Kinh nghiệm đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.5. Kinh nghiệm đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế của thế giới và trong nước

1.5.1. Kinh nghiệm đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới

Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng luôn là yêu cầu cấp thiết để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phát triển KT – XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện việc này là không nhỏ và nguồn lực từ NSNN không thể đáp ứng đủ. Tại các quốc gia, có 3 nguồn vốn chủ yếu được huy động để thực hiện việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: (1) Đầu tư công từ NSNN; (2) Vốn huy động trong nước (qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp, phát hành trái phiếu…); Vốn huy động nước ngoài (các khoản vay quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, đầu tư trực tiếp của nước ngoài…). Do quy mô NSNN nhỏ và phải chi tiêu, đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác, nên phần lớn nguồn VĐT phát triển kết cấu hạ tầng ở các quốc gia đang phát triển châu Á được huy động từ nước ngoài (chủ yếu là vốn vay ODA) và các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Nhà nước chỉ đóng vai trò ban hành các cơ chế, chính sách để duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện và khuyến khích nhiều thành phần trong xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.

Tại Trung Quốc: Chính quyền các địa phương được chính quyền TW phân cấp mạnh và giao nhiệm vụ phải tìm nguồn tài chính để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Tại các địa phương, phát hành trái phiếu trong nước và vay vốn nước ngoài được xem là các nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, Trung Quốc đẩy mạnh áp dụng hình thức đối tác công - tư (PPP) và hình thức này dần phát huy hiệu quả, trở thành phương thức phổ biến được áp dụng trong các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đa dạng hóa hình thức huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp trong nước.

Tại Ấn Độ:Chính phủ nước này đã xác định, vốn từ NSNN là không thể đủ.

Trên cơ sở đó, Ấn Độ đã xây dựng hệ thống chính sách và môi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP. Từ đó, đã khuyến khích thành phần tư nhân tham gia mạnh mẽ vào các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng. Năm 2006, Ấn Độ đã thành lập Công ty Tài chính phát triển kết cấu hạ tầng (IIFC) nhằm huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ vốn cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Công ty này sẽ huy động vốn trong và ngoài nước, sau đó cung cấp vốn cho các dự án một cách trực tiếp hoặc thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Một số nước khác, như: Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan...cũng xác

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

định ngân sách không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Các nước này đã chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Trong hầu hết các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, vai trò của chính quyền hầu như chỉ là duy trì một môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luật pháp thống nhất, ổn định và mức thuế thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh có được. Hình thức PPP cũng được áp dụng với nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng, như: trợ giá xây dựng, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh doanh thu tối thiểu, trợ giá vận hành, thời hạn chuyển giao dài...

Tóm lại, tại các nước trong khu vực, xu hướng chung là tìm kiếm sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân để bổ sung VĐT kết cấu hạ tầng. Nhà nước chỉ thể hiện vai trò là chủ thể tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất để giải phóng nguồn lực và thu hút sự tham gia của các thành phần, lực lượng khác trong xã hội.

Khai thác VĐT đã khó, nhưng sử dụng VĐT có hiệu quả để phát triển kinh tế đất nước còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế phát triển kinh tế thế giới trong vòng 2- 3 thập niên vừa qua đã chỉ rõ, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển nhanh đều đề ra chủ trương phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đi trước một bước đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Có thể nói hầu hết các nước có tốc độ phát triển nhanh nhiều năm qua đều là những nước đã hoàn thành cơ bản xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có giao thông nông thôn. Có thể thấy rõ điều này qua tình hình thực hiện đầu tư và chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Bangladesh và một số nước trong khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và đặc điểm sản xuất nông nghiệp như nước ta.

Thái Lan: là một trong những nước lớn cả về diện tích và dân số trong khu vực Đông Nam Á, là nước nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Việt Nam, xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới. Chính sách kinh tế của Thái Lan là ưu tiên phát triển giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ.

Trung Quốc: là nước nông nghiệp, đất rộng người đông, dân số trên 1,2 tỷ người trong đó nông dân chiếm 80%. Với cơ sở nông thôn là làng hành chính mỗi làng có từ 80 - 900 dân, do đó công nghiệp nông thôn phát triển nên mạng lưới cơ sở hạ tầng giao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thông ở Trung Quốc có tác dụng rất lớn. Nhưng do VĐT cơ bản có hạn, nước đã phát động phong trào toàn dân làm đường giao thông nông thôn. Quan điểm chủ đạo của Chính phủ Trung Quốc là “Thà làm nhiều đường tiêu chuẩn cấp thấp để liên hệ với những xóm làng hơn là đường tốt mà nối được ít làng xóm. Bước đầu có đi tạm, sau đó nâng cấp cũng chưa muộn”. Với phương châm này, sử dụng một cách khoa học các loại vật liệu địa phương như đất và các vật liệu cấp thấp để xây dựng đường giao thông sử dụng kịp thời. Sau đó phân loại để lần lượt nâng cấp và đặc biệt chú ý công tác bảo dưỡng nền đường. Nhờ đó tạm thời đáp ứng được nhu cầu vận tải trước mắt, tiết kiệm VĐT ban đầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)