Phân theo cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012

2.2. Tổng quan về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn

2.2.2. Phân theo cơ cấu ngành kinh tế

Để phân tích đánh giá vốn đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế theo cơ cấu kinh tế, do điều kiện còn hạn chế nên tôi chỉ xin xem xét và phân tích một số ngành kinh tế chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012.

Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư đầu tư theo một số ngành kinh tế chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2012.

Đơn vị: Triệu đồng

DANH MỤC 2009 2010 2011 2012

1.Công nghiệp 2.103.997 2.792.001 2.828.075 2.261.883

Tỷ trọng (%) 29,05 % 30,35 % 25,71 % 17,52 %

2.Nông - Lâm - Ngư nghiệp 896.202 1.091.285 1.442.159 1.448.136

Tỷ trọng (%) 12,37 % 11,86 % 13,11 % 11,22 %

a.Nông nghiệp - HT Nông thôn 189.174 231.650 331.382 275.849

b.Lâm nghiệp 25.671 52.900 95.937 126.650

c.Thủy sản 26.888 67.800 86.321 66.899

d.Thủy lợi 654.469 738.935 928.519 978.738

3. Du lịch dịch vụ 1.146.520 1.570.500 2.141.219 2.795.050

Tỷ trọng (%) 15,83 % 17,07 % 19,47 % 21,65 %

TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN 7.243.000 9.200.000 11.000.000 12.908.880

Tỷ trọng (%) 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngoài các ngành trên, vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh còn tập trung đầu tư cho nhiều ngành khác như: giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, văn hóa xã hội, thể dục…

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng, lượng vốn đầu tư cho phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2012 cho các ngành có xu hướng tăng lên, nhưng riêng công nghiệp thì có xu hướng giảm xuống vào năm 2012. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên lượng vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào phát triển công nghiệp và dịch vụ nên tỷ trọng vốn đầu tư cho hai ngành này cao. Nhưng bên cạnh đó nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế nên lượng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tăng qua các năm, và lượng vốn đầu tư này tập trung chủ yếu cho phát triển hệ thống thủy lợi vì điều kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều khó khăn, địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt vào mùa mưa lũ và khô hạn nắng nóng vào mùa hè vì vậy việc đảm bảo tưới tiêu và chống lũ là nhiệm vụ quan trọng nên việc đầu tư cho hệ thống thủy lợi là vô cùng quan trọng.

Đối với công nghiệp, trong giai đoạn 2009 – 2012 vốn đầu tư cho đầu tư phát triển công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế chiếm 24,75% trên tổng vốn đầu tư, việc phát triển công nghiệp được tỉnh chú trọng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp. Vốn đầu tư cho công nghiệp có xu hướng tăng từ năm 2009 đến 2011 với tốc độ bình quân 15,94% và giá trị vốn đầu tư cho công nghiệp tăng từn 2.103.997 triệu đồng đến 2.828.075 triệu đồng năm 2011. Nguyên nhân là tỉnh Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạn hình thành và xây dựng mới các khu, các cụm công nghiệp mới, đồng thời mở rộng các khu công nghiệp như Phú Bài, Hương Sơ… nên lượng vốn đầu tư cho công nghiệp trong những năm này tăng nhanh và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến năm 2012 thì lượng vốn đầu tư giảm xuống chỉ còn 2.261.883 triệu đồng chỉ đạt 79,98 % so với vốn đầu tư năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm vốn đầu tư cho công nghiệp ở năm này là quá trình xây dựng, hình thành các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp cơ bản đã hoàn thiện, mặt khác nền kinh tế có nhiều biến động gây nên tác động xấu đến việc thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp, làm cho tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp cũng giảm xuống còn 17,52 % năm 2012.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đối với du lịch và dịch vụ, vì tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để phát triển du lịch và dịch vụ như có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử…tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư. Nên tỷ trọng vốn đầu tư cho du lịch và dịch vụ luôn chiếm tỷ trong cao (chiếm 18,96%) trong cơ cấu đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lượng vốn đầu tư liên tục tăng mạnh với tốc độ bình quân 34,59%/năm. Vốn đầu tư cho du lịch và dịch vụ chỉ chiếm 15.829 % trong cơ cấu kinh tế nhưng đến năm 2012 đã tăng lên đến 21,652 %, lượng vốn tăng từ 1.146.520 triệu đồng năm 2009 và đến năm 2012 đã tăng lên 2.795.050 triệu đồng. Nguyên nhân là tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư cho phát triển để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành tỉnh du lịch và thành phố Huế thành thành phố Festival của cả nước. Lượng vốn đầu tư du lịch và dịch vụ chủ yếu là của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó cho chúng ta thấy du lịch và dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.

Đối với nông nghiệp, so với 2 ngành trên thì tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng thấp hơn (chiếm 12,09%). Tỷ trọng thấp hơn là vì tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Lượng vốn đầu tư giai đoạn này tăng từ 896.202 triệu đồng năm 2009 lên đến 1.448.136 triệu đồng năm 2012. Lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp trong giai đoạn này tăng bởi vì tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện, hệ thống hồ chứa, mạng lưới đề điều với tổng mức đầu tư của các dự án lên đến hàng chục tỷ đồng ví dụ như hồ chứa nước Tả Trạch, hệ thống chống xói lỡ ven sông, hệ thống tưới hồ Truồi, các hệ thống đê ngăn lũ. Bên cạnh đó nguồn vốn này gia tăng cũng do trung ương tập trung đầu tư cho hệ thống đê điều, kênh mương

ngăn lũ. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Biểu đồ 2: Vốn đầu tư cho phát triển một số ngành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2009 – 2012

Ngoài những ngành lĩnh vực này lượng vốn đầu tư cho phát triển còn phục vụ cho những ngành lĩnh vực khác, những ngành lĩnh vực này cũng tạo nên cơ sở tốt để thu hút đầu tư trong tương lai và đem lại nhiều hiệu quả. Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chú trọng phát triển một cách đồng đều giữa các ngành các lĩnh vực theo hướng bền vừng chứ không tập trung chủ yếu vào ngành này hay ngành khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển trong ngành nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2009 – 2012 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)