Đánh giá chung về hoạt động đầu tư XDCB của thị xã

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.5. Đánh giá chung về hoạt động đầu tư XDCB của thị xã

Trong giai đoạn 2010-2012, kết quả hoạt động đầu tư XDCB đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện kinh tế của thị xã Hương Trà. Đã thu hút được một khối lượng đáng kể vốn từ nhiều nguồn vốn đầu tư, đã thực hiện đầu tư cho nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học… Nhiều công trình hoàn thành đi vào khai thác và sử dụng. Một số công trình xây dựng dở dang kéo dài nhiều năm cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Cùng với việc đầu tư hoàn thành, các dự án khác đã làm tăng thêm một số năng lực sản xuất mới, tạo ra khối lượng giá trị TSCĐ mới tương đối lớn và hệ số huy động TSCĐ của thời kỳ này biến động không đáng kể và tương đối cao đảm bảo mục tiêu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng hàng năm do Chính phủ quy định.

Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho XDCB đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế (GDP) của thị xã Hương Trà đạt bình quân 19,8% cao hơn 3,98% so với giai đoạn 2007 – 2009 (15,82%). Cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

biến theo hướng tích cực, tỷ trọng trong GDP của ngành Nông – lâm – thủy sản từ 23% (năm 2010) đã giảm xuống còn 18,1% vào năm 2012; ngành CN – XD từ 35,5% đã tăng lên 39,5%, ngành dịch vụ từ 41,5% tăng lên 42,4%. Việc thu hút vốn đầu tư cũng đã tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn. Mỗi năm tạo ra 1.100 – 1.200 việc làm mới cho lao động trên địa bàn. Các lĩnh vực GD – ĐT, y tế, văn hóa… được quan tâm đầu tư và có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt nhờ tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm kết cấu hạ tầng đô thị nên sau tròn 1 năm được Bộ Xây dựng quyết định thị trấn Tứ Hạ mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV đến ngày 15/11/2011 Chính phủ đã có Nghị quyết số 99/NQ – CP về việc thành lập thị xã Hương Trà và các phường thuộc thị xã Hương Trà đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong đầu tư phát triển của thị xã Hương Trà.

2.5.2. Những mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân

- Tình hình huy động VĐT XDCB còn ít chủ yếu là vốn từ NSNN mà chiếm tỷ trọng cao vẫn là ngân sách tỉnh và TW cấp, các nguồn vốn góp từ nhân dân, vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

- Cơ cấu đầu tư giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các phường xã, các vùng còn bất hợp lý tạo ra sự mất cân bằng trong việc phát triển KT – XH giữa các vùng trên địa bàn. Với nguồn VĐT huy động hạn chế nhưng lại tập trung phân bổ không đồng đều giữa các ngành, các vùng, ngành này tập trung đầu tư quá nhiều trong khi ngành khác lại quá ít điều này chưa thể hiện được rõ trương phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, trọng tâm trọng điểm.

- Tình trạng đầu tư dàn trải diễn ra từ khâu kế hoạch tới khâu bố trí VĐT trong khi VĐT tuy không nhiều nhưng bố trí phân tán, dẫn đến tình trạng đầu tư kéo dài, chậm giải ngân, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí vốn và tài sản.

- Tuy kết quả tính toán được từ hệ số huy động TSCĐ khá cao tuy nhiên vấn đề chung mà đầu tư XDCB vẫn không tránh khỏi tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng tuy được tạm ngăn chặn chấn chỉnh nhưng một số dự án công trình vẫn thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý có hiệu quả.

- Khó khăn trong công tác đền bù và GPMB. Chính việc không dứt điểm trong công tác đền bù và GPMB nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cho đơn vị thi công cũng như tiến độ thi công của dự án làm ảnh hưởng hiệu quả KT – XH mà dự án mang lại.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm khách quan và chủ quan:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Chính sách và cơ chế quản lý đầu tư còn thiếu và chưa đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi gây khó khăn trong quản lý và phân định trách nhiệm.

+ Đầu tư cho công tác quy hoạch còn hạn chế - Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm và tăng cường đúng mức.

+ Việc phát hiện và xử lý các vụ việc trong lĩnh vực đầu tư còn chậm trễ và chưa kiên quyết.

+ Sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương trong việc quản lý đầu tư xây dựng còn thiếu đồng bộ và nhất quán.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)