CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2012
2.2. Tổng quan về tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn
2.3.3. Phân theo cơ cấu lãnh thổ
Để có thể hoàn thiện cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong đó có nguồn lực vốn đầu tư, một mặt phải nhìn nhận, đánh giá cơ cấu nguồn vốn đầu tư, đầu tư theo lĩnh vực. Mặt khác việc quản lý và thực hiện đầu tư theo không gian kinh tế xã hội của tỉnh, bởi vì trên vùng không gian đó sẽ tổ chức không gian các ngành các lĩnh vực.
Hơn nữa trong quá trình thực hiện đầu tư cho phát triển nông nghiệp cần phải có hướng quy hoạch hợp lý và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp còn nhiều hạn hẹp thì việc tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thực hiện chủ trương đầu tư có trọng điểm và phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực huyện, xã là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo lãnh thổ giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: Triệu đồng
Địa phương 2009 2010 2011 2012
GT % GT % GT % GT %
1. Huyện Phong Điền 47.769 6,7% 56.323 6,3% 46.110 4,7% 46.160 5,1%
2. Huyện Quảng Điền 58.361 8,2% 62.400 7,0% 80.398 8,2% 26.883 3,0%
3. Huyện Nam Đông 1.000 0,1% 500 0,1% 10.500 1,1% 3.000 0,3%
4. Huyện A Lưới 12.000 1,7% 31.600 31.600 30.014 3,1% 37.000 4,1%
5. Huyện Hương Trà 70.579 9,9% 97.665 10,9% 139.670 14,2% 137.995 15,3%
6. Huyện Hương Thủy 451.209 63,4% 461.454 51,4% 401.000 40,8% 453.300 50,4%
7. Huyện Phú Vang 39.380 5,5% 124.525 13,9% 34.631 3,5% 11.427 1,3%
8. Huyện Phú Lộc 19.845 2,8% 60.600 6,7% 167.575 17,0% 178.100 19,8%
9. Thành phố Huế 11.774 1,7% 2.721 0,3% 72.953 7,4% 5.661 0,6%
Tổng 711.917 100,0% 897.788 100,0% 982.851 100,0% 899.526 100,0%
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Có thể thấy rằng lượng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố không được đồng đều, có sự chênh lệnh giữa các huyện. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn viện trợ nước ngoài.
Nguồn vốn này tùy theo nhu cầu của ngành nông nghiệp từng vùng mà có kế hoạch phân bổ đầu tư cho cần thiết. Do vậy vốn đầu tư của từng năm và từng huyện khá biến động và không ổn định, bên cạnh đó tùy theo tính chất dự án và mục đích đầu tư cho các vùng là khác nhau.
Dựa vào cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp phân theo lãnh thổ ta có thể chia thành 3 khu vực: khu vực có vốn đầu tư cao, trung bình và thấp.
- Khu vực có vốn đầu tư cao gồm: Huyện Hương Thủy, Hương Trà và Phú Lộc.
Trong giai đoạn 2009 – 2012 tổng cộng vốn đầu tư cho 3 huyện này lên đến 2.638.099 triệu đồng, chiếm 75,6% tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên thuận lợi, có lợi thế cho phát triển nông nghiệp cũng như phát triển các công trình hỗ trợ phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó được sự quan tâm đầu tư của trung ương cũng như các nguồn vốn nước ngoài để thực hiện các dự án với quy mô lớn như dự án hồ chứa nước Tả Trạch, hồ chứa nước Thủy Yên – Thủy Cam tiểu dự án thủy lợi Tây nam Hương Trà với vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng.
- Khu vực có vốn đầu tư trung bình: Trong giai đoạn 2009 – 2012 các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang có lượng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm 18,18% ứng với giá trị là 634.967 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư này được sử dụng xây dựng mạnh mẽ hệ thống tưới tiêu nội đồng, hệ thống đê bao ngăn lũ, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng các trạm bơm. Bởi vì các huyện này có nhiều vùng thấp trũng như các xã vùng Ngũ Điền huyện Phong Điền. Lượng vốn đầu tư cho phát nông nghiệp của huyện Phong Điền khá ổn định trong giai đoạn 2009 – 2012, nguồn vốn được sử dụng cho các dự án như xây dựng trang trại sản xuất giống lợn, phát triển rừng, xây dựng hệ thống thủy lợi để áp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, hạ tầng nông thôn của huyện càng ngày càng được cải thiện.
