Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản

Điều kiện tự nhiên trên địa bàn thị xã có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư XDCB. Nguồn tài nguyên phong phú đã đem lại một nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, sẵn có như: đá, cát, sạn,.. phục vụ cho hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư XDCB bị ảnh hưởng xấu bởi điều kiện tự nhiên. Thời tiết khắc nghiệt chia ra 2 mùa: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng gây ra hạ hán và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau thường xảy ra lũ lụt nên XDCB mang tính thời vụ đòi hỏi phải tính toán chặt chẽ kế hoạch thi công để khỏi bị cản trở và chậm trễ tiến độ thực hiện công trình xây dựng nhất là mùa mưa lũ. Địa hình bị chia cắt: đồi núi, đồng bằng, đầm phá, ven biển nên chi phí đầu tư lớn, chi phí vận chuyển cao. Ngoài ra một số địa phương vùng sâu, vùng xa dân tộc ít người có trình độ dân trí thấp hơn mặt bằng chung nên vấn đề quản lý duy tu bảo dưỡng kéo dài tuổi thọ và hiệu quả công trình bị hạn chế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.4.2. Khả năng huy động VĐT XDCB

Khả năng huy động nguồn vốn cho đầu tư XDCB trên địa bàn còn hạn chế do một số nguyên nhân sau:

- Công tác quy hoạch chưa được ưu tiên đi trước một bước, tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng còn thấp làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư và triển khai đầu tư XDCB một cách có hiệu quả lâu dài.

- Hạ tầng KT – XH của một số vùng còn yếu kém và chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng nhu cầu của nhà nhà đầu tư.

- Thu ngân sách địa phương còn quá thấp chưa đủ để đảm bảo chi thường xuyên nên khả năng huy động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

- Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực trong việc lập các dự án để kêu gọi nguồn vốn đầu tư viện trợ vào địa bàn.

2.4.3. Công tác kế hoạch hóa đầu tư

Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng CSVN đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, đó là “Chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình KT – XH cải thiện đời sống nhân dân ”. Sau năm 1986 đến nay, công tác kế hoạch hóa thường xuyên được đổi mới gắn với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kế hoạch phát triển KT – XH ở hầu hết các địa phương cũng như tại Hương Trà đều chưa gắn kết với các nguồn lực tài chính khiến cho việc thực hiện kế hoạch và sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả. Đặc biệt, cơ chế Xin – Cho tuy bị hạn chế nhiều so với trước đây nhưng vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, làm méo mó thị trường đầu tư nhất là trong đầu tư công.

Kế hoạch đầu tư lâu nay là một thành tố của kế hoạch phát triển KT – XH hằng năm của đất nước và của địa phương. Bên cạnh những ưu điểm đóng góp cho sự phát triển chung kế hoạch với thời hạn ngắn hằng năm thì còn có nhược điểm là không bao quát hết nên sự lựa chọn các ưu tiên bị phân khúc, xé lẻ, manh mún. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, thì các khoản đầu tư năm sau rất có thể không đủ sức đáp ứng nguồn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

vốn cho các dự án chuyển tiếp, trong khi các dự án mới rất cấp bách đối với nhiều địa phương khác nhau. Vấn đề “cân bằng” các ngành và địa phương cứ kéo dài thêm danh mục dự án nhưng nguồn vốn đầu tư không thể đáp ứng đủ.

Vì vậy, trong tương lai gần cần xây dựng cho được kế hoạch đầu tư trung hạn gắn với quá trình xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm và khẩn trương ban hành Luật Đầu tư công.

Hiện nay, thị xã Hương Trà có cơ cấu đầu tư toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực chuyển dịch chậm. Đầu tư phát triển tập trung lớn vào những ngành sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, năng lương, xuất khẩu sản phẩm thô (cao su), có kỹ thuật công nghệ và năng suất lao động thấp. Thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

2.4.4. Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB đã được quan tâm. Tuy nhiên thì vẫn còn một số tồn tại nhất định:

- Về công tác đấu thầu:Ở thị xã, qua số liệu thống kê phần lớn các công trình có quy mô nhỏ (Tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng) chủ yếu được giao thầu thông qua hình thức chỉ định thầu nên kinh phí tiết kiệm cho ngân sách không đáng kể. Các công trình thực hiện đấu thầu đảm bảo quy chế hiện hành.

- Công tác quản lý thi công công trình: Đối với những công trình có kỹ thuật phức tạp, quy mô lớn UBND thị xã giao cho Ban đầu tư và xây dựng làm chủ đầu tư để quản lý thi công công trình đảm bảo chất lượng. Ngoài ra UBND thị xã cũng quan tâm đến việc quản lý, giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho các phường xã. Đặc biệt trong quá trình xây dựng công trình cũng đã thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng nên hầu hết các công trình đảm bảo chất lượng và được nhân dân đồng tình. Tuy nhiên, do công tác GPMB chưa đáp ứng nên làm chậm tiến độ thi công nhiều công trình.

- Công tác nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận và vận hành kết quả đầu tư:

Nói chung thì các công trình đã thực hiện đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ hạn chế là việc đơn vị hưởng lợi trực tiếp quản lý vận hành công trình thường thiếu duy tu bảo dưỡng để sử dụng công trình lâu dài và có hiệu quả hơn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Công tác quyết toán VĐT:Trong những năm trước do buông lỏng công tác quyết toán VĐT các công trình hoàn thành nên những năm gần đây UBND thị xã đã tập trung quyết liệt công tác quyết toán các công trình hoàn thành. Song, đến nay vẫn còn tồn đọng nhiều công trình chưa được quyết toán. Trong lúc đó, UBND thị xã chưa thực hiện tốt các biện pháp xử phạt theo quy định nên nhiều chủ đầu tư vẫn chủ quan.

- Công tác kiểm tra, thanh tra sử dụng VĐT:Thông qua các đơn vị kiểm tra, thanh tra, kiểm toán Nhà nước, thanh tra tỉnh, thanh tra ngành, thanh tra huyện đã kịp thời chấn chỉnh những hạn chế vi phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng. Nhờ làm tốt công tác quản lý đầu tư và xây dựng nên chưa có sự cố xảy ra nghiêm trọng.

2.4.5. Nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho công tác đầu tư XDCB

Nguồn lao động trên địa bàn dồi dào, một số người có tay nghề cao, có kinh nghiệm trong hoạt động XDCB (như thợ kép, thợ trang trí mỹ thuật) đang tham gia các công trình trong và ngoài thị xã. Trong địa bàn cũng có nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm thi công các công trình có kỹ thuật và công nghệ cao trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn lao động lành nghề còn thấp và chủ yếu là lao động phổ thông.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thị xã hương trà (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)