Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư

Qua phần phân tích về thực trạng đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước, còn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn của người dân và vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Vì vậy để nâng cao hơn hiệu quả cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới thì việc huy động thêm nữa các nguồn vốn đầu tư là một giải pháp quan trọng.

Trước hết tỉnh Thừa Thiên Huế phải xây dựng một chương trình tổng thể để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ trong nước và ngoài nước. Từ đó phối kết hợp sử dụng các nguồn vốn này vào các chương trình, dự án cụ thể. Đối với các công trình có thể huy đọng từ nhiều nguồn vốn khác nhau thì cần phải sử dụng đúng và hợp lý các nguồn vốn này.

3.3.1.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ trước mắt của nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà bản thân nông nghiệp còn nghèo, tự nó không thể giải quyết được. Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong chính sách đầu tư cho nông nghiệp có tính quyết định. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư từ ngân sách cho phát triển nông nghiệp không ngừng được tăng lên, song so với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí của ngành trong nền kinh tế của tỉnh thì đầu tư cho nông nghiệp vẫn chưa thoả đáng. Do vậy, cần thay đổi một cách cơ bản chính sách trong đầu tư, trong đó tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho phát triển nông nghiệp cho tương ứng với tỷ lệ nông nghiệp trong GDP của tỉnh.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.3.1.2. Đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp và của nhân dân

Đây là nguồn vốn đầu tư có tiềm năng lớn và chưa được khai thác triệt để cho đầu tư phát triển. Vì vậy để nâng cao được hiệu quả cho đầu tư phát triển nông nghiệp thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chính sác để huy động được các nguồn vốn đầu tư này.

- Đối với nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nên có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp. Cụ thể tỉnh qui hoạch các cùng nhiều tiềm năng, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ thấy đầu tư vào các vùng này là có lợi và đem lại hiệu quả cao hoặc tỉnh có thể đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng tương đối tốt cho vùng này.Tỉnh cũng có thể khai phá phần nào hoặc hợp tác với họ để cùng khai thác như vây sẽ đảm bảo lợi ích đôi bên. Mặt khác tỉnh cũng nên có chính sách ưu đãi về thuế như đánh thuế thấp hoặc giảm thuế trong thời gian đầu. Tiến hành lập danh sách các công trình lĩnh vực ưu tiên đầu tư để họ thấy xem có thể đầu tư được hay không. Thêm vào đó đối với nhiều công trình dự án như đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi tỉnh kêu gọi họ đầu tư sau đó cho phép họ thu phí sử dụng các công trình này với một tỉ lệ phù hợp để họ có thể thu được lợi hợp lí. Cũng nên cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi và điều kiện vay dễ dàng.

Chính quyền tỉnh cũng nên chủ động phát triển một số mô hình kinh tế lớn có lợi cao để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp

Tóm lại thu hút được nhiều vốn tư các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp không những tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp mà còn làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đối với nguồn vốn từ nhân dân.

Những người nông dân tuy nghèo nhưng họ luôn sẵn sàng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng những công trình đảm bảo cho sản xuất của họ được thuận lợi: như thuỷ lợi ,giao thông nông thôn, điện... Để huy động nguồn vốn này, nên có những công trình đầu tư thiết thực cho nông nghiệp theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó nêu rõ và tuyên truyền ích lợi của công trình cho họ, đồng thời nêu rõ kế hoạch sử dụng vốn đầu tư cho nông dân.Việc thu tiền góp đầu tư của người nông dân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phải được công bố rõ ràng từ trước, phải do những người có uy tín ở địa phương tiến hành. Trong quá trình đầu tư nên tổ chức một cơ quan giám sát và có đại diện của dân tham dự. Đồng thời, khi công trình hoàn thành nên công bố rõ tài chính của dự án, chi phí của từng hạng mục công trình cho người dân biết. Đặc biệt là phải chống sự tham ô tham nhũng của một số cán bộ để dân tin vào chính quyền. Có thực thi những biện pháp như vậy mới có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư từ dân. Còn đối với những công trình thuỷ lợi do nhà nước làm, khi thu thuỷ lợi phí lên công bố rõ mức thu, nên thu trong nhiều năm và phải có những kế hoạch sử dụng khoản tiền này minh bạch rõ ràng. Huy động được lớn nguồn vốn này sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.

3.3.1.3. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ trong nước, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng rất quan trọng.

Đối với vốn FDI, nói chung các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không có hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp; vì vậy họ thường ít bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Do vậy để thu hút vốn này nhà nước cần có những chính sách đầu tư thông thoáng hơn nữa:về thủ tục pháp lí, thuế đối với kết quả đầu tư... bên cạnh đó tỉnh nên có những chính sách thực sự hấp dẫn về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài ra tỉnh Thừa Thiên Huế nên lập những chương trình chiến lược để kêu gọi nguồn vốn đầu tư này như kêu gọi những nhà đầu tư vào lĩnh vực giống hoặc phân bón, công cụ cho sản xuất nông nghiệp những lĩnh vực mà nhà đầu tư có thể thu được nhiều lợi nhuận đồng thời cũng trợ giúp nông nghiệp phát triển .

Nhìn chung vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế dưới dạng vốn ODA (vốn hỗ trợ phát triển). Để thu hút được nhiều nguồn vốn này tỉnh cần qui hoạch các vùng, các huyện cần hỗ trợ để trình lên chính phủ từ đó nhà nước xem xét và giới thiệu các nguồn vốn ODA. Thông qua đó tỉnh tiến hành đàm phán thoả thuận các điều kiện đầu tư để có thể nhận được nguồn vốn này. Đối với một số huyện trong tỉnh đã được nhận vốn ODA nên sử dụng vốn hiệu quả ,thiết thực để gây uy tín với các tổ chức quốc tế, các chính phủ các nước để họ tiếp tục đầu tư, viện trợ cho tỉnh.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong quá trình nhận vốn đầu tư nước ngoài tỉnh cần tránh tình trạng bị lệ thuộc vào nhà đầu tư hoặc chấp nhận mọi giá để có vốn đầu tư. Nếu thu hút được đầu tư nước ngoài nông nghiệp của tỉnh sẽ có nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)