Đối với huyện Quảng Điền, nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Quảng Điền là nguồn vốn ODA phục vụ cho dự án phát triển nông. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn ngân sách nhà nước phục
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
vụ chủ yếu cho xây dựng hạ tầng nông thôn, hệ thống thủy lợi. Vì huyện Quảng Điền là huyện thấp trũng nhất tỉnh Thừa Thiên Huế nên hệ thống đê điều luôn được sự quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này là 258.042 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển các năm có sự biến đổi. Từ 2009 đến 2011 thì giá trị vốn đầu tư tăng nhanh năm 2009 là 58.361 triệu đồng đến năm 2011 đã tăng lên đến 80.398 triệu đồng tăng 37,76%. Nhưng đến năm 2012 giá trị vốn đầu tư lại giảm xuống chỉ còn 26.883 triệu đồng giảm 66,56%. Sự giảm của giá trị vốn đầu tư này là do kết thúc năm 2011 thì có nhiều dự án kết thúc như dự án phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, dự án chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao trong cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn huyện, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện nên số vốn đầu tư còn lại cho phát triển nông nghiệp giảm xuống; tình hình kinh tế khó khăn nên lượng vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp cũng giảm xuống.
- Khu vực có vốn đầu tư thấp: Huyện Nam Đông và huyện A Lưới là 2 huyện thuộc vùng miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, địa hình chủ yếu là đồi núi, địa hình hiểm trở và có điều kiện kinh tế kém phát triển nhất là huyện A Lưới. Vì vậy vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho 2 huyện này chủ yếu là để phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo và đầu tư cho phát triển lâm nghiệp. Các dự án được triển khai ở 2 huyện này là : Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng A Lưới với tổng mức đầu tư là 3.665 triệu đồng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện A Lưới với tổng mức đầu tư là 8.130 triệu đồng. Bên cạnh các dự án lâm nghiệp thì còn có các dự án thuộc phát triển hệ thống thủy lợi như đập Pa Lanh, đập Chi Hòa, nâng cấp đập LiLeng; đập RaHo và đập A Roàng 1, huyện A Lưới. Tổng giá trị vốn đầu tư cho huyện Nam Đông trong giai đoạn này là 15.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất thấp vì huyện Nam Đông không có thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Giá trị vốn đầu tư của huyện Nam Đông trong giai đoạn 2009 – 2012 có sự biến động nhất là năm 2011. Giá trị vốn đầu tư trong năm này tăng cao đạt 10.050 triệu đồng, do dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2, tỉnh Thừa Thiên Huế được tiến hành. Nguồn vốn đầu tư của dự án này chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện Nam Đông. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện A Lưới được đầu tư khá đồng đều, với tốc độ tăng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
bình quân là 45,54%/năm. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của huyện chủ yếu là cho tập trung xây dựng hệ thống đập chứa nước, bảo vệ rừng và xây dựng hạ tầng nông thôn.
Thành phố Huế cũng nhận được sự quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư còn thấp. Nguyên nhân là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Huế là rất ít. Nguồn vốn cho phát triển chủ yếu sử dụng cho các dự án nạo vét các con sông ở thành Phố Huế, xây dựng các trung tâm nghiên cứu giống. Tạo điều kiện cho việc cung cấp nước phục vụ sản xuất của người dân. Giá trị vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn qua có sự biến động rõ rệt, năm 2009 vốn đầu tư chỉ là 11.774 triệu đồng, năm 2010 chỉ là 2.721 triệu đồng nhưng đến năm 2011 lượng vốn đầu tư đã tăng lên 72.953 triệu đồng. Lý do tăng là năm này nguồn vốn được tập trung để nạo vét các con sông ở thành phố Huế.
Như vậy, việc phân bổ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp khá hợp lý, những địa phương có thế mạnh để phát triển ngành nông nghiệp được tập trung đầu tư như Hương Thủy, Hương Trà, mặt khác các tỉnh có điều kiện khó khăn thì được đầu tư ít hơn ví dụ như Nam Đông, A Lưới. Tuy nhiên, tỉnh vẫn có kế hoạch phân bổ vốn hợp lý nhằm giúp các huyện khó khăn có thể phát triển, và cùng đi lên với tỉnh. Việc đầu tư đã góp phần vào sự phát triển toàn diện của các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.