CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư XDCB
1.3.1.1. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đó là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm: Chi phí cho công tác xây dựng, chi phí thiết bị máy móc, chi phí GPMB và chi phí quản lý, chi phí khác. Phương pháp tính khối lượng VĐT thực hiện:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Đối với công tác đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn thì số VĐT được tính vào khối lượng VĐT thực hiện khi toàn bộ công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc.
- Đối với công cuộc đầu tư quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì VĐT được tính cho từng giai đoạn, từng hoạt động của một công cuộc đầu tư đã hoàn thành.
- Đối với công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ để tính số vốn đã chi để được tính vào khối lượng VĐT thực hiện thì các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư phải đạt tiêu chuẩn và tính như sau:
+ Vốn cho công tác xây dựng:
Trong đó:
: được tính theo con số thực chi nhưng không vượt quá 1% so với
Khối lượng công tác hoàn thành phải đạt các tiêu chuẩn sau:
* Khối lượng này phải có trong thiết kế dự toán, đã được phê duyệt phù hợp với tiến độ thi công.
* Đã cấu tạo vào thực thể công trình.
* Đã đảm bảo chất lượng quy định.
* Đã hoàn thành đến giai đoạn hoàn thành quy ước trong tiến độ đầu tư.
* Được cơ quan tài chính chấp nhận thanh toán.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
+ Đối với công tác mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị:
Phương pháp tính khối lượng VĐT thực hiện cũng tính tương tự như đối với công tác xây dựng:
IThiếtbị= IMua sắm thiết bị+ILắp đặt thiết bị, thí nghiệm và hiệu chỉnh
Trong đó:
Qi: Trọng lượng (Tấn) hoặc số lượng (Cái) của thiết bị hoặc nhóm thiết bị thứ i : Thuế giá trị gia tăng của thiết bị
C: Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ Mi: Đơn giá tính cho 1 tấn, 1 cái thiết bị thứ i
ILắp đặt
thiết bị, thí nghiệm và hiệu chỉnh
=
Chi phí trực tiếp(vật liệu, nhân công, máy
móc, phí khác trong lắp đặt)
+
Chi phí chung (chi phí quản lý
của doanh nghiệp lắp đặt
thiết bị)
+
Lãi định mức(cho doanh nghiệp lắp đặt thiết bị )
+
Thuế GTGT(cho công tác lắp đặt thiết bị )
+ Đối với công tác GPMB và quản lý dự án, chi phí khác
* Nếu có đơn giá thì áp dụng phương pháp tính khối lượng VĐT thực hiện như đối với công tác xây lắp.
* Nếu chưa có đơn giá thì được tính vào khối lượng VĐT thực hiện theo phương pháp thực chi, thực thanh.
1.3.1.2. TSCĐ huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
TSCĐ huy động là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào sử dụng được ngay.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ các tài sản đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.
Các TSCĐ được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư XDCB, được thể hiện qua hai hình thái giá trị và hiện vật.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Chỉ tiêu hiện vật như số lượng các TSCĐ huy động, công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các TSCĐ được huy động, mức tiêu dùng nguyên liệu trong một đơn vị thời gian. Cụ thể đối với chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật như (số lượng nhà ở bệnh viện, trường học, nhà máy… ). Công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các TSCĐ được huy động (số căn hộ số m2 nhà ở, số giường nằm ở bệnh viện, số km đường giao thông).
Để đánh giá toàn diện hoạt động đầu tư XDCB chúng ta không những dùng chỉ tiêu kết quả mà chúng ta phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB. Chỉ tiêu giá trị các TSCĐ được huy động tính theo giá dự toán hoặc giá trị thực tế tuỳ thuộc mục đích sử dụng chúng trong công tác nghiên cứu kinh tế hay quản lý hoạt động đầu tư.
1.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB 1.3.2.1. Khái niệm hiệu quả của hoạt động đầu tư
Hiệu quả của hoạt động đầu tư là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện, các mục tiêu hoạt động của chủ thể đầu tư và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có các kết quả trong những điều kiện nhất định.
Theo cách tính, ta có:
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả - Chi phí Hiệu quả tương đối = Kết quả/Chi phí
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các hoạt động đầu tư với 2 mục đích:
- Để lựa chọn các phương án hành động (Đánh giá trước đầu tư).
- Để đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư ở hiện tại và tương lai (Đánh giá sau đầu tư).
Tuỳ vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng các kết quả để tính toán, cho nên cần phải phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả KT - XH: Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp; Hiệu quả KT – XH của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền KT.
1.3.2.2. Chỉ tiêu đo hiệu quả
Hệ số huy động TSCĐ (H)
Hệ số này được tính theo tỉ lệ giữa giá trị TSCĐ huy động trong kì với vốn đầu tư thực hiện trong kì.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
H = F/ I
Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong tổng số VĐT đã được thực hiện. Thông thường H<1 và càng lớn càng tốt có nghĩa là mức độ TSCĐ được đưa vào quá trình sản xuất càng nhiều và tình trạng lãng phí trong hoạt động đầu tư được khắc phục, tình trạng ứ đọng vốn ít.