Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

2.2. Tổng quan về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn

2.3.1. Theo cơ cấu vốn đầu tư

2.3.1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp trên đại bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn từ ngân sách trung ương. Đây là nguồn vốn do nhà nước đầu tư cho tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc bổ sung vào ngân sách tỉnh để đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh. Giá trị của nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp cũng góp phần phản ánh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.

Xét trên tổng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thì vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất và có giá trị vốn lớn nhất.

Nguồn vốn này thay đổi theo xu hướng tăng lên qua các năm và khá ổn định. Ta có thể thấy, năm 2009 là năm có giá trị vốn thấp nhất đạt 746.377 triệu đồng. Trong giai đoạn 2009 – 2011 nguồn vốn này có tốc độ tăng bình quân là 20.85%/năm vì trong những năm này Nhà nước chú trọng đầu tư cho các công trình lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hiện đại hóa và đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. Nhiều dự án với vốn đầu tư lớn như dự án đa dạng hóa nông nghiệp với tổng mức đầu tư lên đến 98.250 triệu đồng, các dự án phát triển các khu kinh tế nông thôn, dự án mở rộng cảng cá Thuận An với tổng mức đầu tư 72.735 triệu đồng, Hồ chứa nước Tả Trạch với tổng mức đầu tư 2.659.264 triệu đồng. Đến năm 2012 tốc độ tăng của vốn ngân sách có phần chậm lại chỉ tăng 4,05% so với năm 2011 là bởi vì tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cắt giảm chi tiêu công, đầu tư công của chỉnh phủ Chính phủ để kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó thì cơ sở hạ tầng nông thôn đã hoàn thiện nên tốc độ tăng về vốn năm 2012 thấp hơn so với những năm trong cùng giai đoạn.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước được chia thành 2 phần: nguồn vốn do trung ương quản lý và do địa phương quản lý. Hai nguồn này có chức năng và nhiệm vụ hỗ trợ cho nhau trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng chúng có xu hướng vận động khác nhau.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 6: Vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2012 phân theo cấp độ quản lý

Đơn vị: Triệu đồng

Phân cấp vốn đầu tư

2009 2010 2011 2012

GT % GT % GT % GT %

Vốn ngân sách nhà nước 746.377 100,00 918.425 100,00 1.090.119 100,00 1.134.255 100,00

Do địa phương quản lý 299.577 40,14 391.125 42,59 486.619 44,64 469.25 41,37

Do Trung ương quản lý 446.800 59,86 527.300 57,41 603.500 55,36 665.000 58,63

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế - Nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý có thể nói luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (trên 55%) trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Trong giai đoạn 2009 – 2012, vốn do Trung ương quản lý có giá trị tăng đồng đều và ổn định qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần. Cụ thể là giá trị vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào năm 2009 đạt 446.800 triệu đồng, đến năm 2010 đạt giá trị 527.300 triệu đồng tăng 18,02% (dự án hồ chứa nước Tả Trạch tiếp tục được triển khai và dự án mới hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam được bắt đầu xây dựng), năm 2011 đạt mức 603.500 triệu đồng tăng 14,45% (nguồn vốn phân bổ cho các dự án cũ tăng lên và một số dự án mới) và năm 2012 đạt giá trị 665.000 triệu đồng tăng 10,19% so với năm 2011. Trong thời kỳ này nhà nước tập trung đầu tư các dự án lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế ví dụ như dự án đa dạng hóa nông nghiệp, dự án mở rộng cảng cá Thuận An, hồ chứa nước Tả Trạch, hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam, tu bổ đê điều, kè sông biển những vùng xung yếu với tổng mức đầu tư lên đến 2.659.264 triệu đồng của dự án hồ chứa nước Tả Trạch. Ngoài ra hệ thống cơ sở hạ tầng xuống cấp nên cần vốn để tập trung tu bổ, nâng cấp hoặc xây mới nên giá trị vốn đầu tư trong giai đoạn này cao, đòi hỏi nguồn vốn đầu tưu lớn của Nhà nước.

Như vậy, nguồn vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý trong giai đoạn vừa qua tăng đều qua các năm, góp phần cực kỳ quan trong vào quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung.

- Vốn ngân sách do địa phương quản lý:

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh không chỉ dựa vào nguồn vốn do Trung ương mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương do tỉnh quản lý cũng đóng vai trò quyết định đối với sản xuất nông nghiệp. Tổng số vốn là 1.646.576 triệu đồng chiếm 42,43% tập trung cho đầu tư các công trình thủy lợi như tu bổ, kiên cố hóa các tuyến đê điều, kè cống do địa phương quản lý, nâng cấp xây dựng mới các công trình thủy nông vừa và nhỏ, phát triển hạ tầng nông thôn, xây dựng các cơ sở, các trung tâm nghiên cứu phục vụ sản xuất, hạ tầng cho nuôi trồng thủy hải sản, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác trồng và chăm sóc và bảo vệ rừng…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Mặc dù là các công trình, dự án có vốn đầu tư nhỏ song nó lại có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình này đòi hỏi vốn đầu tư không lớn lắm nhưng lại phân bổ dàn trải nên dễ dẫn đến tình trạng manh mún, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Nhìn vào bảng 6 ta có thể thấy vốn ngân sách do địa phương quản lý có sự biến động. Trong giai đoạn 2009 – 2012 lượng vốn đầu tư có tốc độ tăng bình quân là 16,14%/ năm. Nhưng trong giai đoạn này có sự biến động, giai đoạn 2009 – 2011 có xu hướng tăng đều nhưng đến năm 2012 thì có xu hướng giảm xuống từ 486.619 triệu đồng xuống 469.255 triệu đồng. Lý do năm 2012 nền kinh tế biến động, lạm phát tăng cao, nhiều dự án đầu tư công không hiệu quả, buộc Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu công và các dự án đầu tư công không hiệu quả nhằm điều tiết ổn định nền kinh tế. Bên cạnh đó các dự án đầu tư đã được hoàn thành, vì vậy lượng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong năm 2012 giảm xuống.

Tóm lại, nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng vai trò then chốt trong vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn này không những tạo ra những cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật quan trọng cho phát triên nông nghiệp mà còn góp phần tạo nên nền tảng để thu hút các nguồn vốn khác. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đối với sự phát triển của nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)