bền vững môi trường vùng biển, ven biển, hệ đầm phá. Phát triển đội tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.

Phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ sản, nhất là hạ tầng đối với vùng nuôi trồng tập trung, hệ thống các khu neo đậu tàu thuyền, âu thuyền, nâng cấp cảng cá Thuận An để nâng hiệu quả của việc khai thác, đánh bắt, chế biến.

- Về phát triển nông thôn:

Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân.

Khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Lồng ghép các chương trình, dự án để đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho bà con nông dân. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới ( theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ).

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)